Trung Quốc cho khóa Mạng Bức tường Bá Linh “berlintwitterwall.com”

Reporters Sans Frontieres tức tổ chức phóng viên không biên giới, trụ sở tại Paris, Pháp vừa phổ biến thông cáo báo chí cho hay, nhà nước Trung Quốc đã cho phong tỏa website xuất hiện trên mạng hôm 20 tháng 10 vừa qua, để thu thập ý kiến toàn cầu, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Bức Tường Bá Linh sụp đổ.
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA, Bangkok
2009.11.05
Hình ảnh trang bìa của mạng "berlintwitterwall.com" Hình ảnh trang bìa của mạng "berlintwitterwall.com"
Screen capture

Trên 2 triệu người TQ ghi thông điệp trên Bức Tường Bá Linh

Website mang tên “berlintwitterwall.com” là diễn đàn dành cho tất cả những ai muốn bày tỏ ý kiến, đóng góp quan điểm của mình liên quan đến sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh xảy ra hôm mồng 9 tháng 11 năm 1989, đây cũng là cơ hội để mọi người nói lên nguyện vọng, mong ước,  khi hướng về tương lai, cùng những gì cá nhân ấp ủ, sau khi sự kiện lịch sử hi hữu đó xảy ra và còn có thể tái diễn dưới bất cứ thời gian, không gian và chế độ chính trị nào.

Website mang tên “berlintwitterwall.com” là diễn đàn dành cho tất cả những ai muốn bày tỏ ý kiến, đóng góp quan điểm của mình liên quan đến sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh xảy ra hôm mồng 9 tháng 11 năm 1989, đây cũng là cơ hội để mọi người nói lên nguyện vọng, mong ước,  khi hướng về tương lai

Chỉ mới xuất hiện ít ngày trên Internet, tính ra được hơn hai tuần lễ, riêng tại Hoa Lục đã có hơn 2 triệu người truy cập vào, và ghi lại thông điệp, cảm tưởng trên Bức Tường tượng trưng ấy, tức là trên màn ảnh computer, có vẻ hình dáng của Tưòng Thành Bá Linh.

Phần lớn ý kiến đều xoay quanh đề nghị Bắc Kinh tháo gỡ các biện pháp kiểm duyệt báo chí, giới hạn thông tin. Hậu quả là ngay sau đó, nhà chức trách Trung Quốc đã khóa website “berlintwitterwall.com”

Qua sự việc này, ông Patrice Victor, đại diện RSF tại Châu Á phát biểu với đài chúng tôi rằng: “Bắc Kinh không thể cấm đoán người dân Hoa Lục truy cập vào website ấy. Đây là một chiến dịch được công luận quốc tế và RSF ủng hộ nồng nhiệt”.

Phần lớn ý kiến đều xoay quanh đề nghị Bắc Kinh tháo gỡ các biện pháp kiểm duyệt báo chí, giới hạn thông tin. Hậu quả là ngay sau đó, nhà chức trách Trung Quốc đã khóa website “berlintwitterwall.com”

Ngăn chặn mọi quyền tự do ngôn luận

Ông cũng cho biết là, nhân dịp triển lãm sách báo quốc tế được tổ chức tại Frankfurt, Đức Quốc , cách đây vài tuần, đoàn đại diện của Bắc Kinh tuyên bố nhiệt liệt ủng hộ các chương trình trao đổi văn hóa liên lục địa.

Tuy nhiên, qua các nhân chứng từ Trung Quốc thì, sự thật hoàn toàn trái ngược, tại siêu cường cộng sản này, chỉ những website nào được nhà nước cho phép, người dân mới được vào xem, còn lại thì cho dù là mang nội dung thông tin, văn hóa, xã hội, giáo dục, nhưng  không phù hợp với đường lối  của đảng và chánh phủ, chắc chắn là bị phong tỏa hoặc cấm đoán triệt để.

Website “berlintwitterwall.com” chính là một trong những phương tiện hữu hiệu trong việc vận động cho quyền tự do ngôn luận, một cách thức thực tiễn để nói cho các chế độ biết rõ về những gì người dân phê phán và chống đối họ, bằng phương cách ôn hòa
Ô.Patrice Victor

Vẫn theo ông Patrice Victor thì “website “berlintwitterwall.com” chính là một trong những phương tiện hữu hiệu trong việc vận động cho quyền tự do ngôn luận, một cách thức thực tiễn để nói cho các chế độ biết rõ về những gì người dân phê phán và chống đối họ, bằng phương cách ôn hòa”:

Theo giới truyền thông quốc tế thì sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh là sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu, vì người dân nơi đó đã vượt qua được sự sợ hải đối với bạo quyền chỉ dựa trên sức mạnh của súng đạn.

Ngày nay, người ta tin rằng, Internet cũng là phương tiện bén nhạy, hữu hiệu, nhanh chóng, là sức mạnh vô biên cho những tiếng nói dân chủ,  công khai chống lại sự thống trị của các chánh quyền độc tài, toàn trị.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
05/11/2009 07:02

dung la chu nghia doc quyen. cua trung quoc,tan ac vo nhan dao .chung no khong ton tai bao lau. roi no phai tra gia cho su tan ac cua no