Khánh thành Đài Tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam
2009.04.30

Ban tổ chức cho biết Đài Tưởng Niệm
Thuyền Nhân Việt Nam được xây dựng với hai mục đích: Tưởng niệm hàng trăm
ngàn thuyền nhân đã tử nạn trên đường tìm Tự Do sau biến cố 30/4 năm 1975, và lưu
truyền chứng tích để các thế hệ mai sau hiểu nguyên nhân tại sao người Việt hiện
hữu tại Hoa Kỳ và các quốc gia Dân chủ trên thế giới.
Tưởng nhớ hàng trăm ngàn người đã tử nạn trên đường tìm Tự Do
Cuối tuần qua, vào một buổi
chiều thứ Bẩy ngay giữa mùa 30 tháng 4, đánh dấu 34 năm người Việt bỏ nước ra
đi tìm tự do, hơn một ngàn đồng bào, lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, dân cử Việt
Mỹ, cùng nhiều văn nghệ sĩ từ khắp nơi đã đổ về Nam Cali để tham dự buổi lễ
khánh thành Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam được tổ chức long trọng tại Westminster,
nơi được mệnh danh là thủ phủ tinh phần của người Việt tị nạn.
Xét rằng, nhiều người yêu chuộng tự do bất chấp nguy hiểm này đã bỏ thân trên biển cả trước khi đến được bến tự do, Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân được Hội Ðồng Thành Phố Westminster xem như là một biểu tượng tự do và một tưởng nhớ đến những người đã bỏ mình trên biển
Nghị Quyết 4228
Trước đó vài hôm, trong một phiên họp thường kỳ, toàn bộ thành viên Hội Ðồng Thành Phố Westminster đã bỏ phiếu 5/0 để thông qua Nghị Quyết 4228, công nhận Ðài Tưởng Niệm Thuyền Nhân là biểu tượng cho tự do.
Nghị Quyết
4228 viết: “Xét rằng, kể từ khi kiểm soát toàn bộ Việt Nam vào ngày 30
Tháng Tư, 1975, chế độ Cộng Sản đã đàn áp nhiều người dân miền Nam Việt Nam làm
cho hàng triệu người phải liều mình bỏ nước ra đi bằng đường biển để tìm tự do
cho chính mình, gia đình và thế hệ con cái.
Xét rằng, nhiều người yêu chuộng tự
do bất chấp nguy hiểm này đã bỏ thân trên biển cả trước khi đến được bến tự do,
Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân được Hội Ðồng Thành Phố Westminster xem như là một
biểu tượng tự do và một tưởng nhớ đến những người đã bỏ mình trên biển.”
Ban tổ chức buổi lễ khánh thành cho biết Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam được thành hình phần lớn là
do tâm nguyện của ông bà Thái Tú Hạp, một gia đình thuyền nhân đã cận kề
cái chết trên đường vượt biển, nhưng đã may mắn sống sót, theo lời kể của ông:
“Sau năm 1975, khi quân CS tiến chiếm miền Nam tự do, hàng triệu người VN đã
không chấp nhận chế độ CS, và họ bằng đủ mọi phương cách tìm đường ra đi. Năm
1980 tôi ở trại tù mới ra thì đi vượt biển cùng với gia đình, thì tàu của chúng
tôi bị bão ở gần đảo Hải Nam, khi mà sóng to đánh vào bờ, thì con tàu của chúng
tôi hai trăm mấy người vỡ, và chết 13 người.
Lúc đó thực sự chúng tôi không biết đi về đâu, thì trong khi tôi chôn những người ở lại cái hòn đảo, chúng tôi có cái tâm nguyện là những người đồng hành không đến được xứ sở tự do, thì chúng tôi nghĩ rằng một ngày nào đó, chúng tôi đến một xứ sở tự do nào, chắc chắn chúng tôi không bao giờ quên những người đồng hành đã nằm ở trên hoang đảo này. Sau đó chúng tôi được đến Hoa Kỳ vì chúng tôi là quân nhân.
Chúng tôi không quên những người đã ra đi. Và có hằng trăm ngàn người đã chết trên biển đông, và nhờ hàng trăm ngàn người chết trên biển đông đó mà đã đánh động lương tâm thế giới cứu vớt những gia đình đồng hương VN đến đây, trong đó có gia đình chúng tôi.
