8 năm sau vụ khủng bố 9/11
2009.09.11
Hai chiếc đâm vào tòa tháp đôi ở New York, chiếc thứ 3 đâm vào Lầu Năm Góc tại thủ đô Washington, và chiếc thứ tư đâm xuống một cánh đồng ở bang Pennsylvania sau khi hành khách trên phi cơ cùng nhau chống lại bọn khủng bố đang cầm lái.
Tức khắc cùng với các nước đồng minh, chính phủ Hoa Kỳ mở một trận chiến quy mô nhắm thẳng vào các đường dây hoạt động của Al-queda, đồng thời đưa quân sang Afghanistan lật đổ chính quyền Taliban và sang Iraq lật đổ chế độ độc tài Saddam Hussein.
Cả hai cuộc chiến này cũng như cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu vẫn đang tiếp diễn, và các bản phúc trình do chính phủ Hoa Kỳ phổ biến gần đây đều nói vẫn còn rất nhiều khó khăn trước mắt.
8 năm sau vụ khủng bố 911 xảy ra ờ New York và Washington D.C., Hoa Kỳ và đồng minh “đã tiêu diệt được hàng ngàn ổ khủng bố” nhưng hiểm hoạ do Al-queda gây nên vẫn còn dù “không đủ khả năng để hoạt động như ngày xưa.
Giám đốc FBI Robert Mueller
Hiểm họa khủng bố
“Tám năm sau ngày vụ khủng bố 911 xảy ra ờ New York và Washington D.C., Hoa Kỳ và đồng minh “đã tiêu diệt được hàng ngàn ổ khủng bố” nhưng hiểm hoạ do Al-queda gây nên vẫn còn dù “không đủ khả năng để hoạt động như ngày xưa”.
Trả lời phỏng vấn của nhật báo USA Today nhân thời điểm đánh dấu 8 năm ngày khủng bố tấn công nước Mỹ, Giám Đốc FBI Robert Mueller cho biết bảo vệ an ninh cho quốc gia “luôn luôn là mục tiêu hàng đầu” của những cơ quan đậc trách tình báo và an ninh.
Không nói liệu Al-queda có thể mở một cuộc tấn công khác nhắm vào nước Mỹ hay không, ông Mueller nhấn mạnh “nguy cơ do khủng bố gây nên vẫn còn cao”.
Trong một phúc trình gửi cho Quốc Hội, Uỷ Ban An Ninh Và Tình Báo Quốc Phòng Hoa Kỳ viết rằng “hàng ngàn tên khủng bố đã bị giết hay bị bắt sống, rất nhiều địa điểm an toàn của chúng đã bị phá vỡ, các trung tâm huấn luyện do chúng dựng lên dọc theo biên giới Pakistan-Afghanistan cũng không còn” đi kèm với những tài liệu xác nhận “ngay đường dây Al-queda ở Iraq cũng đã bị dẹp tan” không thể tiếp tục gây rối loạn hay thực hiện những vụ đánh phá nhắm vào quân đội Hoa Kỳ như chúng từng làm những năm trước đây.
Con số được ghi trong phúc trình cho thấy hôm 11 tháng 9 năm 2001 có 2,982 người chết vì quân khủng bố, nhưng năm ngoái số người thiệt mạng vì các hoạt động do quân khủng bố gây nên chỉ có 75 người.
Phúc trình cũng cho thấy “những tài liệu tình báo mới nhất xác nhận thủ lãnh Osama bin Laden và phụ tá Ayman al-Zawahri không còn trực tiếp điều khiển các hoạt động của Al-queda như chúng từng làm trước ngày biến có 911 xảy ra” nhưng không thể biết đích xác hai kẻ thù của nước Mỹ đang lẫn trốn nơi đâu.
Trước đây tin tình báo Hoa Kỳ và Anh Quốc đều nói có nhiều khả năng Osama bin Laden đang trốn ở khu vực đồi núi hiểm trở tại biên giới Pakistan, nhưng các cuộc hành quân truy lùng các tên trùm khủng bố quốc tế do binh sĩ Hoa Kỳ và NATO thực hiện “đều không đem lại kết quả”.
Khi ra điều trần trước Thượng Viện, Đại Tướng James Jomes, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Toà Bạch Ốc, cũng nói quân khủng bố “vẫn có đủ khả năng để mở những cuộc tấn công nhắm vào các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ”, gây ảnh hưởng “trực tiếp” đến an ninh của nước Mỹ.
Nạn nhân của chúng bây giờ là thành phần phụ nữ, trẻ em, chúng nhắm tới các nhân viên đang làm việc cho các chương trình từ thiện, nhắm vào những người trước đây hầu như chúng không để ý tới.
Ông J.J. Green
Ông Tom Fuentes, Cựu Phụ Tá Giám Đốc FBI dưới thời Tổng Thống George W. Bush, cho rằng quân Al-queda “đang nằm yên nhưng không có nghĩa chúng chờ chết”, mà phải đề phòng, xem chúng “như một quá núi lửa có thể tái hoạt động bất kỳ lúc nào”.
