Ngày Nhân quyền Việt Nam: Mỹ không thể đối thoại sau lưng những người bị đàn áp!

RFA
2023.05.12
Ngày Nhân quyền Việt Nam: Mỹ không thể đối thoại sau lưng những người bị đàn áp! Các đại biểu người Việt tham dự Ngày Nhân quyền Việt Nam ở thủ đô Washington (Hoa Kỳ)
RFA

Mỹ cần coi trọng vấn đề nhân quyền cùng với các khía cạnh khác như kinh tế, thương mại, an ninh…trong quan hệ với Hà Nội, theo nhiều Dân biểu của Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ trong lễ kỷ niệm lần thứ 29 Ngày Nhân quyền Việt Nam (11/5).

Buổi lễ được tổ chức tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ vào sáng thứ năm thu hút sự tham dự của nhiều Dân biểu liên bang, đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), Theo dõi Nhân Quyền (HRW) và nhiều tổ chức của người Việt cùng người hoạt động nhân quyền ở Mỹ.

Hoa Kỳ cần quan tâm đến nhân quyền

Trong bài phát biểu của mình, cựu Dân biểu liên bang Leslie Byrne cho rằng trong quan hệ với Việt Nam, Hoa Kỳ đã không sử dụng các đòn bẩy, đặc biệt là về kinh tế, để buộc Hà Nội phải tôn trọng các cam kết quốc tế về nhân quyền.

Nhắc lại việc Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Hà Nội có thặng dư thương mại hàng chục tỷ đôla mỗi năm với Washington, bà cho rằng quan hệ Việt-Mỹ như một người mẹ cho đứa con 20 đô la mỗi tuần với yêu cầu phải dọn dẹp nhà cửa nhưng đứa bé không làm mà vẫn đòi nhận tiền, nếu người mẹ vẫn đưa tiền, thì lần sau đứa trẻ này vẫn không dọn dẹp dù có nhận tiền. Bà nói:

Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Chúng ta hiện có nhiều công cụ trong lĩnh vực kinh tế nhưng chúng ta đã không sử dụng.

Chúng ta cần gây sức ép nhiều hơn để họ dần thay đổi … chứ không thể như cho đứa bé mỗi ngày 20 đô la nhưng họ không cải thiện tình trạng nhân quyền.”

Dân biểu Katie Porter (Đảng Dân chủ- California) thì cho rằng Hoa Kỳ cần nêu giá trị nhân quyền trong quan hệ với Việt Nam.

Hoa Kỳ cần kiên quyết và rõ ràng rằng nếu Việt Nam muốn tăng cường quan hệ về kinh tế và thương mại với Hoa Kỳ, quốc gia này cần tôn trọng giá trị nhân quyền và chúng ta mong đợi từ các đồng minh.

Chúng ta luôn đồng hành cùng với người dân Việt Nam trong việc đòi tự do và công bằng.”

Nhắc lại những vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam và khả năng hai quốc gia nâng cấp quan hệ từ Đối tác toàn diện hiện nay lên Đối tác chiến lược, Dân biểu Young Kim - Chủ tịch Tiểu ban đối ngoại khu vực Thái Bình Dương-Ấn Đội Dương phát biểu:

Chúng ta mong muốn tăng cường quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, và chúng ta cần phải làm điều đó, nhưng chúng ta không thể làm điều đó sau lưng những người đang bị đàn áp.” 

Tiến sĩ Võ Đức Văn - Tổng thư ký Hiệp hội Biển Đông Nam Á, người từng tham dự nhiều lần Ngày Nhân quyền Việt Nam ở thủ đô Washington DC, cho RFA biết tổ chức của ông sẽ gửi báo cáo tới Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để chất vấn. Ông nói:

Làm thế nào mà Hoa Kỳ quan hệ với một nước mà vi phạm nhân quyền vẫn xảy ra hàng ngày nếu không muốn nói là nghiêm trọng như vậy thì liệu sự nâng cấp quan hệ lên chiến lược toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có làm thương tổn giá trị quan trọng nhất về dân chủ và nhân quyền của Hoa Kỳ không.”

