"Thước núi, tấc sông"

Dư luận tạm yên lắng sau hàng loạt các chiến dịch trấn dẹp mạnh tay của chính quyền đối với làn sóng biểu tình cũng như các ý kiến đăng tải trên mạng hay trên blog chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa - Trường Sa, nhưng gần đây vấn đề này lại một lần nữa thu hút sự quan tâm của công chúng khi đột nhiên báo chí trong nước lần lượt đăng tải các bài viết tuyên truyền - kêu gọi người dân quan tâm đến chủ quyền quốc gia, một hành động mà nhiều người ví von là chính quyền đã bắt đầu “bật đèn xanh” cho phép bày tỏ tinh thần yêu nước.
Trà Mi, phóng viên đài RFA
2009.03.30
Bản đồ khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Biển Đông. Bản đồ khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Biển Đông.
Graphic RFA

Một trong những bài viết gây chú ý dư luận được đăng trên tờ Lao Động ngày 9 tháng 3 vừa qua  mang nhan đề "Thước núi, tấc sông". Bài báo cho biết Ban Thường Trực - Uỷ Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc và quân chủng Hải Quân đã thống nhất công tác tuyên truyền về biển đảo nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân về đất đai - bờ cõi qua các môn học như địa lý, lịch sử và các tác phẩm văn hoá nghệ thuật.

Bài viết gây chú ý dư luận được đăng trên tờ Lao Động ngày 9 tháng 3 vừa qua  mang nhan đề "Thước núi, tấc sông"

Giới trẻ có cảm nghĩ ra sao trước cuộc vận động này? Họ có hưởng ứng lời kêu gọi này hay không? Đó cũng là chủ đề thảo luận trên Diễn Đàn Bạn Trẻ bắt đầu từ tuần này, với sự tham gia của các thanh niên trong và ngoài nước là các bạn Thắng, Lộc, Hạnh ở Hà Nội, Hùng ở Miền Nam, và Huy - du sinh tại Mỹ.

E dè với mọi đổi thay của nhà nước

Trà Mi : Các anh đã đọc qua bài báo nhan đề "Thước núi tấc sông" đăng trên tờ Lao Động ngày 9 tháng 3 vừa qua, các anh có thể cho biết cảm xúc của các anh cũng như sự hưởng ứng của các anh trước lời kêu gọi này như thế nào?

Thắng : Nó không thể là một sự ngẫu nhiên hay tình cờ. Tất cả mọi chuyện hầu như đều có sự sắp sẵn trước của người ở mức cao hơn. Tôi nghĩ rằng ở góc độ nhà nước hiện nay đã có một sự thay đổi rất lớn, có thể là tốt có thể là xấu, nhưng mà có thể giữa Việt Nam và Trung Quốc có những vấn đề mà người ta không thể nào mà đàm phán được.

Lúc trước có thể chính phủ bắt ép học sinh, bắt ép sinh viên, hoặc bắt ép người khác không được biểu tình bởi vì họ nghĩ rằng họ có thể vẫn có khả năng đàm phán được; nhưng bây giờ khi người ta không còn nước nào khác thì việc người ta kích thích tinh thần dân tộc là việc đương nhiên.

Lúc trước có thể chính phủ bắt ép học sinh, bắt ép sinh viên, hoặc bắt ép người khác không được biểu tình bởi vì họ nghĩ rằng họ có thể vẫn có khả năng đàm phán được; nhưng bây giờ khi người ta không còn nước nào khác thì việc người ta kích thích tinh thần dân tộc là việc đương nhiên. Và bài báo viết như thế, đấy là do những người ở trung ương quyết định.

Trà Mi : Đó là ý kiến của anh Thắng. Và bây giờ mời Huy. Là một bạn trẻ ở nước ngoài, sau khi đọc bài báo này, thì lời bình luận của Huy là gì?

Huy : Sau khi đọc bài báo này thì mình có rất nhiều câu hỏi. Mình nghĩ có cái gì đó nó không được bình thường. Năm 2007 thì những cuộc biểu tình của sinh viên không được nhắc đến, cũng như vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa không được nhắc đến cho mọi người dân biết, mà bây giờ tự nhiên vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa được một tờ báo nói lên như vậy thì làm cho nhiều người suy nghĩ không biết nhà nước muốn gì, có thực sự muốn đem tiếng nói của mình ra để mà xác định chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa không? Hai năm để có thể cất lên tiếng nói như vậy thì đã quá chậm.

Đáng lẽ mình phải nói từ trước rồi chớ không đợi tới bây giờ, khi mình đã mất hòn đảo đó rồi thì mình mới nói. Cái điều đó chỉ làm trò cười, tại vì mình đã mất đi rồi mà bây giờ mình mới xác định. Làm sao mà mình xác định được? Mà nói thì ai nghe được?

