Luật Người lao động VN ở nước ngoài có giúp gì được cho chính đối tượng?

Giang Nguyễn
2020.11.13
Người Việt tại Nhật Một thực tập sinh Việt Nam lao động tại Nhật.
Reuters

Luật Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được biểu quyết tại Quốc Hội vào chiều ngày 13/11 với đại đa số, 93% đại biểu có mặt tán thành, chỉ 1 phiếu chống và 3 phiếu không biểu quyết.

Luật sửa đổi này quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động, cũng như về Quỹ Hỗ Trợ việc làm ngoài nước, và về chính sách quản lý người lao động của Nhà nước Việt Nam.

Báo chí Nhà nước ghi nhận, trước đó trong phần thảo luận, có đại biểu đặc biệt quan tâm và có một số ý kiến không đồng ý với quy định lao động phải đăng ký ở cấp Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Ông Nguyễn Huy, quản trị viên một nghiệp đoàn lao động của Nhật, đã làm tư vấn cho lao động Việt Nam ở nước ngoài từ nhiều năm nay tại Osaka, chia sẻ quan điểm với Đài Á Châu Tự Do về luật sửa đổi:

“Hiện nay thì có vẻ là thêm một số cơ quan, công ty xuất khẩu lao động của Ủy ban nhân dân tỉnh, hoặc thành, có lẽ là họ muốn nhảy vào cái lĩnh vực này. Theo kiểu họ trình bày là để giảm bớt chi phí lao động cho các em. Thường thường các em đi từ Việt Nam qua Nhật làm việc thì chi phí đó dao động từ khoảng 5.000-10.000 đô tùy theo vùng miền và tùy theo công ty. Đối với chính phủ Nhật thì họ không muốn các em lao động mất cái số tiền quá lớn như vậy, và họ thường xuyên làm việc với Bộ Lao động Việt Nam để giảm thiểu được chi phí cho các em, càng ít càng tốt để khi qua bên này các em làm việc, mấy em không bị áp lực nợ nần ở Việt Nam, rồi đâm ra bỏ trốn bởi vì thu nhập bên này cũng không phải gọi là cao”.

Cô Đăng Nguyễn Thục Viên, 32 tuổi, giúp thông dịch cho một cư dân người Việt tại Kanagawa, Nhật. Ảnh chụp ngày 25/11/2015.
Cô Đăng Nguyễn Thục Viên, 32 tuổi, giúp thông dịch cho một cư dân người Việt tại Kanagawa, Nhật. Ảnh chụp ngày 25/11/2015.
Reuters
Luật Người lao động được nói là sẽ bảo đảm quyền lợi của lao động Việt Nam ở nước ngoài, nhưng những chuyên gia lâu năm làm việc với lao động Việt Nam cho rằng phải chờ xem, thậm chí họ nói họ không kỳ vọng vào luật sửa đổi cho lắm.

Ông Huy nói tiếp: “Nó có những cái bất cập như vậy: Việt Nam mình nói là ra luật mới này đề giảm thiểu chi phí của người lao động. Nhưng đối với tôi làm trong các lĩnh vực này lâu năm, thì tôi nghĩkhông có thấy đổi gì nhiều lắm. Lý do là các em bên đó vẫn phải qua những trung gian môi giới. Có thể mình rất muốn trực tiếp nộp đơn cho công ty xuất khẩu lao động của Nhà nước. Nhưng mà công ty đó nói các em phải qua ông A, ông B, ông C, rồi mới  tới họ. Cứ mỗi lần qua một cửa như vậy, thì các em lại mất một số tiền. Đó là lý do tôi nghĩ nó không có sự thay đổi nào”.

Với Luật Người lao động ở nước ngoài, chưa rõ chi phí phải trả cho cơ quan xuất khẩu, hay là những tư nhân môi giới mượn danh nhà nước để hoạt động, sẽ ra sao. Nhưng hiện nay, mức phí là gánh nặng lớn nhất đối với các lao động Việt Nam phải đi nước ngoài.

