Người dân nghi ngờ lý do "cắt điện" của chính quyền để dừng đêm diễn Khánh Ly

RFA
2022.09.26
Người dân nghi ngờ lý do "cắt điện" của chính quyền để dừng đêm diễn Khánh Ly Một poster quảng cáo cho chương trình của ca sĩ Khánh Ly ở Hà Nội hôm 28/7/2014 (hình minh họa)
AFP

Một số người khi được hỏi bày tỏ nghi ngờ về nguyên nhân thật sự trong việc hoãn đêm nhạc của ca sĩ Khánh Ly ở Hà Nội, trong khi đó ca sĩ Tuấn Hưng được trở lại biểu diễn trong cùng ngày lại hết sức ca ngợi chính quyền.

Đêm nhạc của ca sĩ Khánh Ly dự kiến diễn ra hôm 24/9 với tên gọi “Nhớ mùa thu Hà Nội” cùng với sự tham gia của nhiều ca sĩ tên tuổi khác là Cẩm Vân, Khắc Triệu, Đức Tuấn, và Quang Thành đột nhiên bị hủy bỏ vào giờ chót.

Một công văn của Nhà hát lớn Hà Nội gửi tới đơn vị sản xuất chương trình là Công ty Cổ phần Quảng cáo Truyền thông S hôm 23/9 cho biết, họ nhận được văn bản từ Công ty Điện lực Hoàn Kiếm (thuộc Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội) với nội dung cắt điện “để kiểm tra, xử lý thiết bị điện cao thế từ 9 giờ ngày 24/9” để phòng chống nguy cơ cháy nổ.

Do vậy, đêm nhạc "Như một lời chia tay" của nữ ca sĩ năm nay 77 tuổi không thể diễn ra, theo Nhà hát lớn Hà Nội là "trường hợp bất khả kháng mà chúng ta đều không mong muốn."

Nhà thơ Hoàng Hưng, thành viên ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam cho biết, từ kinh nghiệm bản thân ông nghi ngờ “lý do kỹ thuật” là nguỵ tạo.

Ông nói qua điện thoại với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau:

Có hiện tượng mấy bài báo đưa về sự cố này nhưng sau đó bị gỡ. Với kinh nghiệm của tôi thì có khuất khúc ở đây. Sự cố mất điện này có rất nhiều khả năng là nguỵ tạo.

Ở Việt Nam luôn có lẩn khuất một lý do khác, lý do mà ai cũng có thể đoán được, là nhà chức trách không thích việc đó diễn ra.

Ông Hoàng Hưng cho hay, nhóm của ông từng bị  chính quyền thành phố Hồ Chí Minh can thiệp, buộc hai nhà hàng không được phục vụ một buổi gặp mặt của thân hữu với trang mạng Văn Việt nhân dịp kỷ niệm ngày ra tuyên bố thành lập Ban vận động Văn đoàn Độc lập, cũng với lý do "mất điện."

Gần đây theo ông Hoàng Hưng, nhà chức trách rất thận trọng và khắt khe trong việc cấp phép các sự kiện văn hoá, ví dụ như triển lãm mỹ thuật, hơn các năm trước.

Ca sĩ Khánh Ly vượt biên khỏi Việt Nam sau 1975 và định cư ở Hoa Kỳ, bà có chuyến lưu diễn ở Việt Nam từ ngày 25/6 nhằm kỷ niệm 60 năm ca hát, với buổi đầu tiên ở Đà Lạt trước 1.000 khán giả.

Tại đây bà hát bài Gia tài của mẹ, một bài hát không có trong danh mục đăng ký trong chương trình tối hôm đó, công ty đứng ra tổ chức chương trình sau đó bị phạt bằng hình thức cảnh cáo.

Nhà văn Võ Thị Hảo nhìn nhận về sự cố kỹ thuật ở Nhà hát lớn như sau:

Chẳng ai tin lý do phi lý này đâu. Tôi nghĩ rằng đây chỉ là hành vi trả thù của nhà cầm quyền về việc Khánh Ly đã hát ca khúc Gia tài của mẹ, một bài hát rất hay của Trịnh Công Sơn với tư tưởng phản chiến và nhân văn rất lớn.