Đáng lẽ mình phải nói từ trước rồi chớ không đợi tới bây giờ, khi mình đã mất hòn đảo đó rồi thì mình mới nói. Cái điều đó chỉ làm trò cười, tại vì mình đã mất đi rồi mà bây giờ mình mới xác định. Làm sao mà mình xác định được? Mà nói thì ai nghe được?

Trà Mi : Vâng. Vừa rồi là Huy ở Mỹ. Bây giờ mời anh Hạnh. Trước những lời bình luận của các bạn vừa đưa ra cho rằng đây là một điều thay đổi bất thường từ phía nhà nước và các bạn cũng tỏ vẻ nghi ngại không biết sự thay đổi này như thế nào, tích cực hay tiêu cực, vậy ý kiến của anh Hạnh như thế nào? Cảm nghĩ chung của anh trước bài báo này ra sao?

Hạnh : Bản thân em thì em không bao giờ tin vào báo chí trong nước. Em nghĩ rằng gần đây người ta bắt đầu nói rất là nhiều điều trên truyền thông Việt Nam thì chắc chắn có vấn đề gì đấy. Em nghĩ có lẽ là do trung ương mình bất lực trong vấn đề giải quyết nên đã đổ hy vọng cuối cùng sang cho truyền thông để khích động lại lòng tự hào dân tộc của thanh niên, để có thể có một cuộc phản đối chính thức gì đấy từ dư luận để gây sức ép đối với Trung Quốc, mà Đảng Cộng Sản Việt Nam không có đủ sức dám đứng ra phản đối trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề đấy đâu.

Trà Mi : Như anh Hạnh vừa mới nói là anh không tin vào những gì truyền thông trong nước loan tải thì các bạn có thể giải thích là vì sao các bạn không mấy tin tưởng hoặc vì sao các bạn nghi ngại trước những chuyển biến cho dù là tích cực hay là tiêu cực từ báo chí trong nước? Các bạn có thể giải thích rõ lý do được không?

Huy : Mình nói trước nghe?

Trà Mi : Mời Huy.

Huy : Đó là hành động có thể nói là tiêu cực hơn là tích cực tại vì cái mình có thể thấy được là nếu thực sự báo chí dám đứng ra nói thì đã phải nói từ trước rồi chứ không phải chờ tới bây giờ mới nói.

Trà Mi : Cảm nghĩ chung của các anh trước bài báo là như vậy, nhưng về nội dung của bài báo đó, về những điều mà Ban Thường Trực - Uỷ Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc và quân chủng Hải Quân đã thống nhất với nhau trong việc tuyên truyền về biển đảo, thì các anh có cảm nghĩ như thế nào về biện pháp tuyên truyền mà đã được thống nhất như thế? Các anh có ý kiến gì đóng góp không? Mời anh Thắng rồi sau đó tới anh Lộc được không ạ?

Từ trước tới nay kẻ thù lớn nhất của Việt Nam vẫn là người Trung Quốc, thế nhưng từ trước tới nay ở Việt Nam thì người ta vẫn cố gắng nín nhịn với người bạn khổng lồ Phương Bắc, nhưng một khi trong tình trạng người ta không thể nào nín nhịn được nữa thì việc bật ra là lẽ đương nhiên.

Không người Việt nào xa lạ với ý đồ của Trung Quốc 

Thắng : Tôi thường xuyên được tiếp xúc với Trung Quốc, thường xuyên được thăm các nhà máy và công sở của Trung Quốc. Thật ra ở Việt Nam người ta biết chắc chắn dã tâm của Trung Quốc từ rất lâu rồi. Từ trước tới nay kẻ thù lớn nhất của Việt Nam vẫn là người Trung Quốc, thế nhưng từ trước tới nay ở Việt Nam thì người ta vẫn cố gắng nín nhịn với người bạn khổng lồ Phương Bắc, nhưng một khi trong tình trạng người ta không thể nào nín nhịn được nữa thì việc bật ra là lẽ đương nhiên.

Việt Nam có quá nhiều bằng chứng, nhiều hơn của Trung Quốc rất nhiều. Tôi đã từng đọc những quyển lịch sử của Trung Quốc hay những quyển bản đồ của Trung Quốc. Những quyển bản đồ của Trung Quốc từ năm 1980 trở lại đây mới bắt đầu đưa vùng biển gọi là Biển Nam Trung Hoa vào trong bản đồ.

Còn hồi 1980 trở về trước thì hầu như không có bản đồ nào nhắc đến vấn đề đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng ở những bản đồ của Việt Nam, ngay cả những bản đồ từ thời Nguyễn có một quyển sử của ông Ngô Thì Sỹ có viết vua Minh Mạng đã từng ra thăm đảo, có nghĩa rằng từ thời đấy Việt Nam đã có cái đấy rồi.

