Chuyện sinh viên góp ý giảng viên

Khánh An chào đón quý vị và các bạn đến với chương trình Cafe Wifi.
Khánh An, phóng viên RFA
2010.11.17
Hkg4018282-305.jpg Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak (giữa) cắt băng khánh thành khai trương Trung tâm Tư vấn Giáo dục Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 13 tháng 9 năm 2010.
AFP photo

Kỳ này mời quý vị và các bạn gặp lại các bạn trẻ là Phương Anh, Tâm, Tiến và Thiện đến từ Sài Gòn, trong câu chuyện tiếp theo của lần thảo luận trước. Đó là chuyện sinh viên góp ý cho giáo viên.

Vấn đề nhạy cảm

Khánh An : Kỳ trước Thiện cho rằng đây là vấn đề khá nhạy cảm. Bạn nói :

Thiện : Đối với giáo viên thì là một khối nhận xét nữa, cái khối nhạy cảm.

Phương Anh : Vì có nhiều cái liên quan tới nhau.

Thiện : Đúng rồi. Thiện đã bị một lần như vậy rồi. Trong môn học nghiên cứ tiếp thị , marketing đó, thì giáo viên đứng lớp, thường thường sinh viên năm thứ tư thì giáo viên đứng lớp là một người mới ra trường được một năm, tức mới trợ giảng được một học kỳ và sau đó dạy môn nghiên cứu tiếp thị cho sinh viên năm thứ tư, thì kiến thức của họ không đủ và kỹ năng của họ chưa có đáp ứng được cho sinh viên năm thứ tư, nhưng mà những câu hỏi là luôn đặt họ vào tình trạng báo động và đại khái là ứng phó với câu hỏi của sinh viên, thì như vậy Thiện có đề nghị là đổi giáo viên. Thì trong một lần các bạn khác viết đơn thì mình chỉ ký đơn. Và mình hỏi các bạn là bạn nào có ý muốny thì ký đơn để mình trình lên trưởng khoa để xét, thì các bạn cũng có ký. Nhưng sau đó một ngày thì có tin đồn là mình lôi kéo các bạn đòi đổi giáo viên dạy môn nghiên cứu tiếp thị, thì các bạn đoán là học kỳ đó mình sẽ rớt môn đó. (Mọi người cùng cười).

Khánh An : Rồi kết quả cuối cùng là như thế nào?

Thiện : Kết quả cuối cùng là 9 chấm. Trước tình trạng điểm ra thì mình không để ý, nhưng mà nói chung là ngay thời điểm đó mình đặt dấu hỏi lớn, ở người Việt Nam mình luôn, thì cái vấn đề người mình hay nói giỡn câu "đấu tranh thì tránh đâu", thì cái vấn đề khi mà, cũng nêu trường hợp sinh viên góp ý cho giảng viên trực tiếp thì nó đang là cái vấn đề gây tranh cãi phần nhiều có nên hay không và nên ở mức độ như thế nào, lúc đó rất là khó khăn, nó bất cập. Ở Việt Nam mình là như vậy.

Khánh An : Các bạn khác nghĩ sao về chuyện góp ý cho giáo viên?

Phương Anh : Hiện tại trường em cũng có định kỳ là gần hết một học kỳ thì sẽ có nhân viên xuống phát cho một xấp giấy chia cho từng bạn, là coi như là cho nhận xét về giảng viên đang dạy mình.

Nhưng mà thực sự phải nói là cái vấn đề này ở Việt Nam cũng hơi phức tạp và rất là khó để có thể trình bày được.
Bạn Tiến

Khánh An : Và theo Phương Anh thấy là tờ nghiên cứu đó, tờ "survey" đó, nó có chính xác hay không? Hay là các bạn chỉ làm cho có lệ?

Phương Anh : Cái đó là tùy thuộc vào các bạn .

Thiện : À, cái tờ đó thì mình nhờ người khác làm giùm. Khi mà mình nhận rồi đó thì sẽ có một người chuyên môn đánh dấu cho tất cả các bạn. Thì thật ra cái hiệu quả của tờ đó thì cũng không khả quan lắm đâu.

yume.vn-200.jpg
Nữ sinh trung học. Photo of yume.vn
Nữ sinh trung học. Photo of yume.vn
Phương Anh : Em nghĩ là nếu mà bạn đánh nghiêm túc lại thực sự nếu mà giảng viên đó dạy mà không tốt đó thì các bạn có thể làm hẳn một tờ đơn có đầy đủ chữ ký các bạn. Thực sự nếu từng cá nhân mà sợ mình sẽ bị giảng viên "đì" hay bị này nọ, thì nếu một cá nhân đưa ra ý kiến thì không được rồi, cần phải dựa trên tinh thần tập thể nữa.

Thiện  : Nhưng người nào sẽ là người đề xướng?

