Blogger Việt Bước Vào Năm 2009 Với Nhiều Rủi Ro!
2008.12.31
“Blog” kẻ thù của các quốc gia độc tài – độc đảng
Điều đặc biệt nhất trong số các lý do đưa đến sự thành hình thú vị của một bộ phận blog Việt Nam đến từ tình trạng bị kềm toả của báo chí cổ điển. Nhiều nhà báo, biết nhiều thông tin, có những quan điểm khác với “lề bên phải” của nhà nước, đành phải dùng blog như công cụ phụ trợ để nói lên tiếng nói của mình. Và cũng chính từ động cơ này, trong một số, nếu không phải là trong nhiều trường hợp liên quan đến quan chức chính quyền, blog trở thành nơi độc giả chủ động tìm đến.
Nhiều nhà báo, biết nhiều thông tin, có những quan điểm khác với “lề bên phải” của nhà nước, đành phải dùng blog như công cụ phụ trợ để nói lên tiếng nói của mình.
Điều này được một nhà báo trong nước, yêu cầu không nêu tên, nhận định trên Đài chúng tôi cách đây ít lâu.
“Sự xuất hiện của Internet góp phần vô hiệu hoá nỗ lực kiểm soát thông tin của chính quyền Việt Nam. Những thông tin, suy nghĩ xưa nay được xem là “cấm kỵ” “nhạy cảm” thì càng ngày càng được chia sẻ trên Internet.
“Đáng chú ý, là có hiện tượng các nhà báo làm blog. Trên các blog này có khá nhiều thông tin không thể tìm thấy trên các báo chính thức.”
Cũng khó lòng trông đợi rằng chính quyền có thể làm ngơ, để mặc cho các blogger vận dụng Internet, vận dụng tính “vô hiệu hoá nỗ lực kiểm soát thông tin của chính quyền.” Trên thực tế, từ chỗ quan sát, lượng định, đánh giá tình hình, dường như chính quyền bắt đầu mạnh tay hơn, dành lại quyền kiểm soát blog, kiểm soát Internet, và qua đó, quan trọng hơn, là kiểm soát thông tin.
“Sự xuất hiện của Internet góp phần vô hiệu hoá nỗ lực kiểm soát thông tin của chính quyền Việt Nam. Những thông tin, suy nghĩ xưa nay được xem là “cấm kỵ” “nhạy cảm” thì càng ngày càng được chia sẻ trên Internet.
Kế hoạch cứu nguy cho các cơ quan tuyên truyền của chính quyền VN
Đầu tháng 10, Việt Nam cho ra đời “Cục Quản Lý Phát Thanh, Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử,” đặt dưới quyền quản lý của Bộ Thông Tin – Truyền Thông. Cơ quan này có chức năng xây dựng qui định quản lý thông tin trên Internet, trong đó có “quy định về quản lý blog cá nhân.”
Trước đó, Thủ Tướng Chính Phủ ban hành Nghị Định liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tại Việt Nam. Nghị định liệt kê một số hành vi bị cấm khi sử dụng Internet, trong đó có hành vi “chống lại nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”
Ngày 27 tháng 11, Việt Nam tổ chức hội thảo “Xây Dựng Thông Tư Về Hoạt Động Cung Cấp Thông Tin Trên Blog” và ngụ ý sẽ có một thông tư riêng, qui định các hoạt động liên quan đến blog.
Ngày 24 tháng 12 vừa qua, Thông Tư 07 ra đời, chính thức qui định rõ ràng những điều lệ nhằm kiểm soát hoạt động và nội dung của các blogger.
Và đến ngày 24 tháng 12 vừa qua, Thông Tư 07 ra đời, chính thức qui định rõ ràng những điều lệ nhằm kiểm soát hoạt động và nội dung của các blogger. Kiểm soát blog, nhưng theo thuật ngữ mà ông Cục Trưởng Cục Quản Lý Phát Thanh, Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử thuộc Bộ Thông Tin – Truyền Thông, sử dụng, thì thông tư “hướng tới việc hình thành một nhận thức trong cộng đồng về sử dụng Internet trong việc cung cấp thông tin lên mạng.”
Năm 2008 chứng kiến sự ra đời của những blog mà tác giả là các nhà báo, các nhóm trí thức, hay những tập thể quan tâm đến các vấn đề mà phía chính quyền định nghĩa là “nhạy cảm.”