Screen Shot 2023-05-12 at 08.29.41.png
Cựu Dân biểu liên bang Leslie Byrne phát biểu trong Ngày Nhân Quyền Việt Nam 11/5/2023. Ảnh chụp màn hình video RFA

Vi phạm nhân quyền trầm trọng

Phát biểu trong buổi lễ, bà Erin Barclay, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói bà quan ngại về các vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam, với việc bắt giữ hàng chục người bất đồng chính kiến, nhà báo, người hoạt động nhân quyền với những cáo buộc mơ hồ trong Bộ luật Hình sự như “tuyên truyền chống nhà nước” hay “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”

Bà cũng nhắc lại trong chuyến thăm Hà Nội gần đây, Ngoại trưởng Anthony Blinken đã nêu vấn đề nhân quyền trong các buổi gặp với ban lãnh đạo Việt Nam. Bà nói:

Tôi có tham dự Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ gần đây và kêu gọi Việt Nam thay đổi Bộ luật Hình sự sao cho mọi người được quyền biểu đạt, thậm chí phát biểu những điều khác biệt với nhà cầm quyền.”

Trả lời phỏng vấn của RFA ngay sau buổi lễ, ông Mingzhi Cheng, nhà phân tích chính sách cao cấp của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF), cho biết vi phạm quyền tự do tôn giáo đang ở mức trầm trọng trong nhiều năm gần đây, và do vậy, cơ quan của ông liên tục đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách các quốc gia cần quan tâm về tự do tôn giáo (CPC) trong nhiều năm qua.

Ông nói: 

Chỉ mới năm ngoái thôi, trong báo cáo của mình, chúng tôi đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC bởi vì chúng tôi quan ngại về các vi phạm về quyền tự do tôn giáo đang diễn ra.

Cụ thể, chúng tôi quan ngại về Luật Tôn giáo Tín ngưỡng 2018 và hai dự thảo nghị định vào tháng 6/2022 mà nhiều chuyên gia cho rằng siết chặt quyền tự do tôn giáo hơn nữa.

Chúng tôi cũng quan ngại về đàn áp người Thượng và Hmong cùng nhiều nhóm khác nữa như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo…”

Ông cho rằng việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách Giám sát Đặc biệt (Special Watch List) về tự do tôn giáo vào đầu tháng 12 năm ngoái là sự ghi nhận tình trạng đàn áp tự do tôn giáo ở quốc gia này.

Chúng tôi khuyến khích Chính phủ Hoa Kỳ làm việc với đối tác Việt Nam để chỉnh sửa Luật Tôn giáo Tín ngưỡng 2018 để nó không còn là công cụ nhằm kiểm soát và đàn áp tự do tôn giáo,” ông nói.

Ông nói rằng việc nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược là cần thiết cho an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương nhưng Hoa Kỳ không nên ngó lơ về quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Chúng tôi khuyến khích Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục đưa vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam trong đàm phán giữa hai bên.

Chúng tôi cũng muốn Việt Nam trở thành đối tác tốt, tôn trọng quyền tự do tôn giáo và các quyền tự do cơ bản khác.”

Screen Shot 2023-05-12 at 08.33.59.png
Ông Mingzhi Cheng, nhà phân tích chính sách cao cấp của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) trong cuộc trả lời phỏng vấn RFA

Người Việt trong nước cần mạnh mẽ đòi nhân quyền

Tiến sĩ Võ Đức Văn - Tổng thư ký Hiệp hội Biển Đông Nam Á, cho rằng việc quốc tế và cộng đồng người Việt ở hải ngoại có tiếng nói quan trọng đòi Việt Nam tôn trọng các cam kết quốc tế về nhân quyền, tuy nhiên, người Việt ở trong nước mới đóng vai trò chính. Ông nói:

Chúng tôi muốn gửi đến cho tất cả mọi người Việt Nam rằng: Chúng ta không thể ngồi chờ đợi người Mỹ, dân cử Mỹ hay đồng bào Việt Nam ở nước ngoài tranh đấu nhân quyền cho chúng ta mỗi năm như thế này. Chúng tôi nghĩ rằng nó (tình trạng hiện nay- PV) sẽ đến muôn đời. Vấn đề quan trọng nhất nếu chúng ta muốn chấm dứt tình trạng áp bức về nhân quyền thì người Việt Nam phải mạnh dạn hơn đòi quyền sống của mình…

Người Việt Nam, thanh niên Việt Nam phải mạnh dạn nói với người lãnh đạo của QH Việt Nam: Các vị phải phục vụ quyền lợi cho người dâ Việt Nam phải tốt hơn và nhân quyền của người Việt Nam phải được tôn trọng hơn.”

Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam (11/5) được vinh danh và công nhận bởi đạo công luật số 103-258 mà Tổng thống Bill Clinton ký ngày 25/5/1994. Trước đó, Nghị quyết chung SJ-168 được cà hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua với đại đa số tuyệt đối ngày 17/5.

Vào ngày này, 33 năm về trước, bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã đại diện Cao Trào Nhân Bản công bố lời kêu gọi yêu cầu toàn dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước, những tổ chức, đoàn thể yêu chuộng tự do trên thế giới ủng hộ đòi hỏi của Cao trào Nhân Bản đòi Nhà nước Việt Nam phải tôn trọng các nhân quyền căn bản của người dân Việt Nam, chấp nhận sinh hoạt chính trị đa nguyên, và trả lại cho người dân quyền tự do lựa chọn một thể chế chính trị phù hợp với nguyện vọng của mình qua các cuộc bầu cử tự do, công bằng dưới sự giám sát của Liên Hiệp quốc.

Hàng năm lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam được tổ chức trọng thể tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ dưới sự bảo trợ của của nhiều Thượng Nghị sĩ và Dân biểu của hai đàng.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Nói Không Được
12/05/2023 11:57

VC chỉ sợ bị trừng phạt thôi, nói chuyện suông với VC rất vô ích.

Duy Huu, USA
12/05/2023 13:22

Ngày Nhân quyền Việt Nam... ngày nhân quyền của nhân dân Việt Nam, do nhân dân Việt Nam, vì nhân dân Việt Nam.

Chính quyền Hoa Kỳ và các tâp đoàn tư bản, con buôn, tài phiệt Hoa Kỳ, của một cường quốc Hoa Kỳ, của nhân dân Hoa Kỳ,
do nhân dân Hoa Kỳ, vi nhân dân Hoa Ky, dân chủ, đa đảng, tôn trọng nhân quyền, dân quyền, tự do... không thể đối thoại ...
đối tác toàn diện... đối tác chiến lươc... sau lưng nhân dân Việt Nam, bị bịt mặt, bịt mắt, bịt tai, bịt miệng như dân nô lệ da vàng...

với các tập đoàn đảng viên, cán bộ, tư bản đỏ, tư bản đen, con buôn đỏ, con buôn đen, tài phiệt đỏ, tài phiệt đen, cờ đỏ sao vang, búa liềm Việt Cộng, độc đảng, độc tài, độc đoán, đôc tôn, độc địa, độc ác, độc hại... độc quyền bóc lột, bán sức lao động nô lệ, " cheap labor " của giai cấp lao động, công nhân, nông dân Việt Nam, giai cấp cầm búa, cầm liềm, vô sản tại Việt Nam.

Ngay chính tại Hoa Kỳ... nhân dân Hoa Kỳ, các giai tầng xã hội, giai cấp lao động, công nhân, nông dân Hoa Ky cũng phải liên kết, đoàn kết... Đứng Lên, Lên Tiếng... đấu tranh, đòi hỏi các quyền và các quyền lợi chính đáng, chính danh, chính nghĩa của nhân dân Hoa Kỳ, của các giai cấp lao động, công nhân, nông dân Hoa Kỳ.

Chính vì thế... nhân dân Việt Nam càng cần liên kết, đoàn kết, dám ăn, dám nói, dám làm, dám vào tù... Đứng Lên, Lên Tiếng...
đấu tranh, đòi hỏi quyền tự do, nhân quyền, dân quyền, dân chủ, quyền toàn dân Việt Nam làm chủ đất nước, nhà nước Việt Nam,
và các quyền lợi chính đáng, chính danh, chính nghĩa của toàn dân Việt Nam, do toàn dân Việt Nam, vì toàn dân Việt Nam tự do.

