Việt Nam cho phép tưởng niệm hải chiến Gạc Ma, một dấu hiệu trong thay đổi chính sách?

2023.03.13
Việt Nam cho phép tưởng niệm hải chiến Gạc Ma, một dấu hiệu trong thay đổi chính sách? Những nhà hoạt động hô khẩu hiệu chống Trung Quốc trong một cuộc tập trung ở Hà Nội năm 2016 tưởng niệm hải chiến ở Gạc Ma
AFP

Việt Nam đánh dấu 35 năm ngày diễn ra hải chiến Gạc Ma (Trường  Sa) với Trung Quốc vào tuần này bằng một loạt những tưởng niệm cho thấy một sự thay đổi rõ rệt trong cách tiếp cận trong nước đối với sự kiện lịch sử này.

Hải chiến Gạc Ma diễn ra vào ngày 14/3/1988 khi hải quân Trung Quốc với ba tàu chiến đã mở cuộc tấn công vào thực thể do Việt Nam kiểm soát và khiến 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam tử trận, hai tàu vận tải của Việt Nam bị đánh chìm, chín người lính khác bị bắt giữ.

Mười ngày sau đó, Trugn Quốc đã chiếm thêm một thực thể khác ở Biển Đông là Đá Xu Bi. Đến cuối năm 1988, Trung Quốc đã chiếm được sáu thực thể và đá ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Kể từ đó, dân chúng Việt Nam đã tổ chức các lễ tưởng niệm những chiến sĩ đã ngã xuống dù không được Chính phủ cho phép vì Hà Nội lo sợ sẽ làm khuấy động tâm lý chống Trung Quốc và gây mất lòng người láng giềng lớn.

Nhiều cuộc tập trung tưởng niệm trận hải chiến đã bị giới chức chính quyền ngăn chặn và giải tán.

Tuy nhiên, đã có những thay đổi trong thời gian gần đây.

Báo chí Nhà nước trong nhiều năm tránh sử dụng từ “Trung Quốc” trong các bài viết về sự kiện giờ đây đã sử dụng chữ này một cách thoải mái hơn.

Báo VietnamNet trong một bài xã luận hôm 12/3 đã viết “Trung Quốc đã có nhiều hành động ngang ngược, vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.”

Trong cùng ngày, một lễ tưởng niệm lớn đã được tổ chức ở thành phố Đà Nẵng, một trong những cảng biển quan trọng của Việt Nam.

Trang tin của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) cũng dành trang chính để viết về lễ tưởng niệm.

Mặc dù vậy, các quan chức chính phủ và quân đội vẫn cảnh báo mọi người phải bình tĩnh và không để tình cảm lấn át những toan tính chiến lược.

Một sĩ quan hải quân Việt Nam nói với RFA trong điều kiện giấu tên rằng mọi người cần phải tỉnh táo trong việc đối xử với Trung Quốc và mục tiêu chính là đạt được Bộ Quy tắc về ứng xử trên Biển Đông (COC) và điều này hiện vẫn còn ra xa vời.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
13/03/2023 10:49

Coi chừng, coi chừng, coi chừng !

Đảng giặc xâm lăng cờ đỏ búa liềm Tàu Cộng, quân giặc độc tài, tài phiệt...
độc đoán, độc tôn, độc đảng, độc quyền... bá quyền, bá đạo, bá vương... độc diễn độc chiêu, chiêu độc... dương đông, kích tây...
dương đông... dọa đánh chiếm Đài Loan... kích tây... đánh chiếm thêm các đảo Trường Sa còn lại của Việt Nam... dễ ăn, dễ nuốt.

Bình Minh
13/03/2023 14:24

Chính sách đi hai hàng, chứ phải dấu hiệu tốt đẹp gì cho cam.Không nên lầm tưởng .VN trước sau như một Trung Cộn là Đàn anh của VN không có gì sánh bằng.

HỒTẬPCHƯƠNG
14/03/2023 10:16

TƯỞNG NIỆM HOÀNG TRƯỜNG SA
Hướng về lãnh thổ Hoàng Trường Sa,
Tưởng niệm tri ân tử sĩ ta.
Bảy bốn vùi thây canh biển đảo,
Sáu tư phơi xác giữ thềm nhà.
Người đi xao xuyến hồn sông núi,
Kẻ ở ngậm ngùi dải đất Cha.
Nội thuộc ngoại xâm giầy mả Tổ,
Ngàn năm tự chủ sắp phôi pha.
Trần Cẩm Thành.
1/2019
TƯỞNG NIỆM HOÀNG TRƯỜNG SA
Chiều nhìn biển lặng, khói sương sa
Tưởng niệm Hoàng Trường chiến sử ta
Vị quốc, bảy tư, gìn hải đảo*
Vong thân, sáu bốn, giữ quê nhà**
Thương trao, chẳng vẹn tình thê tử
Hiếu dưỡng, chưa tròn nghĩa mẹ cha
Xương máu hiến dâng non nước Việt
Kiên cường chống giặc, quyết xông pha.
Lý Đức Quỳnh
14/3/2023
*Hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974 có 74 tử sĩ hy sinh.
**Cuộc chiến Gạc Ma ở Trường Sa 14/3/1988 có 64 liệt sĩ.
BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG
Gạc Ma, trận bão táp mưa sa
Quân giặc xâm lăng hải đảo nhà
Táo tợn, hung hăng bầy quỷ chúng
Kiên cường, dũng cảm chiến binh ta
Mối thù vạn kiếp tim gan khắc
Nỗi hận ngàn đời xương máu pha
Đoàn kết, toàn dân thề giữ nước
Bảo toàn mảnh đất của ông, cha.
Sông Thu
( 14/03/2023 )

