Campuchia tặng Việt Nam 200 ngàn liều vắc-xin Trung Quốc

2021.10.29
Campuchia tặng Việt Nam 200 ngàn liều vắc-xin Trung Quốc Thủ tướng Campuchia Hun Sen và văc-xin Sinopharm
AFP/RFA edited

Hôm 29 tháng 10, Campuchia bàn giao 200 ngàn liều vắc-xin Sinopharm cho phía Việt Nam ở cửa khẩu biên giới Mộc Bài, chỉ hai ngày sau khi Thủ tướng Hun Sen tuyên bố về gói viện trợ trên.

Ông Hun Sen trước đó thông báo rằng, Phnom Penh sẽ tặng Hà Nội số vắc-xin để giúp láng giềng chống dịch COVID-19.

Cuộc bàn giao diễn ra hôm 29 tháng 10 ở cửa khẩu đường bộ Bavet-Mộc Bài giữa hai nước.

Campuchia là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất khu vực Đông Nam Á, với gần 80 phần trăm dân số đã được tiêm đủ hai mũi.

Đa số vắc-xin mà Campuchia sử dụng cho chiến dịch tiêm chủng của mình là đến từ Trung Quốc, với hai loại vắc-xin chính được sản xuất bởi hai công ty Sinovac và Sinopharm.

Hồi tháng 2 năm 2020, giữa lúc dịch bệnh hoành hành tại Trung Quốc, nhiều quốc gia bắt đầu cấm các chuyến bay đến từ nước này, thì thủ tướng Campuchia làm điều ngược lại. Ông thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đến Trung Quốc để “thể hiện tình đoàn kết”.

Chuyến thăm trên của thủ tướng Hun Sen được cho là đã khiến chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hài lòng. Trung Quốc sau đó đã giúp Campuchia trở thành một trong những quốc gia hoàn thành chiến dịch tiêm chủng sớm nhất Đông Nam Á.

Xứ sở chùa tháp cho đến nay ghi nhận tổng cộng hơn 118 ngàn ca nhiễm COVID-19, trong đó có hơn 2.700 ca tử vong. Thấp hơn rất nhiều so với nước láng giềng Việt Nam, nơi có đến hơn 900 ngàn ca nhiễm và hơn gần 22 ngàn ca tử vong.

Và trong khi Campuchia đã hoàn thành tiêm chủng cho gần 80 phần trăm dân số, thì Việt Nam đến nay mới tiêm đủ hai mũi cho khoảng 24 phần trăm dân số.

Hồi tháng 5 năm nay, tỉnh Bình Phước khánh thành cụm công trình lưu niệm hành trình cứu nước của Thủ tướng Campuchia Hun Sen gây xôn xao dư luận khi tốn hơn 300 tỷ đồng cho công trình này, trong khi nhà nước vận động người dân và doanh nghiệp góp tiền vào Quỹ vắc-xin. 

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Cao tang
29/10/2021 07:34

Vac xin Trung Quốc thì trả về Trung Quốc cho người dân được an toàn. Cambot tặng VN thì trả về Cambot