Cho nên tư liệu lịch sử về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì Việt Nam có đầy đủ bằng chứng, nhưng mà có rất nhiều vấn đề mà Việt Nam không dám nói bởi vì người ta vẫn hy vọng rằng có thể có một thoả hiệp nhất định với Trung Quốc. Cái o ép của Trung Quốc lúc nào cũng tồn tại và mình luôn luôn phải sống trong sự o ép đấy nên người ta phải tìm cách sống hoà hợp với nước lớn mà chắc chắn là người ta sẽ gây ra những mối hoạ cho mình nếu mình không đưa ra những cái hoà hiếu như thế.

Tôi đã từng tham gia nhiều lần, tức là đi qua các vùng biên giới, tôi đã gặp những người làm trong ngành ngoại giao, những người đã tiếp xúc nhiều với những vùng mà ngày xưa là của Việt Nam ở trên đấy, thì tôi biết là Việt Nam mất rất nhiều đất.

Cái o ép của Trung Quốc lúc nào cũng tồn tại và mình luôn luôn phải sống trong sự o ép đấy nên người ta phải tìm cách sống hoà hợp với nước lớn mà chắc chắn là người ta sẽ gây ra những mối hoạ cho mình nếu mình không đưa ra những cái hoà hiếu như thế.

Tôi là người Việt Nam, tôi biết điều đấy và tôi cũng rất là tức tối. Thế nhưng nếu mà chúng ta không có một ít nhân nhượng nào đấy thì liệu chúng nó có bao giờ ký vào biên bản trên đất liền với chúng ta như thế hay không?

Ngay cả vấn đề biên giới trên Vịnh Bắc Bộ chia thành 21 điểm, cái này không phải đến tận năm 2003 người ta mới ký, mà từ năm 1997 người ta đã bắt đầu đưa ra cái đấy rồi. Có nghĩa là cái việc ký năm 2004 cuối cùng chỉ là trên giấy tờ mà thôi.

Có anh nào để ý vấn đề công ước trên biển không? Công ước trên biển đấy có nói là về đảo Bạch Long Vỹ vẫn còn là chỗ người ta sẽ suy xét sau, có nghĩa là bây giờ mặc dù đảo Bạch Long Vỹ đứng trong Vịnh Bắc Bộ nhưng mà cái quyền 120 hải lý của Việt Nam chung quanh đấy vẫn chưa được tính toán đến trong thời gian lâu dài.

Trà Mi : Cảm ơn những thông tin lịch sử mà anh Thắng vừa chia sẻ. Chia sẻ những điều này thì chắc là ý của anh muốn nói rằng chủ quyền của Việt Nam trên những vùng lãnh hải này đã có từ lâu nhưng bây giờ mới có một phản ứng chậm chạp từ phía nhà nước khẳng định lại và vận động quần chúng khẳng định lòng yêu nước của mình, thì cũng là một hành động quá muộn màng, phải không thưa anh?

Thắng : Là không thể chấp nhận được.

Trong trường hợp nếu mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc mà o ép quá và Đảng Cộng Sản Việt Nam không có khả năng để ngoại giao một cách bình đẳng thì Đảng CSVN sẽ sử dụng công cụ báo chí như là một công cụ tuyên truyền.

Phản ứng khi bị chèn ép quá

Trà Mi : Vâng. Hồi nãy anh Lộc muốn bổ sung ý kiến gì trong câu hỏi này phải không ?

Lộc : Trong vấn đề báo chí thì rõ ràng là trong từng tờ báo tại Việt Nam hiện nay bao giờ cũng có một ban kiểm duỵêt, thì nó cũng thuộc vào tình hình quan hệ ngoại giao giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Trong trường hợp nếu mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc mà o ép quá và Đảng Cộng Sản Việt Nam không có khả năng để ngoại giao một cách bình đẳng thì Đảng CSVN sẽ sử dụng công cụ báo chí như là một công cụ tuyên truyền.

Vấn đề ngoại giao về vấn đề biển đảo là đã xuất phát từ năm 1999 và diễn ra đến tận thời điểm bây giờ. Vấn đề biên giới  giải quyết như thế nào thì hiện tại cũng chưa rõ là mất đất bao nhiêu hay là nhượng bộ bao nhiêu. Riêng về vấn đề biển đảo thì chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ nhân nhượng.