HỒTẬPCHƯƠNG
15/03/2023 17:06

"Người nhìn ta, ta ngoảnh lại không nhìn
Chung nòi giống bỗng trở thành xa lạ!"
Huệ Thu

Huệ Thu Xin góp bài thơ tháng Tư:
Nhớ Sao Đất Nước Ta Ơi !
Sao ta lại ở đây?
Chân chưa mỏi, sao lưu lạc?
Nhìn sông núi thấy buồn man mác
Bỗng giật mình nghĩ bọn sài lang
Cuối tháng Tư ngơ ngác ngọn cờ vàng
Thấy thảng thốt một vầng trăng vừa rụng
Ta vẫn còn quân còn súng
Mà giờ đây đành đoạn phải xa quê!
Ngày xưa còn vẳng lời thề
Ngọn cờ rủ xuống thêm tê tái lòng.
Còn gì để nhớ, để mong
Lẽ nào xõa tóc để hong nắng buồn?
Từ ra đi ảm đạm những hoàng hôn.
Làm sao hiểu cánh chim Hồng, chim Lạc?
Sông núi cũ nào có gì đổi khác?
Đổi thay chăng là chỉ một niềm tin!
Người nhìn ta, ta ngoảnh lại không nhìn
Chung nòi giống bỗng trở thành xa lạ!
Gió vẫn thổi rì rào trên khóm lá.
Ngàn sau nhớ buổi hôm nay
Nhớ chim trời mỏi cánh vẫn đang bay
Mời nhau một chén đủ say
Của tin gọi có chút này đấy thôi
Nắm tay cắn chặt vành môi,
Để dòng thác lũ cuốn trôi dư đồ
Từ nay bèo dạt, sóng xô
Hỏi ai trên bước giang hồ, ai xưa?
Lạy trời đổ một cơn mưa,
Cho lại xanh tươi ngọn cỏ
Nghe sương lạnh tưởng ai ngoài sương gió
Lại lênh đênh nguyên một tiếng lòng thơ!
Bốn lăm năm phút chốc cơn mơ...
Ta nhắm mắt tưởng như bước vào mê lộ
Giữa xứ lạ bỗng nhiên cùng hội ngộ
Tóc xưa xanh và cặp má xưa hồng
Ta ra đi, núi cũng hững hờ sông
Thương nhớ quá những xóm nghèo xơ xác
Nghe tiếng nói thì thầm ai đó nhắc
Trước đông vui nay đã hóa "ku ky"...
Yêu quê hương mà vẫn phải ra đi
Nghe bạn hữu đã cùng trời khắp đất
Núi sông rộng tại sao lòng lại chật?
Sao anh em lại thù hận người ơi!
Sao gặp nhau không nở một nụ cười?
Sao chẳng thấy cỏ cây cùng rủ rỉ?
Sao chẳng hát những khúc ca chính khí?
Sao đang tâm bày chén rượu ly bôi?
Lẽ nào đâu: “nhất khứ bất phục hồi”?
Rượu chưa nhắp mà lòng nghe choáng váng
Vừa chớp mắt đã mịt mờ năm tháng?
Ta chẳng sầu phiêu lãng
Mà vẫn buồn cho kiếp phù du
Ôi ta, ta vẫn là Thu,
Phải chiều Đà Lạt sương mù hơi men
Phải chăng những bước chân quen
Trăm năm đã vội vàng chen bụi hồng
Mẹ Tiên, ừ nhỉ, cha Rồng
Chia nhau phỏng rượu có nồng từng hơi
Nhớ sao đất nước ta ơi
Tưởng trời Tổ Quốc, tưởng lời Việt Nam
Ai xưa ngàn dặm ngoài biên ải
Lều cỏ sườn non một túp am
Bước tới, biết sao quay trở lại
Mời nhau chia xẻ mối trân cam.
Quê Hương đó từ nay và mãi mãi
Liệu ngậm đắng một mối sầu hải ngoại
Sông Danh thuở ấy lạnh đôi bờ
Còn niềm tin ta chẳng lỡ thời cơ
Bao người cho đến bây giờ
Nay chưa chịu liệu, dễ chờ ngày mai
Ngôi thơ, dù dựng lâu đài,
Chẳng tìm huyễn mộng cũng nài hư vô.
Cỏ xanh phủ kín nấm mồ
Tản Đà đã mất, tửu đồ đã thay!
Chẳng say mượn chén cùng say
Trăm ly rượu rót cho đầy đừng vơi!
Lưu linh nổi tiếng một thời
Cơn say là mộng, con người là danh
“Cười vang ném chén tan tành” (*)
Khoái nghe dồn bước quân hành ngoài biên.
Sài Môn Chủ Nhân
Thơ tháng Tư (*) “Cười vang ném chén tan tành
Khoái nghe vỡ cái bất bình thành thơ”
trong Thơ Độc Ca Hành của Trần Huyền Trân