Những quan điểm khác nhau về sự nghèo khó của nông dân ĐBSCL

Trong lãnh vực nông nghiệp của Việt Nam, tình trạng khó khăn, thiệt thòi của người trồng lúa hẳn là một trong những đề tài gây nhiều chú ý và cũng gây nhiều bàn cãi về nguyên nhân của vấn đề.
Thanh Quang, phóng viên RFA
2009.12.25

Bị ép giá?

Trong thời gian gần đây, xem chừng như ngày càng có nhiều ý kiến đề cập tới tình cảnh khó khăn gần như triền miên của đại đa số nông dân VN, nhất là tại vùng ĐBSCL, mà một trong những nguyên nhân chủ chốt là người làm ra hạt lúa thường xuyên gặp thiệt thòi vì bị thương lái ép giá, như một chuyên gia Miền Tây mô tả:

“Tại vùng ĐBSCL, hầu hết nông dân tiêu dùng mọi thứ bằng lúa. Họ thu họach lúa xong rồi mới bán lúa để trang trải nợ nần, chi phí phân bón, tiền nước mắm, dầu lửa...đủ thứ hết. Rồi tới thời vụ bị thương lái ép giá. Nhưng bây giờ nhà nước có chủ trương này đỡ cho nông dân lắm, đó là hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp.

Thí dụ như doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng nhà nước, nhà nước hỗ trợ phần lãi suất đó để giúp các doanh nghiệp mua lúa của dân trữ lại. Chớ để tới thời vụ, lúa ứ đọng nhiều quá doanh nghiệp không chịu mua, rồi khi mua họ bắt đầu ép giá lúa của dân.”

Nhưng cũng có quan điểm ngược lại, cho rằng thiệt thòi của nông dân không phải phát xuất từ tình trạng bị thương lái ép giá, mà vì người trồng lúa bán nông sản của mình không đúng lúc. Thạc sĩ Phạm Văn Quỳnh, Phó giám đốc Sở Nông Nghiệp Cần Thơ thuộc trong những người có quan điểm như vậy, như ông nhận xét sau đây:

Nói chung vấn đề thương lái ép giá lúa cũng có, nhưng đó không phải là vấn đề phổ biến, ảnh hưởng nặng lắm đâu.

Th.sĩ Phạm Văn Quỳnh

“Nói chung vấn đề thương lái ép giá lúa cũng có, nhưng đó không phải là vấn đề phổ biến, ảnh hưởng nặng lắm đâu. Tại vì hiện giờ hệ thống thương lái vẫn là hệ thống tích cực trong việc thu mua lúa, giải quyết vấn đề bán lúa của nông dân. Trong những trường hợp nhất định, nông dân nóng lòng bán lúa sớm, rồi sau đó giá lúa lên khiến họ cảm thấy bị ép giá.

Thực tế, đó chỉ là cơ chế thị trường thôi, theo giá lên giá xuống. Vấn đề là nông dân bán lúa không đúng thời điểm. Thương lái cũng có vai trò tích cực trong một hệ thống, chớ không phải tiêu cực đâu, nhất là họ phải đi luồn lách từng ngõ ngách để thu gom lúa về cho công ty.”

Về vấn đề nông dân bán lúa không đúng thời điểm cũng được một nông dân ở An Giang mô tả thêm:

“Lúa em mần ở bên đây, mới mần xong đem vô mình chưa có hay biết giá cả. Thí dụ giá lúa hôm qua 5 ngàn/1 ký, rồi bữa nay nó lên nữa mình đâu có hay. Nên mình bán theo giá hôm qua thì người ta mua liền. Tới khi hay lúa lên giá thì mình đã bán cho người ta rồi. Ép giá lá ép như vậy đó.”

Cơ chế thị trường

Theo TS Phạm Văn Quỳnh, thì vật giá nói chung gia tăng – trong khuôn khổ cơ chế thị trường – góp thêm phần bất lợi cho mức sống nông dân:

“Đây là vấn đề nan giải cho bài toán kinh tế VN. Tại vì số diện tích của từng nông hộ thường thì nhỏ. Do đó điều kiện giá cả nói chung tăng khiến thu nhập của họ chưa đáp ứng hết được nhu cầu cuộc sống, nên tình trạng nông dân không được khá thôi. Rồi giá cả vật tư nông nghiệp tăng khi giá lúa tăng.

Trong bối cảnh giá cả nói chung của các mặt gia tăng khiến nông dân không trang trải hết chi phí, cho nên họ chưa khá giả được. Tuy nhiên, vấn đề giá cả tăng như vậy là theo cơ chế thị trường thôi, chớ không phải vấn đề ép nông dân gì hết.”

