Sư Tim Sakhorn xin tị nạn tại Thái Lan

Thưa quí thính giả, một nhà sư gốc Khmer Nam bộ từng bị bắt hoàn tục và bắt cóc từ Campuchia đem đi giam giữ ở Việt Nam, nay đã sang Thái Lan xin tị nạn chính trị.
Thông tín viên Nguyễn Bình, RFA
2009.04.25
Nhà sư Campuchia Tim Sakhorn bị chính quyền VN mang xét xử Nhà sư Campuchia Tim Sakhorn bị chính quyền VN mang xét xử
Photo courtesy of Khmerization

Từ Campuchia, thông tín viên Nguyễn Bình có bài tường trình như sau:

Nhà sư gốc Khmer Nam bộ, Tim Sakhorn nói từ thủ đô Bangkok của Thái Lan rằng ông đã được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) tại đây phỏng vấn và cấp qui chế tạm thời vào ngày 21 tháng Tư vừa qua.

Nhà sư Tim Sakhorn từng bị Tăng hoàng Tep Vong của Campuchia buộc hoàn tục vào cuối tháng 6 năm 2007 với cáo buộc phá hoại bang giao giữa 2 nước Campuchia và Việt Nam. Sau đó ông bị bắt cóc đem đi bỏ tù ở Việt Nam.

Sau khi mãn hạn tù ở Việt Nam vào cuối tháng 6 năm 2008, nhà sư Tim Sakhorn tiếp tục bị quản thúc tại quê nhà thuộc tỉnh An Giang. Đến đầu tháng Tư vừa qua, chính quyền An Giang cho phép nhà sư Tim Sakhorn về thăm gia đình ở Campuchia. Nhân cơ hội này, ông qui y trở lại và trốn sang Thái Lan.

Không cảm thấy an toàn

Sư Tim Sakhorn cho biết mục đích đến Thái Lan là để xin tị nạn chính trị vì bản thân nhà sư cảm thấy không yên tâm trong lúc đoàn tụ gia đình ở Campuchia. Theo nhà sư, sau khi chỉ đạo chính quyền Phnom Penh bắt nhà sư hoàn tục và trục xuất về Việt Nam, chính quyền Hà Nội tiếp tục chỉ đạo chính quyền Phnom Penh theo dõi mọi hoạt động của nhà sư khi trở về thăm gia đình.

Sau khi chỉ đạo chính quyền Phnom Penh bắt nhà sư hoàn tục và trục xuất về Việt Nam, chính quyền Hà Nội tiếp tục chỉ đạo chính quyền Phnom Penh theo dõi mọi hoạt động của nhà sư khi trở về thăm gia đình.

Một người Khmer Nam bộ đang tị nạn tại Thái Lan cho biết hiện UNHCR rất quan tâm đến cộng đồng Khmer Nam bộ, hay c̣òn gọi là Khmer Krom so với trước đây. Hầu hết người tị nạn Khmer Krom khi đến Bangkok đều được cấp qui chế tị nạn chính trị, nên họ cảm thấy thoải mái trong việc đi lại.

Trong số người tị nạn Khmer Krom tại Thái Lan, có nhiều người thuộc tổ chức Trà Đàm của ông Đỗ Hữu Nam. Trước đây, nhiều thành viên của tổ chức này bị cảnh sát Thái bắt giam một thời gian ngắn. Sau đó một bộ phận được trả tự do, và một bộ phận bị trục xuất sang Campuchia do thiếu giấy tờ.

Còn bây giờ, theo ông Đỗ Hữu Nam, thì có phần yên tâm hơn, vì đã có 41 thành viên của tổ chức ông được UNHCR cấp qui chế tạm thời. Chỉ còn 15 người chưa được cấp qui chế.

Cũng theo ông Đỗ Hữu Nam, nguyên nhân từ chối cấp qui chế tị nạn cho 15 người Khmer Krom nói trên của UNHCR là những người này không chứng minh được nguồn gốc của mình, như không có giấy tờ tùy thân do chính quyền Việt Nam cấp, v.v…

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.