Những suy tư của thế hệ Thuyền Nhân 1,5
2009.04.23

34 năm nhìn lại
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là cuối Tháng Tư, thời điểm ghi dấu một sự kiện đáng nhớ trong lòng mọi người dân Việt Nam cách đây 34 năm về trước, ngày 30/4/1975, ngày kết thúc cuộc chiến Việt Nam.
Không phải vô cớ mà cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhìn nhận rằng ngày 30-4 “có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn.”
Thật vậy, có người hân hoan chào đón ngày này, vì trong mắt họ, đây là ngày giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhưng cũng không ít người coi đây là ngày đau thương-ly tán, khi những người chồng, những người cha bị đẩy vô trại học tập cải tạo, những đứa con không được vào đại học, những gia đình bị tịch biên tài sản rồi bị đưa lên vùng kinh tế mới lao động khổ sai, hay bị phân biệt đối xử đến cùng đường vô kế sinh nhai, khiến cho hàng triệu người đành đánh đổi mạng sống vượt biển tìm tự do, tạo nên một làn sóng thuyền nhân lớn nhất chưa từng có trong lịch sử Việt Nam mà những nhân chứng sống ấy ngày nay vẫn còn hiện diện ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Trong số này phải kể đến những nạn nhân trẻ em, thường được biết đến với tên gọi “thế hệ thuyền nhân 1.5”.
Sau hơn 3 thập niên nhìn lại, những đứa trẻ ngày ấy bây giờ trở thành một thế hệ thành công, thành đạt, và vững mạnh ở những quốc gia tiên tiến. Họ có cảm nghĩ như thế nào về ngày 30/4, về sự kiện thuyền nhân, và về đất nước Việt Nam?
Mời quý vị cùng gặp gỡ 3 gương mặt trẻ trong số đó, là:
-Anh Lê Trung, đang hành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại California,
Ngày 30 Tháng Tư phải nói là một ngày rất là đáng ghi nhớ trong cuộc đời của tôi. Tôi cảm thấy buồn thương cho số phận của gia đình, của đại đa số người dân Miền Nam.
TS Phan Quang Trọng
-Thạc sĩ Nguyễn Trọng Đạt ở bang Virginia, hiện là Phó Giám Đốc cơ quan cấp môn bài-phát minh-sáng kiến của Hoa Kỳ, phân bộ Y Khoa, và
-Tiến sĩ Phan Quang Trọng từ Texas, người sở hữu 4 văn bằng cao học.
Tất cả các anh đều phải rời bỏ gia đình vượt sóng ra đi khi còn là những thiếu niên ở tuổi 14 trong tâm trạng bị mất phương hướng vì gia đình lâm vào hoàn cảnh ly tán.
Các anh tự giới thiệu :
-TS Phan Quang Trọng : Chào các bạn, tôi tên là Phan Quan Trọng.
-Anh Lê Trung : Tôi tên là Lê Trung.
Trà Mi : Dưới ánh mắt thế hệ gọi là thế hệ 1.5 của làn sóng thuyền nhân Việt Nam, 34 năm rồi nhìn lại các anh có cảm nghĩ như thế nào về Ngày 30 Tháng Tư, về sự kiện thuyền nhân mà chính các anh là một phần trong đó, và về đất nước Việt Nam? Các anh có tâm tình gì muốn chia sẻ? Xin mời anh Đạt.
ThS Nguyễn Trọng Đạt : Mình nghĩ rằng Ngày 30 Tháng Tư cũng đưa nhiều cơ hội cũng như những sự buồn phiền đối với một đứa bé 14 tuổi ra đi vì nó mất phương hướng. Khi mình qua đây và nhìn lại thì mình rất là cảm kích về môi trường tự do, về điều kiện và phương tiện để mình có thể thành công trên bước đường học vấn tới ngày hôm nay.
Trà Mi : Vâng. Cảm ơn chia sẻ của anh Đạt. Thế còn anh Trọng, anh có cảm xúc như thế nào khi nghĩ về Ngày 30 Tháng Tư, nghĩ về sự kiện thuyền nhân, và nghĩ về đất nước Việt Nam?
TS Phan Quang Trọng : Đối
với người Việt sống
ở Miền Nam, sinh trưởng ở Miền
Nam thì Ngày 30 Tháng Tư
phải nói là một ngày rất là đáng ghi nhớ trong cuộc đời của
tôi. Tôi cảm thấy buồn thương
cho số phận của gia đình, của
đại đa số người dân Miền
Nam.
Ngay từ ngày 30-4 kẻ trước người sau đã có hơn 3 triệu người Việt Nam phải bỏ xứ ra đi để mà có được cơ hội sống trong một quốc gia tự do, có được cơ hội để những người trẻ chúng tôi được học hỏi và phát triển. Và nói về phương diện cộng đồng hải ngoại thì phải nói là hơn 30 năm qua cộng đồng hải ngoại đã phát triển vững mạnh tại Hoa Kỳ cũng như tại các quốc gia tự do khác trên thế giới.