Ông J.J. Green, một chuyên gia về an ninh của Hoa Kỳ nói rõ hơn, cho rằng quân khủng bố bây giờ đã thay đổi chiến lược hành động.
“Nạn nhân của chúng bây giờ là thành phần phụ nữ, trẻ em, chúng nhắm tới các nhân viên đang làm việc cho các chương trình từ thiện, nhắm vào những người trước đây hầu như chúng không để ý tới.
Chúng cũng thay đổi địa điểm hoạt động, chẳng hạn như đường dây khủng bố ở Tây Ban Nha bây giờ dời sang các nước Trung Mỹ, xuất hiện tại El Salvador hay tại Nicaragua. Al-queda thì dời địa diểm hoạt động sang Châu Phi, Hezbollah nhúng tay vào những hoạt động phá hoại ở Châu Mỹ La Tinh. Chiến thuật của chúng phải thay đổi vì chiến thuật cũ không còn hữu hiệu nữa.”
Nhà báo Bryant Thomas của AP chuyên đặc trách về lãnh vực quốc phòng chia sẻ quan điểm vừa nêu. Ông cho rằng mục tiêu của khủng bố luôn luôn là phá hoại, và chúng sẽ chẳng ngừng tìm địa điểm để ra tay hành động, bất kể nạn nhân của chúng là ai.
“Bọn khủng bố muốn hành động chúng làm khiến mọi người phải run khiếp. Từ khi các cơ sở chính phủ và những trại lính được canh phòng kỹ hơn thì khách sạn được chúng đặt trong tầm nhắm. Điều này cũng đễ hiểu.
Đánh phá khách sạn
hay những
cơ
sở
tư
nhân bao giờ cũng dễ hơn phá hoại
cơ
sở
chính phủ. Khách sạn bọn chúng nhắm
đến
đều
là những
nơi
có đông du khách Tây Phương, và chỉ
cần một vụ đánh bom thôi,
cũng đủ
để
chúng giết biết bao nhiêu người.”
Bọn khủng bố muốn hành động chúng làm khiến mọi người phải run khiếp. Từ khi các cơ sở chính phủ và những trại lính được canh phòng kỹ hơn thì khách sạn được chúng đặt trong tầm nhắm.
Nhà báo Bryant Thomas
Tiếp tục nhiều nỗ lực
Một trong những thành quả mà các giới chức tình báo Mỹ thường nói đến là chận đứng hầu hết các đường dây tiếp tế tiền bạc cho quân khủng bố, kể cả kế hoạch phá vỡ những đường dây chuyên buôn bán ma tuý.
Ông Sturad Levy, Phụ Tá Tổng Trưiởng Tài Chánh Mỹ cho rằng Al-queda phải huỷ bỏ nhiều âm mưu phá hoại “vì không có tiền hoạt động”. Chương trình này đang được Washington và các quốc gia đồng minh thực hiện, và nhiều quốc gia khác cũng bắt đầu tham gia.
Tuy nhiên tháng Sáu vừa rồi khi ra điều trần trước Hạ Viện Đặc Sứ Richard Holbrook cho biết quân khủng bố Taliban “vẫn nhận được tiếp tế từ các nước Hồi Giáo ở Vinh Ba Tư”.
Viên chức đặc trách về Afghanistan và Pakistan nói thêm ông được báo cáo “số tiền các nước Hồi Giáo giúp Taliban nhiều hơn con số 80 triệu dollars chúng thu được hàng năm nhờ bán ma tuý”.
Tám năm sau ngày nước Mỹ bị khủng bố tấn công và dù Nhà Trắng đã đổi chủ, nhưng sách lược nhằm đảm bảo an ninh cho nước Mỹ và cho thế giới vẫn là mục tiêu quan trọng nhất. Ngay sau ngày tuyên thệ nhậm chức, Tổng Thống Barack Obama khẳng định với người dân là “không để yên cho quân khủng bố có cơ hội hành động” và “sẽ đánh bại quân Al-queda”.
Mùa hè năm nay, ông Obama đã đọc bài diễn văn quan trọng nói về một mối quan hệ mới với cộng đồng Hồi Giáo, kêu gọi đừng cộng tác với các phần tử khủng bố. Ngay sau đó, các tổ chức khủng bố và thành phần Hồi Giáo cực đoan lên tiếng phản bác lời kêu gọi nhà lãnh dạo Mỹ đưa ra.
Bà Catherine Herridge, một chuyên gia về Trung Đông kể lại: “Liên tục cả tháng trời sau ngày Tổng Thống Obama đọc bài diễn văn lịch sử ở Cairo, tất cả các mạng lưới điện toán của những phần tử quá khích lẫn của Al-queda đều lên tiếng kêu gọi tập thể Hồi Giáo khắp nơi đừng nghe những gì ông Obama nói, đừng tin vào hứa hẹn thay đổi mà ông Obama đã cam kết.”