Những blog có tiếng nói dân chủ xuất hiện khắp nơi
Về kinh tế, chính trị, xã hội, có thể kể ra một số blog vượt trội về mặt nội dung, như blog Osin, Trần Đông Chấn, Võ Đắc Danh, Nguyễn Quang Lập, Trục Nhật Phi (Cao Tự Thanh), Đinh Tấn Lực, Hồ Lan Hương, Thông Tấn Xã Vàng Anh, Change We Need, Trạng Trình, Tạ Phong Tần, Điếu Cày, vân vân.
Khi nhắc đến tên của các blog và blogger, không thể không dành ra một phần thời gian nhắc lại blog mang tên “Điếu Cày” của ông Nguyễn Văn Hải, mà nhiều người gọi là Nguyễn Hoàng Hải.
Ông Hải bị chính quyền bắt giam, mang ra toà và xử ông 2 năm rưỡi tù vào đầu tháng 10 vừa qua. Mặc dầu bị xử về tội trốn thuế, giới blogger trong nước biết rất rõ rằng ông Hải gặp rắc rối vì có các hoạt động công khai thể hiện quan điểm phản đối Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa-Trường Sa, tham gia biểu tình và đăng bài viết trên trang blog cá nhân.
“Gần đây, nhất là những tháng cuối năm 2007, người dân ngày càng nhận biết blog là nguồn thông tin rất quý, là công cụ phát biểu ý kiến rất tốt. Blog là nơi mọi người có thể tham gia mà không bị sự cản trở của nhà nước. Blog là một sự tự do thông tin, tự do báo chí tốt tại Việt Nam hiện nay.”
Tại một thời điểm khi chưa bị bắt và đang tham gia vào các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, blogger Điếu Cày đã từng trả lời phỏng vấn của chúng tôi, nhấn mạnh, rằng “blog là một sự tự do thông tin.”
“Gần đây, nhất là những tháng cuối năm 2007, người dân ngày càng nhận biết blog là nguồn thông tin rất quý, là công cụ phát biểu ý kiến rất tốt. Blog là nơi mọi người có thể tham gia mà không bị sự cản trở của nhà nước. Blog là một sự tự do thông tin, tự do báo chí tốt tại Việt Nam hiện nay.”
Blog là gì?
Cũng trong quá trình kiểm soát nội dung blog, những phát biểu của
giới chức có thẩm quyền cho thấy hình thức thông tin và giao tiếp xã hội này đã
bị đóng khung trong tên gọi nguyên thuỷ của loại hình.
Chẳng hạn, thứ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông, ngày 27 tháng 11, nhận định: “blog, về mặt ngữ nghĩa, từ ngữ [Việt Nam] khó xác định.” Rồi cũng ngày hôm ấy, ông thứ trưởng định nghĩa, và sau đó kết luận luôn, rằng “đã là nhật ký cá nhân, thì chỉ viết cho mình, cùng lắm là cho người thân đọc.”
Nếu chỉ là nhật ký, là những thông tin cá nhân, những blog có nội dung chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội thì “không thể gọi là blog.
Thứ trưởng Bộ Thông Tin
Nếu chỉ là nhật ký, là những thông tin cá nhân, vẫn theo ông thứ
trưởng, những blog có nội dung chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội thì “không
thể gọi là blog.”
Kết luận “không thể gọi là blog” của ông thứ trưởng ngay lập tức
nhận được phản hồi.
Chẳng hạn, blogger Tạ Phong Tần, chủ trang blog nổi tiếng tại
Việt Nam nhận định.
“Blog là do một người viết, và những điều người ấy viết có thể là
cảm xúc cá nhân, những điều tai nghe mắt thấy, hoặc bình luận về các vấn đề xã
hội. Đó không phải là bản tin. Mặc dầu một blog có thể đề cập đến vấn đề kinh tế,
chính trị, xã hội, nhưng không thể gọi là bản tin, đó chỉ là cách suy nghĩ,
nhìn nhận của duy nhất một cá nhân.” (taPhongTan)
Thông tư 07 không rõ – khó hiểu
Trên blog mang tên Thông Tấn Xã Vàng Anh, người ta có thể đọc được rất nhiều những thông tin, nhận định liên quan đến các thông tư, quy phạm, nghị định liên quan đến việc quản lý blog của chính quyền. Chẳng hạn, Thông Tấn Xã này viết rằng,
Mặc dầu một blog có thể đề cập đến vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, nhưng không thể gọi là bản tin, đó chỉ là cách suy nghĩ, nhìn nhận của duy nhất một cá nhân.”
