Thuốc trừ sâu đe dọa an ninh lương thực

Thiếu kiểm soát trong sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Châu Á đưa tới viễn cảnh bùng phát sâu bệnh phá hoại sản xuất lúa trong khu vực, đe dọa an ninh lương thực. Liệu Việt Nam có nằm ngoài vấn nạn này hay không.

0:00 / 0:00

Việt Nam nhận thức tốt việc xử dụng hóa chất trong nông nghiệp

Lời cảnh báo được nêu lên tại cuộc Hội thảo ở Singapore hồi tuần trước, diễn đàn qui tụ các nhà khoa học trong khu vực như, Úc. Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam.

Chuyên gia các nước nhìn nhận rằng, việc đẩy mạnh sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật rẻ tiền ở Trung Quốc và Ấn Độ, tình trạng qui định lỏng lẻo và huấn luyện nông dân không đầy đủ dẫn tới việc hủy hoại hệ sinh thái bao bọc đồng ruộng, tạo cơ hội cho sâu bệnh sinh sôi nẩy nở và bùng phát.

Một giới chức chuyên môn, ông Hoàng Trung Cục phó Cục bảo vệ thực vật Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn từ Hà Nội nói với chúng tôi là mọi việc trong tầm kiểm soát và Việt Nam nhận thức vấn đề một cách triệt để:

quản lý một cách chặt chẽ hơn nữa, để sau này thuốc đưa ra ngoài cho dân sử dụng hoặc đặt vào danh mục được phép sử dụng là những thuốc có tác dụng hiệu lực cao nhưng phổ chọn lọc là hẹp và chuyên tính, thuốc đến người nông dân là thuốc trừ rầy chỉ trừ một loại rầy thôi, chứ không phải như mấy chục năm trước sử dụng những loại thuốc phổ rộng rất độc hại

Ô.Hoàng Trung

"Chúng tôi đang dự thảo một luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong luật đưa thêm vào nhiều điều khoản mới, một là phải phù hợp các qui định của quốc tế trong vấn đề quản lý đăng ký sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thứ hai là làm sao để quản lý

Con rầy nâu mang virus gây bệnh vàng lùn
Con rầy nâu mang virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa. Source Sonongnghiep (Source Sonongnghiep)

một cách chặt chẽ hơn nữa, để sau này thuốc đưa ra ngoài cho dân sử dụng hoặc đặt vào danh mục được phép sử dụng là những thuốc có tác dụng hiệu lực cao nhưng phổ chọn lọc là hẹp và chuyên tính, thuốc đến người nông dân là thuốc trừ rầy chỉ trừ một loại rầy thôi, chứ không phải như mấy chục năm trước sử dụng những loại thuốc phổ rộng rất độc hại. Phải nói rằng trong thời gian tới về mặt chính sách qui định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật ngày một chặt chẽ hơn.”

Việt Nam mỗi năm thu hoạch trung bình 40 triệu tấn lúa, xuất khẩu 6 triệu tấn gạo. Cũng như nhiều quốc gia khác, nông dân muốn nâng cao sản lượng để tăng thu nhập. Đa số người trồng lúa ở miền Tây Nam bộ là tự phát, mạnh ai nấy làm, qui hoạch vùng lúa chuyên canh có quản lý chặt chẽ về giống lúa, phân bón thuốc trừ sâu mới chỉ là thí điểm ở một vài nơi với diện tích không đáng kể.

nếu có chính sách có vùng qui hoạch cho nông dân sử dụng loại thuốc thân thiện môi trường mà năng suất vẫn cao, lợi nhuận đảm bảo thì nông dân sẵn sàng theo

Người nông dân

Nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nhìn nhận với chúng tôi là nếu hạn chế xịt thuốc trừ rầy thì sẽ giảm năng suất. Người nông dân này hiểu rất rõ sự tác hại của việc lạm dụng thuốc trừ sâu:

“Tự mình bảo vệ mình, thí dụ khi làm tôi chừa ra chừng hai công làm loại lúa cho gia đình người thân ăn thì tôi quản lý rất là chặt, tôi không phun thuốc, chấp nhận năng suất thấp nhưng có loại gạo ‘sạch’ cho mình. Còn phần làm đại trà thí dụ làm 10 ha mà quản lý theo kiểu hai công đặc biệt đó thì năng suất giảm dữ lắm. Cái khó ở chỗ này, nếu có chính sách có vùng qui hoạch cho nông dân sử dụng loại thuốc thân thiện môi trường mà năng suất vẫn cao, lợi nhuận đảm bảo thì nông dân sẵn sàng theo.”