Trà Mi : Vâng. Cảm ơn anh. Và bây giờ xin mời ý kiến của anh Lê Trung.
Anh Lê Trung : Sau ngày 30-4-1975 phải nói rằng làn sóng vượt biên rất là lớn, rất là nhiều người đã bỏ mạng trên đại dương. Và chúng ta là những người may mắn được đến bến bờ tự do.
Để đến được bến bờ tự do, chúng ta phải trả một cái giá quá đắt, nhưng mà phải nói rằng chúng ta có được mọi quyền của con người và những quyền đó được pháp luật thượng tôn.
Anh Lê Trung
Để đến được bến bờ tự do, chúng ta phải trả một cái giá quá đắt, nhưng mà phải nói rằng chúng ta có được mọi quyền của con người và những quyền đó được pháp luật thượng tôn.
Vượt Biên, được và mất?
Trà Mi : Hầu hết các anh đều cảm thấy sự kiện 30-4 và làn sóng thuyền nhân đó đưa đẩy các anh đến hoàn cảnh ngày hôm nay, nhìn lại chung quy các anh nhìn đó là một sự may mắn đối với mình. Có bao giờ các anh cảm thấy hối hận hay tiếc nuối về quyết định vượt biên hay không?
Anh Lê Trung : Dạ không, chị ơi. Thà ta đánh đổi như vậy còn hơn là ở Việt Nam từ hồi đó đến bây giờ thì không biết mình ra sao nữa dưới chế độ cộng sản.
Trà Mi : Nhưng mà ngoài những “cái được” khi mình đến được đất nước tự do, như các anh vừa chia sẻ, anh thuộc thế hệ trẻ thuyền nhân có cảm thấy mình “ bị mất mát” gì không, mình thua thiệt gì không so với các thế hệ trẻ trong nước?
TS Phan Quang Trọng : Cái mất mát của thế hệ của Trọng thì Trọng chỉ thấy một mất mát lớn là không được sống với những người thân yêu còn ở lại Việt Nam. Những bậc cha mẹ đã thấy được kinh nghiệm sống với cộng sản mất tự do, mất hết khả năng phát triển thành ra các cụ sẵn sàng hy sinh để cho con cái đi tìm sự sống qua cái chết.
ThS Nguyễn Trọng Đạt: Nhưng ngược lại thì mình mất mát cái sự ràng buộc với đất nước. Nhiều lúc trong lúc vươn lên thì mình mình cũng rất muốn trở lại, nhưng mà mình nhìn cơ cấu của chính phủ Việt Nam hiện tại cũng có khác vì mình được học tập bên này.
Trà Mi : Vâng. Đó là những cái được và những cái mất. Trong trường hợp có một số ý kiến cho rằng người Việt trẻ ở hải ngoại đa phần quên nguồn gốc, quên ngôn ngữ mẹ đẻ và không tha thiết với quê hương, lại thiếu sự hiểu biết xác thực về tình hình trong nước cho nên họ không quan tâm mấy, hoặc là không đóng góp gì mấy cho sự phát triển của đất nước. Ý kiến của các anh ra sao?
Anh Lê Trung : Người ta nói như vậy cũng hơi qúa, chưa đúng đâu. Bởi vì bây giờ nhờ mạng lưới thông tin toàn cầu nên thậm chí mình biết rất là nhiều nữa. Nhưng mà người ta có thể nói như vậy bởi vì ở Việt Nam thì tin tức chỉ có một chiều thôi.
Không thể nghĩ rằng các anh em trẻ Việt Nam bên này không quan tâm đến cục diện của đất nước bên nhà. Chỉ có điều là mình không có bước cầu để mình tạo ra một động lực để mọi người có thể đem tài năng về giúp đỡ nước.
Ths Nguyễn Trọng Đạt
Trăn trở với Quê hương
Trà Mi : Nếu mà nói về Việt Nam thì anh sẽ quan tâm điều gì nhất?
Anh Lê Trung : Thì em quan tâm rất là nhiều chứ. Chẳng hạn như thời gian gần đây về Trướng Sa - Hoàng Sa, nói chung là về chính trị hoặc là kinh tế, hay là tham nhũng, đủ thứ hết. Nhưng mà nói về Việt Nam thì buồn lắm chị ơi!
Trà Mi : Dạ. Tức là anh quan tâm đến thực tế xã hội và tham nhũng. Thế còn các anh khác ở đây, xin mời các anh chia sẻ thêm.
TS Phan Quan Trọng : Nhận định cho rằng người trẻ Việt Nam không để ý đến chính trị - xã hội tại Việt Nam, theo cá nhân của Trọng, đó là một suy nghĩ rất sai lầm. Thứ nhất, thế hệ của Trọng được sống trong một xã hội thông tin rất là cởi mở, chẳng hạn như cá nhân Trọng chưa bao giờ về Việt Nam đã hơn 30 năm nay, từ lúc vượt biên năm 1979.