Phương Anh : Nếu mà tất cả các chữ ký cùng như nhau, một người đại diện luôn luôn là lớp trưởng rồi.

Thiện : Cái đó Thiện sẽ không đại diện. Thiện không dám đề xướng vấn đề đó. Ý của Thiện muôn hỏi Phương Anh là ai sẽ là người đề xướng lên vấn đề đổi giáo viên? Như trường hợp của Thiện thì không phải là người đề xướng nhưng Thiện là người hỏi ý kiến các bạn và cuối cùng Thiện là người bị nêu tên, chứ không phải là người đề xướng. Trong trường hợp giả sử có một cái tin đồn là "Ừ, chắc chắn môn đó mày rớt rồi" thì lần sau bạn có dám đặt một trường hợp như vậy để bạn làm không?

Phương Anh : Em thì trước tiên phải coi như phải chép học bài của giảng viên trước.

Thiện : Thì đồng ý là như vậy.

Phương Anh : Thì có hai ý kiến khác nhau phải không ạ?

Khánh An : Đúng rồi. Nhưng mà trong vấn đề của Thiện mình có thể thấy do vấn đề là từ giáo viên.

Thiện : Thì ở trường hồi trước Thiện học thì cũng có làm cái sơ-mi đánh giá giáo viên rồi, nhưng có hai tình huống như thế này. Một, sơ-mi quá dài và sinh viên lười đánh, và cuối giờ mới phát thì sinh viên không thèm đánh và đánh cho có lệ, không phản ánh được. Cái thứ hai, khi đánh xong và nộp thì giáo viên có chịu đọc cái đó hay không và họ có tiếp thu hay không? Cái thứ ba nữa, trong trường hợp họ đọc xong rồi, họ có thay đổi hay không? Thì theo đánh giá kết quả đã thực hiện rồi thì một là sinh viên đánh giá không đạt, không phản ánh đúng, chính xác. Hai là cái tờ đó không đến được giảng viên. Cai thứ ba nữa, giảng viên có ghi nhận  nhưng không thực hiện. Đó là ba cái.

Khánh An : Tiến có làm tờ "survey" nào bao giờ chưa, Tiến?

Tiến : À, thì sau khi em ra trường thì có tờ như thế gởi tới nhà và hỏi xem là đánh giá về quá trình học tập tốt hay không, rồi sau khi kết thúc học tập xong thì thời gian bao nhiêu thì kiếm được việc làm, việc làm được bao nhiêu lương, và linh tinh các thứ, nhưng mà em thấy cũng chả thấy cái gì gọi là hiệu quả trong cái tờ đó nữa.

Khánh An : Có vẻ như là học sinh - sinh viên Việt Nam ngại chuyện góp ý cho giáo viên. Các bạn nghĩ nguyên nhân tại sao vậy ?

Thiện : Thứ nhứt là do bản thân mình, cái môi trường văn hóa Việt Nam, từ trước tới giờ cái kiểu "tôn sư trọng đạo" và học sinh thì hình như là không có được cái quyền, như là một nét văn hóa, học sinh không có quyền được góp ý thầy giáo. Cái thứ hai nữa là từ giảng viên, từ giáo viên, hình thành do tính cách, giảng viên không muốn bị sinh viên, có nghĩa là không ai muốn bị dạy khôn, dạy đời, rất là khó.

Khánh An : Các bạn khác nghĩ sao?

Tâm : Mình nghĩ sinh viên Việt Nam không có được giáo dục rõ ràng về cái quyền lợi, về nghĩa vụ của mình, nghĩa là họ không được biết quyền lợi của mình, vì vậy nên họ hơi nhát. Họ không có tự tin lắm. Ví dụ như mình mới học lại mà thấy sinh viên năm thứ nhứt rất là nhát, không đăng ký được môn học, cũng không dám lên trường để mà nói đăng ký nữa. Coi như chịu năm đó, không học môn đó luôn, nên họ không biết cái quyền của mình. Nói chung sinh viên Việt Nam không biết quyền của mình, nên khi gặp một vấn đề gì đó thì họ không dám lên tiếng, trong cái quyền của mình mà họ im lặng.

Vì sao các bạn tránh né?

Khánh An : Tiến nghĩ sao? Nguyên nhân gì để mà các bạn không có góp ý cho giáo viên?

Tiến : Đôi khi là thỏa hiệp. Em có nhớ một lớp học triết học, giáo viên dạy cực kỳ buồn ngủ luôn, cực kỳ chán luôn, nhưng mà em chấp nhận, em ngủ. (Mọi người cùng cười). Vì bản chất của môn học đó  như vậy, thì giáo viên cố thế nào đi chăng nữa thì mình vẫn thấy buồn ngủ.

Khánh An : Phương Anh nghĩ sao, Phương Anh?