Các chuyên gia tình báo an ninh Hoa Kỳ nói rằng tin tức họ thu thập được cho thấy kêu gọi của Al-queda đã không mang lại kết quả như chúng mong muốn, giải thích thêm là 21 năm sau ngày thành lập, tổ chức khủng bố Al-queda bây giờ đang ở trong thế phải chống đỡ, trốn tránh những cuộc hành quân truy lùng gắt gao mà quân đội Mỹ đang cho thực hiện, không dám xuất đầu lộ diện như chúng từng làm.
Mới vài ngày trước đây khi trả lời phỏng vấn của AFP, Giáo Sư Jean Pierre Filiu đang giảng dậy tại Viện Nghiên Cứu Chính Trị Paris nói rằng ông không ngạc nhiên khi thấy Al-queda phải rút vào bóng tối.
Lý do ông đưa ra là một mặt các đường dây hoạt động của chúng liên tục bịn phá vỡ, điển hình là lần cuối cùng chúng đặt bom đánh phá ở Âu Châu xảy ra hồi năm 2005, mặt khác thì những cơ sở hạ tầng chúng hy vọng dựng được ở Afghanistan và Iraq đều không thành công, chính người dân địa phương dù không hài lòng với chính quyền cũng không muốn tham gia làm việc cho chúng.
Dù vậy, các viên chức an ninh Hoa Kỳ vẫn tiếp tục lên tiếng nhắc nhở mọi người rằng Al-queda có thể phải ngưng hoạt động, nhiều lãnh đạo cao cấp của chúng bị bắt hoặc bị giết, nhưng không vì thế mà bảo rằng hiểm họa khủng bố đã hết hoặc đã giảm bớt. Một quan chức Nhà Trắng yêu cầu dấu tên gọi khủng bố là “bọn kẻ thù ngoan cố, “chẳng bao giờ bỏ ý muốn giết người.
Các viên chức Nhà Trắng cũng nói ngày nay. mặt trận chính của cuộc chiến khủng bố là chiến trường Afghanistan.
Theo chuyên gia quân sự Sameer Lalwani của Sáng Hội Hoa Kỳ Mới, chắc chắn Washington phải đưa thêm quân sang để ổn định chiến trường này, dù sự ủng hộ của quần chúng Mỹ đang ngày một giảm:
“Nói chung, chuyện đưa thêm quân vào chiến trường là điều phải xảy ra. Mới đây chính Đại Tướng Tư lệnh McCrystal đã yêu cầu tăng thêm từ 10,000 tới 45,000 binh sĩ, tùy thuộc vào chiến lược mà Nhà Trắng và Bộ Quốc Phòng muốn thực hiện.”
Tại sao là nạn nhân của khủng bố mà người dân Hoa Kỳ lại không ủng hộ tuyến đầu Afghanistan? Giáo sư Bruce Hoffman, một nhà nghiên cứu về hoạt động của khủng bố của Đại Học Georgetown tại thủ đô của nước Mỹ cho rằng cuộc chiến chống khủng bố đã kéo dài 8 năm nay khiến người dân Mỹ mệt mỏi, đồng thời số tiền chính phủ bỏ ra cho cuộc chiến này cũng như con số cả ngàn binh sĩ hy sinh khiến dân chúng Mỹ mất kiên nhẫn. Từ đó, người dân có cảm tưởng rằng chính phủ cố tình làm lớn hiểm họa khủng bố để tiếp tục cuộc chiến.
Giáo sư Hoffman cũng nói rằng nếu Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan ngay lúc này, bọn khủng bố quốc tế sẽ không bỏ lỡ cơ hội để tìm đường mở cuộc tấn công quy mô nhắm thẳng vào nước Mỹ. So sánh khác biệt giữa cuộc chiến Việt Nam trước đây và cuộc chiến Hoa Kỳ đang theo đuổi ở Afghanistan, ông bảo “khi Hoa Kỳ rời Đông Dương, Việt Cộng không đuổi theo sang tận Mỹ để đánh chúng ta. Cuộc chiến Afghanistan thì khác, quân khủng bố sẽ đuổi theo chúng ta đến cùng”.
Tóm lại theo Giáo Sư Hoffman, 3 vụ tấn công khủng bố thực hiện trên nước Mỹ hôm 11 tháng Chín năm 2001 diễn ra trong vòng 102 phút đồng hồ, đã thay đổi hẳn nếp sống cũng như sự suy nghĩ của người dân Hoa Kỳ. Tám năm sau, có thể dân chúng Mỹ bắt đầu mất kiên nhẫn, nhưng kẻ thù của họ không bao giờ bỏ ý đồ phá hoại cả.
Điều vừa nói cũng khiến người ta nhớ lại phát biểu của Cựu Tổng Thống George W. Bush trong cuộc họp báo cuối cùng hồi tháng Giêng năm nay trước khi ông rời Nhà Trắng. Ông Bush bảo sáng nào cũng được thông báo về tình hình an ninh quốc gia, và có những lần ông “dựng tóc gáy” khi được báo cáo “những ý đồ quân khủng bố định làm”.