Sự cấm cản sai trái, thiếu hiểu biết này ngang nhiên vi phạm quyền tự do ngôn luận. Tác dụng  ngược lại là khiến cho bài hát đó thêm nổi tiếng, người người nhà nhà tìm bài đó để say sưa hát lại cho nhau nghe và khen hay.”

Ông JB Nguyễn Hữu Vinh, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam thì nói “không rõ lý do là vì bài hát Gia tài của mẹ hay chỉ là việc chính quyền Việt Nam không thích bà,” nhưng “sự cố kỹ thuật điện” là trò chơi bẩn của Hà Nội.

Việc này tương tự như việc công an Hà Nội giả làm thợ cắt gạch trong khu vực tượng đài Lý Thái Tổ năm 2016 để ngăn cản giới bất đồng chính kiến tưởng niệm 74 người lính Việt Nam Cộng Hoà hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa năm 1974.

Hay là sự cố mất điện đến nay đã hơn 8 năm chưa khắc phục được khi Triển lãm Cải cách Ruộng đất bị đóng cửa do bà con dân oan kéo đến và bị phản đối dữ dội khi khai trương.

Đó là sự lấp liếm một cách thô lỗ và cẩu thả khi không có sự đàng hoàng cần thiết của một chính quyền có sức mạnh, ông nhấn mạnh. 

Nhiều báo nhà nước như Giao Thông, Lao Động, Thanh Niên đưa tin về việc huỷ buổi biểu diễn của ca sĩ Khánh Ly, đặt câu hỏi về trách nhiệm của Nhà hát lớn trong việc vi phạm hợp đồng,  tuy nhiên các bài báo bị gỡ sau đó.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh từ Sài Gòn cho rằng bài hát Gia tài của mẹ chỉ là một tiểu tiết trong một chuỗi hệ thống nhìn nhận về bà của Nhà nước Việt Nam hôm nay.

Ông cũng không tin rằng, một cá nhân nào không thích Khánh Ly hát và có thể tác động một cách đồng bộ từ nhiều tỉnh thành và bóp miệng luôn cả báo chí như vậy. Ông lý giải như sau:

Tư tưởng chống việc trở lại của Khánh Ly nó bắt đầu từ việc từ lúc bà đặt chân về Việt Nam đã có dư luận xác định rằng (chính quyền Việt Nam- PV) sẽ không bao giờ cho bà Khánh Ly được chính thức biểu diễn tại bất kỳ trung tâm ở giữa Sài Gòn.

Tôi cho rằng đó là mâu thuẫn trầm trọng giữa chính sách gọi là mở cửa, hòa hợp dân tộc và lợn cợn với những món nợ cũ.”

Nhà văn Đoàn Bảo Châu (Facebooker Châu Đoàn) cho rằng nhà chức trách Việt Nam cần ứng xử văn minh hơn.

Theo ông, nếu không muốn Khánh Ly hát bài Gia tài của mẹ hay bài nào “nhạy cảm” thì từ chối ngay từ đầu, hoặc yêu cầu không được hát bài đó khi thoả thuận ban đầu.

Trên trang Facebook với hơn 146.000 người theo dõi, ông viết:

Một cuộc biểu diễn cần biết bao công sức và tiền bạc để chuẩn bị, chờ đúng đến ngày biểu diễn thì ra cái thông báo lãng xẹt là cần phải hoãn biểu diễn vì cắt điện, xử lý thiết bị điện cao thế.

Trong thư gửi cũng không thèm có một câu xin lỗi tới đối tác. Tại sao lại có cái ứng xử đểu giả, cửa quyền, độc đoán, bẩn và bất lương như vậy?

Ngoài đêm diễn của Khánh Ly ở Hà Nội bị hủy, chuỗi chương trình của bà ở các tỉnh thành khác để chia tay khán giả như ở Huế, Hải Phòng, Hưng Yên... cũng bị hủy.

Trong khi đó, một ca sĩ khác là Tuấn Hưng vừa được công nhận giữ chức danh phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ trẻ Hà Nội nhiệm kỳ 2019-2024, được hát trở lại trên ban công nhà mình cũng trong đêm 24/9 sau một thời gian bị tạm ngưng và bị phạt tiền vì biểu diễn không phép.