Ở Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc thì nó có chung một cái bất cập lớn nhất mà em nhận thấy, đó là người lao động trước khi đi qua Nhật hay đi lao động (nước ngoài) thì phải trả một số tiền môi giới rất là lớn”.

Đó là phát biểu của cô Nhật Minh, từng làm việc phiên dịch cho các thực tập sinh qua Nhật lao động. Thực tập sinh là một dạng lao động theo hợp đồng, 3-5 năm, qua Nhật để học tập kỹ thuật, kỹ năng.

Sau bao nhiêu lần sửa đổi thì tiền môi giới thực tế là không được vượt quá 3.600 đô/người. Nhưng do Bộ Lao động Thương binh Xã hội ở Việt Nam quản lý không có được chặt chẽ nên một số công ty môi giới vẫn thu cao hơn cái mức như vậy mà không có biên lai. Cho nên đây là cái vấn đề từ phía bên Việt Nam”. -Cô Nhật Minh

Cô Minh chia sẻ: “Khi mình qua đây lao động thông qua các công ty môi giới thì người ta thu rất là nhiều. Trung bình một người lao động muốn đi qua Nhật làm việc thì mất khoảng từ 120 triệu cho đến khoảng 200 triệu. Thường số tiền môi giới này các bạn qua đây làm một năm hoặc là những bạn nào mà làm những công ty ít có tăng ca, thì khoảng 1 năm rưỡi  mới trả được hết số tiền mà mình đã bỏ ra trước khi mình sang. Cho nên là thực tế là đi 3 năm, nhưng số tiền mình có thể tiết kiệm được nó rất là ít. Nếu bạn nào tiết kiệm lắm thì có thể mang về được khoảng 2 đến 300 triệu”.

Cô Nhật Minh nhận xét cho dù luật có quy định rõ ràng, nhưng vẫn bất cập khi được thi hành:

Sau bao nhiêu lần sửa đổi thì tiền môi giới thực tế là không được vượt quá 3.600 đô/người. Nhưng do Bộ Lao động Thương binh Xã hội ở Việt Nam quản lý không có được chặt chẽ nên một số công ty môi giới vẫn thu cao hơn cái mức như vậy mà không có biên lai. Cho nên đây là cái vấn đề từ phía bên Việt Nam”.

Ông Nguyễn Huy giải thích chi tiết hơn: “Thường là 1 em thực tập sinh ở vùng Osaka, thì tiền lương chưa trừ gì hết là khoảng 1.500 đô. Khi trừ tiền bảo hiểm, tiền thuế, tiền nhà thì mấy em sẽ còn trong tay khoảng 1.000 đô thôi. Cái đó mình tính cách căn bản, chưa có tăng ca. Tăng ca thì cũng tùy theo công việc, tình hình kinh tế của Nhật Bản. Hiện nay do dịch Corona thì hầu như là tăng ca nó bị giảm, gần như là không. Nên mấy em có hàng tháng trong tay, 1.000 đô. Ăn uống, sinh hoạt, khoảng 300 đô, tiêu xài này kia 1-200 đô. Như vậy tiền để dành 500 đô 1 tháng. Đó là trung bình nhưng mà chẳng hạn như gặp những công ty nó đối xử không tốt. Nó không có việc, nên nhiều khi mấy em nhận tiền lương chỉ còn 6-700 thôi, thì hầu như là không còn tiền để dành để gửi về cho bố mẹ, hoặc gửi để trả nợ”.

Cô Nhật Minh nói, đó có lẽ cũng là nguyên nhân một số người Việt Nam lao động tại Nhật không chịu nổi và bỏ việc, bỏ công ty trốn đi, làm người bất hợp pháp. Từ đó, thời gian qua nạn người Việt tại Nhật bị phạm tội cũng gia tăng đáng kể.