Phương Anh : Riêng cá nhân em thì em may mắn có được những giảng viên tốt. Thì nói chung là các thầy cô đó rất là thân thiện. Đôi khi các thầy cô đi ăn cơm trưa chung với tụi em nữa nên về mặt nói chuyện cũng thoải mái. Với lại một phần ở cái, thí dụ như là khóa, em học trước thì em học xong rồi thì em góp ý lên cho thầy để mà thầy có ý tưởng thay đổi gì đó thì em đâu có thấy.
Khánh An : Như vậy theo như Phương Anh nói là thái độ của giáo viên là một yếu tố rất là lớn để cho sinh viên có dám góp ý hay không đối với người giáo viên đó. Các bạn khác nghĩ sao?
Thiện : Chính xác là như vậy.

cvauni.edu-250.jpg
Một buổi học của sinh viên đại học Chu Văn An, saigon. Photo courtesy of cvauni.edu
Một buổi học của sinh viên đại học Chu Văn An, saigon. Photo courtesy of cvauni.edu
Khánh An : Và các bạn có nghĩ rằng khi các bạn góp ý thì các bạn có nghĩ rằng những cái góp ý của các bạn có hiệu quả hay không?

Thiện : Hiệu quả hay không Thiện nghĩ phụ thuộc vào giảng viên, cái người đón nhận. Họ có thực sự ghi nhận vấn đề đó hay không và họ có muốn thay đổi hay không.

Khánh An : Tâm nghĩ sao?

Tâm : Tôi nghĩ là giữa cả hai. Một là về phía sinh viên, họ biết cái quyền của mình. Nhưng mà đối với giáo viên thì họ có tiếp nhận hay không, nghĩa là họ có biết nghĩa vụ của mình hay không, là như vậy.

Khánh An : Bây giờ nếu mà thực tế để cho việc góp ý cho giáo viên hiệu quả thì các bạn nghĩ là nên làm như thế nào?

Tiến : Mình nghĩ đôi khi thực tế là mình cần một cái tập thể đứng ra và cái người có khả năng ăn nói thuyết phục tốt để nói chuyện với giảng viên để giảng viên họ hiểu vấn đề. Nên chọn bạn nào mà nói chung là có duyên một chút và cũng có thể được cảm tình của giảng viên một chút. Nhưng mà thực sự phải nói là cái vấn đề này ở Việt Nam cũng hơi

phức tạp và rất là khó để có thể trình bày được.
Khánh An : Nghĩa là bạn nói là phải tế nhị, phải không?

Hiện tại trường em cũng có định kỳ là gần hết một học kỳ thì sẽ có nhân viên xuống phát cho một xấp giấy chia cho từng bạn, là coi như là cho nhận xét về giảng viên đang dạy mình.

Bạn Phương Anh

Thiện : Cái vấn đề thực sự là tế nhị, tại vì Việt Nam mình cái tính ích kỷ là một, cái thứ hai nữa là, nói chung là không dám đứng ra đấu tranh, cũng ngại vấn đề là "ừ, mình làm như vậy thì được cái gì?". Giả thử một người họ đứng ra đấu tranh thì họ cũng sợ vấn đề là nếu được thì mình được cái gì? Chẳng được cái gì hết. Nếu không được thì mình là người bị ghét chớ không phải tập thể bị ghét. Thực ra cái tư tưởng mọi người là như vậy. Rất hiếm những người có thể đứng lên nói cho tập thể được. Cái này mình phải có riêng từng trường hợp cụ thể. Nếu như trường hợp nó xấu quá thì mình mới nên đứng lên để mình nói. Còn vấn đề mà nếu nó không ảnh hưởng nhiều lắm thì Thiện nghĩ là không nhất thiết phải làm những việc như vậy. Nói chung, Thiện nghĩ là trong trường hợp bạn muốn làm điều gì đó thì các bạn làm thôi, còn giáo viên chấp nhận hay không thì còn tùy thuộc giáo viên nữa.

Khánh An : Thưa quý vị và các bạn, qua những phản ánh từ kinh nghiệm thực tế của các bạn trẻ, có thể thấy là muốn cho vấn đề sinh viên góp ý cho giáo viên đạt hiệu quả thì không chỉ đòi hỏi ý thức, nỗ lực, và ngay cả sự can đảm từ phía sinh viên, mà nó còn cần rất nhiều đến tấm lòng và sự cởi mở của giáo viên cũng như là một cơ chế khuyến khích từ bên trên.

Cảm ơn quý vị và các bạn đã đến với chương trình Cafe Wifi kỳ này. Mọi góp ý và tham gia chương trình, xin quý vị và các bạn gửi về email wificoffee.rfa@gmail.com hoặc vietweb@rfa.org .

Chương trình này cũng được post lên trang mạng xã hội Facebook của RFA Cafe Wifi.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.