Campuchia tìm đồng minh trong vụ tranh chấp ngôi đền cổ

Thưa quí thính giả, Lãnh đạo lập pháp Campuchia muốn Việt Nam tiếp tục là đồng minh nếu có cuộc đàm phán đa phương để giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới với Thái Lan. Từ Campuchia, phóng viên Nguyễn Bình có bài tường trình như sau:
Nguyễn Bình, thông tín viên RFA, Campuchia
2008.12.29

Việt Nam là đồng minh quan trọng 

Lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Campuchia nói với một số hãng tin nước ngoài hồi cuối tuần trước rằng nước này đang tìm sự hỗ trợ của quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp biên giới với Thái Lan xung quanh ngôi đền Ấn giáo Preah Vihear, khoảng 900 tuổi.

Ông Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Campuchia cho đài này biết rằng ông đã có cuộc trao đổi với ông Đại sứ Việt Nam tại Phnom Penh và mong muốn Việt Nam ủng hộ trong việc giải quyết tranh chấp biên giới với Thái Lan.

Đền Preah Vihear, nguyên nhân của cuộc tranh chấp biên giới
Đền Preah Vihear, nguyên nhân của cuộc tranh chấp biên giới
AFP photo
Theo tin từ Đài phát thanh Quốc tế Pháp, RFI, trong chiến dịch ngoại giao mới này, Campuchia vẫn xem Việt Nam là đồng minh quan trọng. Ông Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Campuchia cho đài này biết rằng ông đã có cuộc trao đổi với ông Đại sứ Việt Nam tại Phnom Penh và mong muốn Việt Nam ủng hộ trong việc giải quyết tranh chấp biên giới với Thái Lan.

Những cố gắng về mặt ngoại giao của Campuchia được loan truyền trong thời điểm đàm phán song phương giữa nước này với Thái Lan nhằm giải quyết khủng hoảng biên giới kéo dài gần nữa năm nay chưa đạt được tiếng nói chung và binh sĩ hai nước ở biên giới vẫn tiếp tục chĩa súng vào nhau.

Vừa qua, phái Thái Lan tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì cuộc đàm phán song phương sau khi nước này có chính phủ mới, còn phía Campuchia đôi lúc bài tỏ sự đồng ý với Thái Lan, nhưng đôi lúc cân nhắc về việc đưa vấn đề cho Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc giải quyết, hoặc đàm phán đa phương.

Đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc 

Tiếp theo lời tuyên bố của của giới lập pháp, ông Khieu Kanharith, phát ngôn viên chính phủ Campuchia xác nhận với báo chí rằng nước này sẽ đưa vấn đề tranh chấp biên giới với Thái Lan cho Liên hiệp Quốc giải quyết trong trường hợp Thái Lan xăm lược nước này.

Ngoài ra, ông Khieu Kanharith cho rằng nước ông có đủ thực lực để đối phó với quân đội Thái trước khi đề nghị được đưa vào chương trình nghị sự của Liên hiệp Quốc.

Ngoài Việt Nam, một số báo địa phương cho biết Campuchia còn làm công tác ngoại giao với các nước đồng minh củ trong khu vực Đông Nam Á như Lào và Indonesia, với hy vọng những nước này sẽ đứng về phía mình trong cuộc đàm phán đa phương, nếu như đàm phán song phương với Thái Lan không có lối thoát.

Tiếp theo lời tuyên bố của của giới lập pháp, ông Khieu Kanharith, phát ngôn viên chính phủ Campuchia xác nhận với báo chí rằng nước này sẽ đưa vấn đề tranh chấp biên giới với Thái Lan cho Liên hiệp Quốc giải quyết trong trường hợp Thái Lan xăm lược nước này.

Tình hình biên giới Campuchia - Thái Lan bắt đầu nóng bổng sau khi UNESCO quyết định đưa ngôi đền Preah Vihear vào danh sách di sản thế giới vào khoảng giữa tháng Bảy năm nay, khiến một bộ phận dân chúng và đảng đối lập Thái không vui.

Từ khi tình hình biên giới trở nên căng thẳng, hai bên đã tổ chức nhiều cuộc thương thiết nhằm rút quân ra khỏi biên giới đang tranh chấp, nhưng chưa đạt được kết quả. Theo báo chí Thái Lan, cuộc đàm phán song phương sẽ được nối lại vào tháng Giêng năm 2009.

Trong quá khứ, vấn đề tranh chấp ngôi đền Preah Vihear từng khiến cho quan hệ ngoại giao giữa 2 nước Campuchia và Thái Lan gián đoạn một thời trong năm 1958. Đến năm 1962, cựu Vương Sihanouk của Campuchia kiện Thái Lan ra Tòa án quốc tế ở Hà Lan, và Tòa án này ra phán quyết cho Campuchia thắng kiện.

Mặt dù chính phủ Thái từ trước tới nay tôn trọng phán quyết của Tòa án quốc tế, nhưng một bộ phận dân chúng Thái vẫn xem đền Preah Vihear là của tổ tiên mình.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.