HỒ TẬP CHƯƠNG
15/05/2023 20:25

DÂN VIỆT DƯỚI TRIỀU ĐẠI XÃ NGHĨA
» Nhìn vào gương mặt một người VN không thể nào có nét vô tư, tươi tắn, hồn nhiên và thoải mái như người nước ngoài được. Những lo âu, toan tính, sợ hãi, dè chừng, mưu mô hằn lên sắc mặt của mỗi người « .
Nền xã hội do CSVN cài đặt đã gỡ bỏ hết tất cả những gì quý giá nhất của con người.
Chọn bất kì một tấm hình người VN nào đó rồi đem để kế bên một tấm hình một người nước ngoài, dù Châu Âu, Châu Mỹ hay Châu Phi sẽ thấy rõ sự khác biệt. Ngoài các yếu tố về màu da, chủng tộc thì sắc mặt là thứ dễ nhận ra nhất. Nhìn vào gương mặt một người VN không thể nào có nét vô tư, tươi tắn, hồn nhiên và thoải mái như người nước ngoài được. Những lo âu, toan tính, sợ hãi, dè chừng, mưu mô hằn lên sắc mặt của mỗi người.
Người ta nói tâm sinh tướng. Quả thật vậy! Tâm không bình mặt sao an. Nếu trong đầu óc anh toàn tính toán và lo âu, căng thẳng thì những điều ấy nó hiện ra nét mặt. Nhìn sắc mặt của một người VN là cả một xã hội bộn bề, lọc lừa, dối trá, bịp bợm, mưu mô hiện trên đó. Mỗi một nếp nhăn là một bài học mà người sở hữu nó, dù muốn dù không, gặt hái từ cuộc sống.
Không một xã hội nào mà người ta phải đắn đo, suy tính từ cả những việc đơn giản, nhỏ nhặt như ăn cái gì, nói câu gì, chơi ở đâu cho an toàn. Một xã hội cứ hở ra là bịp nhau nên hễ mua cái gì cũng tự động lên giây cót cảnh giác không biết nó có bán cho mình hàng kém chất lượng không, nó có lừa mình không, nó có nhận tiền xong rồi dông không. Bước ra chợ cũng phải đắn đo cái gì có độc cái gì ít độc, rau nào phun thuốc, thịt nào có hàn the, cá nào có u-rê. Bước chân đến chốn công quyền phải nhìn mặt cái đứa gọi là công bộc của dân để liệu lời mà nói chuyện. Nhắm cái mặt nó khó chịu quá thì lại phải nhét thêm tí vào phong bì. Chạy cái xe trên đường cũng phải ngó trước dòm sau. Dừng đèn đỏ mà sau lưng có container thì quẹo phải luôn còn giữ được cái mạng. Có va quệt với đứa nào cũng nín lặng mà đi, cự cãi có khi mất mạng. Dừng xe nghe điện thoại thì tấp vào lề, tay nào cầm điện thoại phải hướng vào phía trong phòng hờ nó giật từ phía ngoài. Đeo túi, đeo vàng, đeo cái gì có giá trị cũng nơm nớp, ngay ngáy. Vào quán ăn có dám vô tư đặt túi chỏng chơ trên bàn rồi đi vệ sinh không? Quên đồ khi ra khỏi quán đừng quay lại tìm làm gì cho mất công. Cứ xác định là mất rồi để đỡ mất thời gian.
Cả xã hội vội vã, cả đất nước vội vã, cả phố phường vội vã. Ai ai cũng vội vã. Vội đến mức đèn đỏ còn 5s đã phóng vút đi. Đứa đứng sau bóp kèn chửi đứa đứng trước sao không đi. Đứa đứng trước chửi mày thích sao không lên mà đi. Thế là đánh nhau. Đèn đỏ được phép quẹo phải. Cái góc đường vừa bằng cái góc phòng, đứa đứng trước dừng xe sát cột đèn, đứa sau muốn quẹo phải không được nên văng tục, đứa đứng trước ngứa tai thế là 2 đứa cùng vào bệnh viện. Hai xe va vào nhau, họ cũng không thể chờ CSGT hay bảo hiểm đến giải quyết mà họ dùng luôn nắm đấm và bạo lực cho nhanh. Tất cả là vì ai cũng vội. Họ không thể chờ dù là 1 phút đèn đỏ. Những cái vội vã ấy nó biến thành cái hằn học, hơn thua, nanh nọc, hằn lên sắc mặt của những người không thích chậm.