Trà Mi : Anh Lộc vừa đưa ra những ý kiến để nói rằng sự biến chuyển coi như bất thường từ phía nhà nước này cũng có nguyên do sâu xa của nó chứ không phải là sự ngẫu nhiên. Nãy giờ các anh ở đây đang đưa ra những lời bình luận cũng như những ý kiến trước bài báo đăng trên tờ Lao Động ngày 9 tháng 3 vừa qua. Bây giờ có anh Hùng là một người bạn mới tham gia, anh Hùng có thể chia sẻ một số ý kiến của mình.

Ông Ung Văn Khiêm tuyên bố là Hà Nội nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thành ra cơ sở pháp lý để Việt Nam thắng cuộc trong cuộc chiến về mặt ngoại giao và luật pháp quốc tế, theo tôi thì khó khả thi. Chúng ta sẽ rất khó phản biện với Trung Quốc về vấn đề này.

Hùng : Cái tuyên bố của Bộ Trưởng Ngoại Giao Ung Văn Khiêm năm 1956 từ chính quyền Miền Bắc Việt Nam (mà hiện bây giờ đang nắm quyền trên toàn cõi Việt Nam) nó gây ra rất nhiều rắc rốí về mặt ngoại giao. Ông Ung Văn Khiêm tuyên bố là Hà Nội nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thành ra cơ sở pháp lý để Việt Nam thắng cuộc trong cuộc chiến về mặt ngoại giao và luật pháp quốc tế, theo tôi thì khó khả thi. Chúng ta sẽ rất khó phản biện với Trung Quốc về vấn đề này.

Cái thứ hai là xét về mặt ưu thế ngoại giao và quân sự thì hiện giờ rõ ràng chúng ta thua kém Trung Quốc nhiều lắm.

Còn cái cơ sở để chúng ta minh định chính xác Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam thì có hai cách. Chúng ta phải có một thể chế khác và cái thể chế khác thì đương nhiên sẽ không chịu trách nhiệm về những tuyên bố của những thể chế cũ, nhưng điều đó theo tôi hiện nay là khó khả thì. Còn cái thứ hai là Việt Nam chúng ta phải mạnh lên về ngoại giao, kinh tế, và kể cả tiềm lực quân sự, thì hoạ may mới giữ được những cái gì của chúng ta.

Rõ ràng là chính phủ luôn kiểm soát tất cả mọi thứ, và đôi khi kiểm soát luôn lòng yêu nước của con người. Và khi mà cái khát vọng đã bị kiềm kẹp quá lâu rồi, bây giờ chỉ cần cho một tín hiệu thì chưa chắc người ta đã tin.

Niềm tin đã mất?

Trà Mi : Trở lại với bài báo trên tờ Lao Động. Sau bao nhiêu hành động của nhà nước không cho phép thanh niên thể hiện tinh thần yêu nước của mình thì bài báo này được mọi người ví von rằng nhà nước đã “bật đèn xanh” cho tinh thần yêu nước ấy, thì các anh có đồng ý không?

Lộc : Em là Lộc, xin có ý kiến .

Trà Mi : Mời anh.

Lộc : Đó không phải là một tín hiệu gì để bật đèn xanh cho lòng yêu nước, bởi vì lòng yêu nước trong bản chất con người bao giờ cũng có thì cần gì phải bật đèn xanh?  Vấn đề nằm ở chỗ là cái thời điểm ngoại giao lúc nóng lúc mềm của hai chính phủ đó thôi, chứ không phải là một vấn đề nó sẽ liên tục liên tục như thế.

Rõ ràng là chính phủ luôn kiểm soát tất cả mọi thứ, và đôi khi kiểm soát luôn lòng yêu nước của con người. Và khi mà cái khát vọng đã bị kiềm kẹp quá lâu rồi, bây giờ chỉ cần cho một tín hiệu thì chưa chắc người ta đã tin. Khi tôi đọc bài đấy tôi không cảm giác cái đó là thật sự.

Trà Mi : Trước những điều Ban Thường Trực - Uỷ Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc và quân chủng Hải Quân vừa thống nhất về công tác tuyên truyền biển đảo, đây chẳng phải là một cuộc vận động chính thức của Mặt Trận Tổ Quốc hay sao ?

Hạnh : Thật ra thì nếu mà chính phủ mình luôn luôn làm những gì mà chính phủ nói thì em sẽ tin, nhưng mà thực ra em đã sống trong chế độ này mấy chục năm nay rồi, thực sự em rất là thất vọng vì những gì nói và làm không đi đôi với nhau. Em luôn luôn hoài nghi bất kỳ chính sách gì của chính phủ.

Trà Mi : Điều gì có thể thuyết phục lòng tin của giới trẻ trước những chính sách hoặc lời kêu gọi của chính phủ ngay trong lúc này?

Mời quý vị trở lại với Diễn Đàn trong buổi thảo luận kế tiếp vào tối Thứ Hai tuần sau.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.