Dù thế nào đi nữa thì người trồng lúa nói chung vẫn gặp khó khăn. Câu hỏi được nêu lên là giới hữu trách, và cả những chuyên gia nông nghiệp, có biện pháp nào để trợ giúp nông dân không. TS Phạm Văn Quỳnh giải thích:

Nông dân nóng lòng bán lúa sớm, rồi sau đó giá lúa lên khiến họ cảm thấy bị ép giá. Thực tế, đó chỉ là cơ chế thị trường thôi, theo giá lên giá xuống.

Th.S Phạm Văn Quỳnh

“Đó là hướng nhà nước phát triển theo cơ chế, tức là làm thế nào để doanh nghiệp gắn bó, khắng khít với nông dân, trong khi các nhà khoa học cũng tham gia chuyển giao được những tiến bộ khoa học tốt nhất để cho sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, đồng thời giúp giảm thiểu tình trạng thất thoát, lãng phí lượng nông sản thu họach của nông dân, để bảo đảm nguồn thu nhập của nông dân. Đây là xu hướng mà VN đang đẩy mạnh, và chứng tỏ đang mang lại kết quả tốt.”

Vẫn theo TS Phạm Văn Quỳnh thì hiện VN bắt đầu chú trọng tới nông thôn nhiều hơn:

“Hiện chính phủ đang tăng cường đầu tư cho nông thôn tương đối toàn diện, từ đường xá, trường học, tới các trạm y tế địa phương...Thứ hai là nhà nước cũng có hỗ trợ nông dân về lãi suất trong vốn vay để đáp ứng sản xuất. Nói chung là trong chiều hướng chú trọng tới nông thôn, tập trung đầu tư vào nông thôn nhiều hơn trước.”

Có lẽ câu hỏi cần được nêu lên ở đây là những kế họach tốt đẹp của nhà nước dành cho nông nghiệp, nông thôn và nhất là nông dân được thực hiện cụ thể ra sao? Báo điện tử Cần Thơ cách nay ít lâu có bài tựa đề “Khi Nông Dân Lên Tiếng” nhận xét rằng “Tại nhiều hội thảo về nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua, rất nhiều người có trách nhiệm đã đặt ra vấn đề định hướng, quy họach vùng sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nghề; doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu nông sản cho nông dân... Thế nhưng, nhìn chung, trên thực tế, ở rất nhiều nơi, nông dân vẫn phải ‘tự bơi’ trong cơ chế thị trường, trong làn sóng hội nhập-cạnh tranh ngày càng khốc liệt”.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
05/01/2010 10:41

Ai nói ND không bị ép giá. CP hỗ trợ lãi sất cho DN, họ không thèm mua lúa ND mà đem tiền gởi vào ngân hàng lấy lãi. Đợi đến khi lúa tồn đọng, ND cần tiền trả nợ NH và trang trãi cuộc sống thì họ thuê thương lái đi mua với giá thấp. Tại sao CP không sớm xây nhiều tổng kho ND tự mang lúa đến cân lúa tai kho rồi lấy phiếu nhập kho mang lại ngân hàng lĩnh tiền. Giá lúa được áp dụng theo từng chủng loại giống. Nếu tổ chức được như vậy thì DN đâu có lợi dụng tiền vai không lãi suất gởi NH mà ép giá ND.

Anonymous
11/01/2010 10:58

Nông dân và kể cả người dân VN rất hiền. Bị bọn cầm quyền khác máu việt gian CS chèn ép, đè đầu cởi cổ, cướp bóc trên xương máu mà vẫn âm thầm chịu đựng. Thật ra họ không hiền đâu, bởi vì bọn CS đàn áp dữ quá nên họ sợ vậy thôi. ND đang chờ đợi cơ hội đấy.

Anonymous
25/12/2009 09:53

toan the nong dan hay doan ket khong ban lua khi lua khong co lai

Anonymous
29/12/2009 00:26

Tôi ủng hộ ý kiến bạn nong dan. Không bán, giá gạo lên, tôi sẵn sàng mở hầu bao cốt sao cho bà con nông dân đỡ khổ.

Anonymous
25/01/2010 15:53

Từ khi NN CS VN có chính sách cho dân vay tiền đến nay, nhân dân VN đặc biệt là nông dân VN và cán bộ công chức cấp thấp không còn 1 ai thuộc diện nghèo khó nửa, vì tất cả đều đã trở thành con nợ của NN.Vì họ vay tiền về chỉ dùng để tiêu sài, mua này sắm nọ chứ có làm ăn được gì đâu bởi thuế má khắc nghiệt, bởi sự hạch sách nhũng nhiễu của chính quyền làm ra bao nhiêu bị bọn chúng vơ vét sạch bởi sự lủng đoạn của tệ nạn tham nhũng và cướp bóc. Họ làm cho ND thiếu nợ, nghèo đói để họ dể độc quyền cai trị. Đó là sách lược của bản chất CS VN.