Ba đi làm, con đòi theo. Nếu không vội thì có thể ngồi xuống dỗ dành, vuốt ve, phân tích để con hiểu. Nhưng điều ấy sẽ mất của ba 30’ hay thậm chí cả tiếng nên ba gạt con vào phòng lấy cho ba cái nón. Con quay ra ba đi mất. Cái sự lừa dối ấy nó hình thành trong lòng đứa trẻ sự cảnh giác và nghi ngờ. Lần sau cha mẹ nói bất cứ điều gì nó cũng không tin. Con đi mẫu giáo mà ị để cô phải rửa đít là cô cho ăn đòn. Con tự hiểu là phải nín cho đến khi về nhà. Con ăn chậm là cô đánh nên con phải ra sức nhét, nhét không kịp nhai, không kịp nuốt. Mẹ đón con, trước mặt cô con đâu dám nói con bị bạo hành. Về nhà con cũng không dám kể mẹ nghe vì trước đó cô đã dọa kể là cô đánh thêm. Ngay từ những năm đầu đời mà một đứa trẻ đã phải toan tính, dè chừng, lo sợ thì trên gương mặt nó có những nét ưu tư thì cũng đâu có gì lạ.
Rồi nó đi học, nó luôn phải làm hài lòng cha mẹ bằng điểm số, làm vui lòng thầy cô bằng những hộp quà, những cái phong bì do bố mẹ chuẩn bị. Và nó thừa biết những hành động đó không hề xuất phát từ lòng kính trọng, yêu thương, mà nó là một thủ tục để được yên thân. Tự trong lòng nó sẽ hình thành thói dối trá, xạo láo, nịnh bợ. Và tất nhiên Những thói quen này tạo thành tính cách. Những tính cách này lâu ngày lại thể hiện qua lời nói, hành động và nét mặt.
Hành trình sống của một con người ở VN là một chuỗi dài những toan tính. Khi vào đại học, nó lại phải tính xem có nên ngủ với ông thầy này để qua môn không (nếu là nữ), có nên đưa phong bì cho ông thầy nọ để tốt nghiệp không (nếu là nam). Rồi khi ra trường đi làm nó lại phải tính toán bỏ ra bao nhiêu để mua cái ghế ấy, mất bao lâu để gỡ vốn. Hằng ngày phải đối mặt với những dèm pha, dè bỉu của đồng nghiệp. Phải chơi với ai để kết bè. Phải theo phe nào để không bị hạ bệ. Tất tần tật những cái đó nó hằn hết lên gương mặt con người ta.
Về già cũng chưa hết lo. Già rồi hễ dính líu đến thủ tục hành chính mà phải đi lại cũng vất vả. Sang tên cho con thì không biết khi nào dâu/rể nó hất mình ra khỏi nhà. Nên già mà cũng đâu an thân. Cũng còn lắng lo, toan tính lắm chứ. Đau đầu cho đến lúc chết
Không phải người nghèo mới mang những nét ấy trên khuôn mặt. Bọn giàu ở VN nhìn cũng rất khác các tỷ phú thế giới. Nếu nhìn vào gương mặt Ellon Musk người ta dễ nhận ra nét trí tuệ, đĩnh ngộ thì ngược lại gương mặt những đứa giàu ở VN chất chứa toàn nét xảo trá, điếm thúi và gian hùng vì đồng tiền mà chúng có được là từ mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân. Chữ tỷ phú mà chúng đạt được là từ những kế hoạch cướp nhà, cướp đất của dân, từ những kế hoạch dồn dân vào chỗ chết, từ những chữ kí khiến người dân chỉ biết kêu trời. Tất cả những nét khốn nạn, lọc lừa, bất nhân đó hầu hết đều dễ dàng tìm thấy trên gương mặt những đứa làm cha thiên hạ ở VN.
Chỉ khi nào mà vào quán không phải hỏi giá trước, để quên đồ quay lại vẫn còn, quẹt xe không bị ăn đấm, đi học không bị ăn đòn, đi du lịch không lo bị chặt chém, mua đồ không lo bị hớ, mua chung cư không lo bị lừa, đến cửa quyền không phải vác theo phong bì, vào bệnh viện không lo gửi gắm…thì mới mong gương mặt người Việt giãn ra được. ==> chịu khó đợi đến tết Kongo!!!! 9h

Từ fb Mai Thị Mùi