“Trong luật lao động thì người ta ghi nghĩa vụ của người lao động là không được trốn, không được vi phạm việc trốn ra ngoài. Ghi rất là chặt chẽ nhưng rồi qua đây người ta không có quản lý được chuyện này. Cho nên là nếu có luật mới ra thì em hy vọng là chính phủ Việt Nam cũng làm sao để có thể đào tạo như thế nào để người lao động họ làm việc hết hợp đồng thì họ về nước”.

Tuy nhiên cô khẳng định cô không hy vọng nhiều qua Luật Người lao động này vì ngay cả Quỹ hỗ trợ làm việc, được nêu trong Điều 69 của Luật sửa đổi, đã không giúp được gì cho lao động Việt Nam ở nước ngoài, xét trên kinh nghiệm làm việc với hàng trăm người của cô.

Điều 69 nói, “Mục tiêu của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước nhằm hỗ trợ phát triển, ổn định và mở rộng thị trường lao động ngoài nước, nâng cao chất lượng nguồn lao động, hỗ trợ phòng ngừa và giải quyết rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp.”

Cô Minh nhận định: “Quỹ này tồn tại để người ta đền bù hoặc là bồi thường cho người lao động nếu công ty môi giới gặp trục trặc gì hay bị phá sản hay bị rút giấy phép. Nhưng mà hồi giờ thì em chưa có thấy các bạn thực tập sinh nào mà được sử dụng hay được bồi thường từ phía Việt Nam cả”.

Lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài cần giúp đỡ nhiều do còn lắm bất cập. Nhưng liệu luật mới được Quốc hội Việt Nam thông qua có khắc phục được không thì còn quá sớm để nói. Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
15/11/2020 15:37

Nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là một quái thai .

Anonymous
15/11/2020 18:09

Theo thánh Mác , ông tổ của chủ nghĩa cộng sản , kế tiếp là Lê nin , Sít ta lin , Mao chủ tịt , hồ chủ tịt .... và các đàn em đàn cháu sau này :
- Con đường tư bản chủ nghĩa là con đường đầy máu và nước mắt !
- con đường tư bản chủ nghĩa là con đường người bóc lột người dã man , vô nhân đạo nhất !

Bây giờ thì Tàu cộng cũng như Việt cộng năn nỉ ỉ ôi Mỹ công nhận nền kinh tế của hai nước là nền kinh tế của tư bản chủ nghĩa .
Tức là nền kinh tế thị trường không còn cái đuôi định hướng XHCN !
Vâng kinh tế thị trường ngược hẳn với kinh tế tập trung , nền kinh tế bị kìm kẹp bị chỉ huy bị lãnh đạo bởi nhà nước , một tên gọi khác : kinh tế quốc doanh .

Sau bao năm lận đận , gian khổ , đói khát .... đưa cả dân tộc vào cuộc chiến vô nghĩa , cuộc chiến tương tàn biết bao đổ nát chết chóc , kịp đến 1989 phải quay đầu ĐỔI CŨ để sông còn !!!
Giờ đây Xuất Khẩu Lao Động là chiến lược , là yêu nước !!
Cả VN lên cơn sốt đua nhau đi bán mình cho các nước tư bản , dân nghèo , lượm lo , lượm bịch , bán vé số dạo .... không có cửa đâu nhé .

Đã đến lúc người Việt phải đặt vấn đề với nhà nước cầm quyền , không thể bắt cả nước phải ì ạch gần thế kỷ trên ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN !!! Cám ơn nếu các ông còn chút ít lương tri.

Anonymous
16/11/2020 04:14

Luật buôn bán nô lệ - thời chủ nghĩa tư bản thân hữu ở CHXHCN VN.
Các ông bà trong QH biểu quyết ra Luật trên không thể không có quan hệ với các nhóm, công ty xuất khẩu lao động.
Con cái của họ chắc chắn chẳng chẳng bao giờ phải đem thân đi "xuất khẩu".