taPhongTan
“Nhà cầm quyền không thể đặt ra một định nghĩa không chính xác về
một sự kiện hiện tượng để rồi áp đặt nó theo định nghĩa của mình. Còn nếu [ông
Doãn] muốn nói đến quy định xuất phát từ yếu tố cá nhân theo như sự phát triển
định hình ban đầu của blog thì lại càng sai, bởi nếu blog có phát triển vượt quá phạm vi ban đầu, từ
thông tin cá nhân chuyển sang thông tin kinh tế, chính trị, xã hội, thì đó là sự
phát triển khách quan của blog, phù hợp với xu thế của thời đại.”
Thông Tư 07 được ban hành vào ngày 24 tháng 12 vừa qua đã đặt
những “blogger – nhà báo” nói riêng, và tất cả những tác giả đề cập đến lãnh vực
kinh tế, chính trị, xã hội nói chung, vào tình huống có thể đối mặt với những rắc
rối về mặt luật pháp.
Thông Tư 07 cấm truyền các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học, nghệ
thuật, các xuất bản vi phạm quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản. Thông
Tư 07 cũng cấm đặt đường liên kết đến thông tin vi phạm pháp luật.
Chỉ trong 2 điều này, người ta có thể đặt ngay câu hỏi tiếp theo, vậy thế nào là thông tin vi phạm pháp luật? Dường như Thông Tư 07 không định nghĩa điều này. Chính vì thế, trong lúc trả lời phỏng vấn báo chí trong nước, Giám Đốc Sở Thông Tin – Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh, đã nói Thông Tư còn nhiều điểm chưa rõ, và sẽ rất khó cho blogger trong việc xác định vi phạm qui định.
chúng tôi mong muốn tạo cả điều kiện để các bạn tham gia thảo luận về những chủ đề mà tất cả chúng ta cùng quan tâm.
RFA
Hãy phát biểu ý kiến, nguyện vọng trên trang“Blog RFA”
Dù định nghĩa là gì đi nữa, dù tên gọi có là blog, web log, hay nhật
ký cá nhân, thì phương tiện này sẽ vẫn tiếp tục trở thành loại hình giao tiếp
xã hội ngày càng phổ biến. Thật vậy, blog, trên tất cả những định nghĩa hay tên
gọi, là một loại hình giao tiếp phản ánh sự phát triển của xã hội, sự thăng tiến
của công nghệ và tầm quan trọng của thông tin cũng như nhu cầu trao đổi thông
tin.
Ngày đầu năm, xin được báo tin vui cùng các bạn, là ban Việt Ngữ
đài Á Châu Tự Do cũng bắt đầu có trang blog bên cạnh trang web chính của Đài.
Trang web có địa chỉ www.rfavietnam.com, được
xây dựng để trở thành một kênh giao tiếp bổ sung giữa các biên tập viên của Ban
với thính giả.
Với blog này, chúng tôi đến với các bạn không chỉ qua âm thanh
và giọng nói, chúng tôi mong muốn tạo cả điều kiện để các bạn tham gia thảo luận
về những chủ đề mà tất cả chúng ta cùng quan tâm.
Và thật sự là như vậy, cho dầu định nghĩa là gì, hay gọi tên là
gì, blog sẽ vẫn tiếp tục là nơi giao tiếp. Và nơi giao tiếp chắc hẳn phải là một
môi trường đa chiều. Chúng tôi xây dựng blog là để được nghe ý kiến của chính
các bạn đấy!
MC CUỐI: Vừa rồi
là những thông tin, nhận định được ghi nhận từ một số blog và blogger liên quan
đến những văn bản đang và sẽ được ban hành nhằm quản lý loại hình blog. Chúng
tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, sàng lọc và gởi đến quí vị những hình thức thông tin
trên Internet, trong các trang Blog cá nhân liên quan đến nhiều đề tài khác
nhau và gởi đến quí vị trong các chương trình sau. Mong quí vị đóng vai trò cầu
nối giữa chúng tôi và các thông tin như vậy. Xin gởi cho chúng tôi các thông
tin cùng đường liên kết đến các blog hữu ích mà quí vị đọc được, qua địa chỉ vietweb@rfa.org.