Nhưng khi tiếp xúc với bạn bè còn sống tại Việt Nam thì mình thấy sự hiểu biết của họ về xã hội bên ngoài rất là giới hạn vì tất cả những thông tin mà họ nhận được đều do hơn 600 tờ báo vốn bị nhà nước cộng sản quản lý rất là chặt chẽ, thành thử các thông tin của họ gần như không có.
Nói về vấn đề người trẻ ở đây quan tâm gần đây nhất, Trọng nghĩ bên cạnh các vấn đề xã hội như anh Đạt trình bày, vấn đề quan tâm nhiều nhất là vấn đề vẽ lại bản đồ ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay nhắm mắt để cho Bắc Kinh công khai sáp nhập Trường Sa và Hoàng Sa vào hệ thống hành chánh Tam Sa của Trung Quốc.
Đặc biệt gần đây chính phủ Việt Nam đã cho người Trung Quốc vào Tây Nguyên để khai thác bauxite. Đó là một sự tai hại lâu dài không những về sinh thái mà còn về chính trị, về sự sống còn của đất nước Việt Nam.
Trà Mi : Vâng. Cảm ơn ý kiến của anh.
ThS Nguyễn Trọng Đạt : Đạt xin nói thêm rằng trên phương diện cá nhân của mình, mình làm trong Phân Bộ Y Khoa của Sở Môn Bài-Sáng Kiến thì mình cũng có cơ hội tiếp xúc với các nhân viên của chính phủ Việt Nam cử đến để học về phương pháp phát minh môn bài bên này, thì mình trong hoàn cảnh éo le là mình biết rằng tài năng của tất cả mọi người rất là nhiều nếu mà có thể gộp lại để đem kiến thức giúp cho đất nước Việt Nam với điều kiện là có đủ điều kiện để cho mình về mình giúp mà mình cảm thấy không trở ngại, nhất là mình được giáo dục bên này từ nhỏ nên mình có cách nhìn khác về vấn đề tự do-dân chủ.
Mà ngược lại thì mình cũng biết rằng mình không thể nào nói ra được những cảm nghĩ của mình trong lúc tiếp xúc với các nhân viên của chính phủ Việt Nam như là mình đang chia sẻ đây. Đó là một ví dụ để nói lên rằng ở bên này cũng có rất nhiều người rất quan tâm.
Tuy rằng mình cũng như anh Trọng chưa về Việt Nam trong hai mươi mấy năm vừa qua, nhưng trong bạn bè của mình và ngay cả chính mình cũng tổ chức những cái hội để giúp đỡ trong các vấn đề như thiên tai cho dân nghèo ở các làng bên Việt Nam, cho Miền Trung cũng như Miền Bắc.
Bạn nghĩ gì về biến cố 30/4/1975 và làn sóng Thuyền Nhân bỏ nước ra đi? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn, hoặc tham gia thảo luận tại Trang blog Ban Việt ngữ RFA
Cho nên không thể nào nghĩ rằng các anh em trẻ Việt Nam bên này không quan tâm đến cục diện của đất nước bên nhà. Chỉ có điều là mình không có bước cầu để mình tạo ra một động lực để mọi người có thể đem tài năng về giúp đỡ nước Việt Nam mình tiến bộ nhanh so sánh với các nước bên cạnh đó.
Trà Mi : Vâng. Hồi nãy anh có chia sẻ là anh có điều kiện tiếp xúc với người trẻ trong nước ra ngoài này công tác, lý do vì sao mà anh nói rằng anh không thể chia sẻ những suy nghĩ, những hiểu biết của mình về Việt Nam đối với những người trẻ đó?
ThS Nguyễn Trọng Đạt : Đều có cái nhìn khác nhau nữa thì làm sao mình có thể?
Trà Mi : Những gì như các vừa chia sẻ cho thấy là người trẻ ở hải ngoại rất quan tâm tới tình hình đất nước mà cụ thể là các vấn đề mà các anh nêu ra là quan tâm về tham nhũng, về dân chủ - nhân quyền, về chủ quyền đất đai - lãnh thổ, vân vân, chứng tỏ là người trẻ ngoài đây không hề lơ là với tình hình trong nước, và sự phát triển của đất nước.
Người trẻ hải ngoại có điều gì muốn chia sẻ tâm tình với giới trẻ trong nước? Họ mong ước, kỳ vọng gì cho tương lai Việt nam? Và sẽ đóng góp như thế nào cho sự phát triển của quê hương mình?
Mời quý vị trở lại với phần II cuộc hội luận trong chương trình tối Thứ Hai tuần sau, ngày 27-4-2009.
Trà Mi thân ái kính chào.
------------------------------
Qúy thính giả muốn đóng góp ý kiến, xin email về vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn trong hộp thư thoại 001- (202) 530 - 7775. Để trực tiếp tham gia thảo luận trên Diễn Đàn Bạn Trẻ, xin vui lòng để lại số phone để chúng tôi tiện liên lạc.
Ngoài ra, quý vị cũng có thể trao đổi quan điểm trên diễn đàn của trang nhật ký điện tử tại địa chỉ http://www.rfavietnam.com/trami