Ô.B. Thái Tú Hạp
Sau mười năm, chúng
tôi luôn luôn trăn trở thao thức với tâm nguyện của mình, và khi có một đời sống
tương đối an bình, và chúng tôi bắt đâu thực hiện cái tượng đài thuyền nhân
này, để chúng tôi không quên những người đã ra đi. Và có hằng trăm ngàn người
đã chết trên biển đông, và nhờ hàng trăm ngàn người chết trên biển đông đó mà
đã đánh động lương tâm thế giới cứu vớt những gia đình đồng hương VN đến đây,
trong đó có gia đình chúng tôi.”
Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam
Tọa lạc trong khuôn viên Cấu trúc của Đài Tưởng
Niệm Thuyền Nhân Việt Nam gồm một tượng đồng do điêu khắc gia Võ Hồng Kiệt
thực hiện, được dựng nổi trên hồ nước nhân tạo. Nhiều người tỏ vẻ xúc động khi
nhìn bức tượng đã được điêu khắc gia ghi lại thật sống động cảnh gia đình một
thuyền nhân trước phút giây hãi hùng nhất khi thuyền của họ sắp bị chìm. Tượng
gồm người mẹ, nét mặt tuyệt vọng đang quỳ gối một tay ôm đứa con thơ đã bằn bặt
thiếp đi, tay kia dơ lên van xin lòng trắc ẩn của thế giới. Người đàn ông đứng
sau vợ, một tay đỡ lưng mẹ già, đầu cúi xuống chăm chú nhìn vợ con. Bà cụ già
dường như đã mệt lả, một tay để trên ngực, tay kia buông xuôi cho số phận, mắt
cụ nhắm nghiền, mặt ngửa lên trời, miệng lâm râm khấn vái…
Xung quanh bức tượng đồng được đặt rải rắc 54 tảng đá lớn, mỗi phiến đá biểu tượng
một con thuyền đã chìm sâu trong lòng biển, trên mặt đá khắc tên những nạn nhân
đã bỏ mình trong cuộc hành trình vượt biển để đi tìm tự do.
Có những phiến đá
khắc tên toàn thể một gia đình. Ban tổ chức giải thích rằng con số 54 có một ý
nghĩa tâm linh, vì 5 + 4 là 9, biểu hiện cho sự vĩnh cửu, hay vĩnh hằng, tượng
trưng cho sự an nghỉ ngàn đời của vong linh những người đã hy sinh cho chính
nghĩa tự do.
Tên của hơn 6000 nạn nhân đã vùi thây dưới lòng biển được khắc trên 54 tảng đá đặt xung quanh tượng đài. Tên của các nạn nhân này đã được người thân của họ cung cấp cho chúng tôi qua ủy ban xây dựng tượng đài, và họ cũng là cũng chính là những người đã đóng góp một phần tài chánh để xây dựng lên tượng đài.
Ô.Jeff Gibson
Ông Jeff Gibson, chủ tịch
Hội Đồng Quản Trị của nghĩa trang Westminster, là cơ quan đã dành một khu đất
trị giá hơn 1 triệu đô la cho việc đặt tượng đài, cho biết họ đã làm việc này để
biểu tỏ lòng quý mến đối với cộng đồng người Việt tị nạn ở đây, ông nói:
“Tên của hơn 6000 nạn nhân đã vùi
thây dưới lòng biển được khắc trên 54 tảng đá đặt xung quanh tượng đài. Tên của
các nạn nhân này đã được người thân của họ cung cấp cho chúng tôi qua ủy ban
xây dựng tượng đài, và họ cũng là cũng chính là những người đã đóng góp một phần
tài chánh để xây dựng lên tượng đài.”
Nhiều người tham dự đã rươm rướm nước mắt khi đọc thấy tên của người thân hay bạn
bè được khắc trên đá. Ông Diệp Miên Trường, nghị viên thành phố Westminster
chia xẻ:
“Như hầu hết những gia đình Việt Nam, gia đình của chúng tôi cũng có những
người thân đã mất tại biển trong cuộc đi vượt biên vào những năm trước đây. Rất
là xúc động khi chúng tôi có cơ hội đem ông nội, thân phụ, người chú và đứa em
gái lên tới đây để mà thấy được tên người bác ruột của cá nhân tôi được khắc
trên viên đá tại đây.”
Sau
buổi lễ khánh thành nhiều người còn bịn rịn ở lại tha thẩn quanh những phiến đá
để tìm đọc tên các nạn nhân. Đa số ra về trong niềm an tâm là tượng đài Tưởng
Niệm Thuyền Nhân Việt Nam tại đây chắc chắn sẽ không bị phá đi như hai tấm bia
tưởng niệm do một số người tị nạn dựng lên tại đảo Pulau Bidong và Galang trước
đây.