Trong buổi biểu diễn tối thứ bảy 24/9, Tuấn Hưng nhiều lần bật khóc cảm ơn chính quyền cấp phép, tạo điều kiện để ông hát, đồng thời bày tỏ:

"Chúng ta rất may mắn vì đang sống trong một đất nước đang phát triển mạnh nhất thế giới! Bỏ tên thằng Tuấn Hưng sang một bên, hãy nói ‘Tôi yêu Việt Nam!’ Thế thôi."

 

 

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
26/09/2022 12:15

Bao giờ... dân ta, dân nô lệ da vàng... dân chủ, dân giầu, nước mạnh, công bằng, văn minh... dân ta ca hát tự do ?
Bây giờ... đảng nó, đảng giặc cờ đỏ búa liềm... đảng chủ, đảng giầu, dân nghèo, nước yếu, bất công, bất minh, cấm ca hát tự do.

Bây giờ... dân ta, dân nô lệ da vàng...Đứng Lên, Lên Tiếng...đập tan, gông cùm, xiềng xích... Búa Liềm... trói buộc tiếng hát tự do !
Bây giờ... dân ta, dân nô lệ da vàng...Đứng Lên, Lên Tiếng...đạp tan, gông cùm, xiềng xích... Việt Cộng... trói buộc tiếng nói tự do !

Ý dân là ý trời, ý trời là ý dân, tùy ý dân ta... Đứng Lên, Lên Tiếng...thay đổi, đổi mới, đổi thay... nước nhà và nhà nước của dân ta !

Huế... Sài Gòn... Hà Nội... ! Quê hương ơi sao vẫn còn xa !
Huế... Sài Gòn... Hà Nội... ! Bao nhiêu năm sao vẫn thờ ơ !
Việt Nam... còn bao lâu... những con người ngồi nhớ thương nhau !

Triệu chân anh, triệu chân em... hỡi ba Miền vùng lên cách mạng !
Đã đến lúc nối tấm lòng chung... tuổi thanh niên... hãy đi bằng những bước tiền phong !

Từ Trung ra Bắc, chờ mong nung đốt... những bó đuốc réo vui... Tự do !
Đường đi tới những nơi lao tù... ngày may sẽ xây trường hay họp chợ... dân ta về cầy bừa, đủ áo, cơm no.

Bàn tay giúp nước, bàn tay kiến thiết... những dấu căm hờn xưa nhạt mờ...
Nhà ta xây mái, vườn ta thêm trái, Bắc, Nam, Trung đoàn kết một miền, phá biên thùy, mở rộng đường thêm, dựng nước bình yên.

Huế... Sài Gòn... Hà Nội ! Bao nhiêu năm tiếng khóc lầm than !
Huế... Sài Gòn... Hà Nội ! Trong ta đau trái tim Việt Nam !

Bom đạn ơi... lòng tham ơi... khí giới nào diệt nổi dân ta !
Việt Nam ơi... bừng cơn mê... cho mắt nhìn, sạch tan căm thù !

Hãy xáo hết dấu tích buồn xưa... ngày mai đây... những con đương Nam Bắc nở hoa !
Bàn tay thân ái... lòng không biên giới... anh em ơi... lắng nghe tình nhau !

Ngày vui sẽ qua trăm cầu... cho hai Miền... trùng phùng... lòng thấy nao nao.
Ngày Nam, đêm Bắc, tình chàn trong mắt, sẽ thấy trăm bình minh ngọt ngào.

Ngựa bay theo gió, lòng reo muôn võ... cho dân ta... bừng lớn trong... Tự do !
Bắc, Nam, Trung... tình nghĩa mặn nồng... bước ra ngoài, một lần diệt vong... dựng mái nhà chung !

Huế, Sài Gòn, Hà Nội !... bài ca, tiếng hát của Trịnh Công Sơn... vọng về từ cõi niết bàn.

2Gà
27/09/2022 01:14

Hỏi cs Khánh Ly (đã từng hát bài “Đời Đá Vàng”) đã thấy thế nào là “Đá” và thế nào là “Vang” chứ? Và có “Muộn”, có “Phiền” không?

Xuyên Đảo Phương Tử
27/09/2022 09:53

Khánh ơi là Khánh, Ly ơi là Ly ! Như vậy" Người ta" đã không cho cô hát rồi ,bộ cô không biết hay sao hay chờ cho đến khi họ nói thẳng câu " chúng tôi cấm cô hát " vào mặt !