Nông dân được hướng dẫn kỹ, am hiểu việc sử dụng thuốc

Trên thực tế ngành nông nghiệp và các cơ quan chức năng của Việt Nam được quốc tế giúp đỡ, đã nỗ lực nhiều để hướng dẫn nông dân sản xuất bền vững. Ông Hoàng Trung, Cục phó Cục bảo vệ thực vật mô tả:

“Có hướng dẫn cụ thể rồi còn cầm tay chỉ việc hướng dẫn cụ thể ngoài đồng ruộng. Tổ chức rất nhiều hội thi cho nông dân, tuyên truyền phổ biến, xuống tận nông dân để tổ chức tập huấn. Lượng nông dân hiểu biết kỹ thuật khá nhiều, hàng năm chúng tôi có vài trăm lớp cho từng vùng một để tập huấn nông dân cách sử dụng thuốc. Ngay cả doanh nghiệp cũng phải có

Nông dân tìm cách gầy dựng lại đàn vịt
Nông dân tìm cách gầy dựng lại đàn vịt để ngăn chận nạn rầy nâu phá hoại ruộng đồng. AFP PHOTO. (AFP)

trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước để làm sao sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà người ta kinh doanh cho đúng mục đích, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời gian, đúng nồng độ.”

Có hướng dẫn cụ thể rồi còn cầm tay chỉ việc hướng dẫn cụ thể ngoài đồng ruộng. Tổ chức rất nhiều hội thi cho nông dân, tuyên truyền phổ biến, xuống tận nông dân để tổ chức tập huấn. Lượng nông dân hiểu biết kỹ thuật khá nhiều,

Ô.Hoàng Trung

Người nông dân vùng sông nước Cửu Long mà chúng tôi hỏi chuyện nhìn nhận là việc hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là khá tích cực, các công ty phân phối thuốc cử đại diện tới tận xã ấp để quảng bá cho sản phẩm. Tuy vậy ông đề cập tới mặt trái của việc sử dụng thuốc trừ sâu:

“Cái khó ở chỗ này, bây giờ nông dân làm ba vụ, vụ này gối đầu qua vụ kia liên tiếp có nghĩa nguồn sâu rầy không được cắt, nó truyền từ vụ này sang vụ kia. Con sâu rầy xịt không chết sinh ra thế hệ sau kháng thuốc, mình phải xịt nhiều hơn có khi gấp hai gấp ba lần. Vì thế càng ngày càng phải sử dụng thuốc sâu nhiều hơn.”

Cái khó ở chỗ này, bây giờ nông dân làm ba vụ, vụ này gối đầu qua vụ kia liên tiếp có nghĩa nguồn sâu rầy không được cắt, nó truyền từ vụ này sang vụ kia. Con sâu rầy xịt không chết sinh ra thế hệ sau kháng thuốc, mình phải xịt nhiều hơn có khi gấp hai gấp ba lần

Người nông dân

Những điều người nông dân nói với chúng tôi vô tình khá trùng hợp với khuyến cáo của cuộc hội thảo Singapore. Có vùng như Cần Thơ, những người nông dân mà chúng tôi hỏi chuyện nói là họ ứng dụng hướng dẫn cân bằng sinh thái, để các con ‘thiên địch’ hủy diệt rầy nâu và chỉ khi nào cần thiết mới phải phun thuốc xịt:

“Nếu mật số vừa phải mấy con ‘thiên địch’ nhắm nó ăn nó khống chế rầy nâu được thì chưa xịt còn nếu nó bùng phát lên thì phải xịt. Thiên địch trong đó có con kiến ba khoang, con bọ rùa, con nhện nó ăn con rầy. Mấy năm trước rầy dữ lắm, bây giờ đỡ hơn nhưng hình như hệ sinh thái bây giờ bị phá vỡ, nếu mình ứng dụng chương trình IBM bảo vệ ‘thiên địch’ tới lúc nào đó rầy nó bùng phát thì cũng phải xịt, còn nó cân đối mình khỏe nhẹ vốn mình lắm. IBM là chương trình quản lý dịch hại tổng

Nông dân bắt cá và tôm trên cánh đồng ruộng ỡ Hà Tây , ảnh minh họa, AFP
Nông dân bắt cá và tôm trên cánh đồng ruộng ỡ Hà Tây , ảnh minh họa, AFP (AFP)

hợp.”

Mấy năm trước rầy dữ lắm, bây giờ đỡ hơn nhưng hình như hệ sinh thái bây giờ bị phá vỡ, nếu mình ứng dụng chương trình IBM bảo vệ ‘thiên địch’ tới lúc nào đó rầy nó bùng phát thì cũng phải xịt, còn nó cân đối mình khỏe nhẹ vốn mình lắm

Người nông dân

Khi chúng tôi nêu câu hỏi với ông Hoàng Trung về vấn đề kiểm sóat việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trước cảnh báo của cuộc hội thảo Singapore, giới chức này biện minh rằng mấy năm nay Việt Nam xuất khẩu trung bình từ 5 tới 6 triệu tấn gạo đến nhiều nơi và không có quốc gia nào than phiền về dư lượng hóa chất độc hại.

Có lẽ Việt Nam đã rút được kinh nghiệm qua bài học của quá khứ, tháng 5/2007 Nhật Bản đã ách hai lô hàng tổng cộng ba mươi ngàn tấn gạo tẻ xuất xứ Việt Nam vì phát hiện dư lượng acetamiprid cao gấp ba lần mức cho phép. Và thật là may mắn, đa số các thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam không khó tính như Nhật Bản hay Châu Âu.

Theo dòng thời sự: