Lương giám đốc cao hay thấp

Sau khi kiểm toán nhà nước công bố một số tổng giám đốc của các tập đoàn kinh tế như Jestar Pacific Airline hay Tổng Cty Kinh doanh vốn Nhà nước còn gọi tắt là SCIC được cấp mức lương cao hơn quy định hàng trăm lần đã dấy lên những làn sóng bất bình trong nhiều tầng lớp xã hội.

0:00 / 0:00

Mặc Lâm có bài viết tìm hiểu các nguyên nhân xa gần dẫn đến tình trạng này qua ý kiến các chuyên gia kinh tế, xã hội và cả đại biểu

Tiền đồng VN
Tiền đồng VN. (ảnh minh họa) (AFP Photo)

quốc hội, người tranh đấu và bảo vệ cho quyền lợi người dân.

Mức lương không tưởng

Kiểm toán nhà nước cho năm 2009 mới đây vừa công bố nhiều kết quả bất ngờ về các hoạt động của các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong đó có việc xem xét thu chi mức lương trả cho nhân viên, lãnh đạo cùng những yếu tố được khấu trừ trước khi thanh toán thuế thu nhập và công bố lợi nhuận. Kết quả kiểm toán phát hiện ra một sự thật mà bao năm nay chưa từng công bố, đó là mức lương của các tổng giám đốc của nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước hay liên doanh vượt ra ngoài sự ước đoán của mọi người sau khi được công khai hoá.

Kết quả kiểm toán phát hiện ra một sự thật mà bao năm nay chưa từng công bố, đó là mức lương của các tổng giám đốc của nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước hay liên doanh vượt ra ngoài sự ước đoán của mọi người <br/>

Cụ thể là lương của ông Trần Văn Tá, theo công bố chính thức thì ông này nhận 947 triệu một năm. Ông Trần Văn Tá, nguyên là thứ trưởng Bộ Tài chính, sau khi nghỉ hưu theo chế độ, được chính bộ Tài chính giao chức vụ Tổng giám đốc Tổng Cty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Công ty này của nhà nước giao cho bộ Tài Chính, bộ Kế hoạch Đầu tư và bộ Công thương chủ quản dưới hình thức một tập đoàn Tài chánh 100% vốn nhà nước.

Ông Tá nắm giữ chức phó chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc của Tổng công ty SCIC. Sáu thành viên trong HĐQT còn lại gồm có đượng kim Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh kiêm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT. Các ủy viên HĐQT kiêm nhiệm là Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà.

Theo kết quả kiểm toán thì các thành viên của HĐQT đều có mức lương tương đương với ông Tá là 942 triệu đồng một năm. Theo tìm hiểu của báo chí thì SCIC đã xây dựng hệ số lương kế hoạch quá cao so với thực tế để trả cho các ông này vì vậy cách thụ hưởng lương theo hệ số này là không phù hợp.

Theo kết quả kiểm toán thì các thành viên của HĐQT đều có mức lương tương đương với ông Tá là 942 triệu đồng một năm. Theo tìm hiểu của báo chí thì SCIC đã xây dựng hệ số lương kế hoạch quá cao so với thực tế để trả cho các ông này vì vậy cách thụ hưởng lương theo hệ số này là không phù hợp.<br/>

TS Lê Đăng Doanh, nguyên là thành viên của Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS nhận định việc này như sau:

“Vấn đề là phải có các tiêu chí rõ ràng. Công ty của anh làm lợi bao nhiêu thì anh được tiền lương bao nhiêu và nếu anh không làm lãi thì phải trừ lương như thế nào phải có quy định rõ ràng.”

Theo công bố chính thức thì đơn giá tiền lương năm 2007 của SCIC được Bộ LĐ-TB&XH duyệt là 2,82 đồng/1.000 đồng doanh thu. Có nghĩa là cứ làm ra 1.000 đồng thì doanh nghiệp này được 2,82 đồng tiền lương.

Khi xây dựng kế hoạch trình Bộ LĐ-TB&XH, SCIC dự tính sẽ trả lương thành viên HĐQT và tổng giám đốc là 40 triệu đồng/tháng. Nhưng thực tế năm 2008, lương của thành viên chuyên trách HĐQT và tổng giám đốc SCIC là 78,5 triệu đồng/tháng, tương đương 942 triệu đồng năm, gần gấp hai lần so với kế hoạch.

So với các tập đoàn kinh tế tư nhân thì mức lương này không cao lắm thế nhưng một tập đoàn quốc doanh phải chịu sự kiểm soát của nhà nước thì mức lương này không thể chấp nhận, ông Lê Văn Cuông Đại biểu quốc hội đơn vị Thanh Hoá cho biết:

Vấn đề là phải có các tiêu chí rõ ràng. Công ty của anh làm lợi bao nhiêu thì anh được tiền lương bao nhiêu và nếu anh không làm lãi thì phải trừ lương như thế nào phải có quy định rõ ràng.

TS Lê Đăng Doanh

“Nếu như nó là công ty của nước ngoài hoặc là công ty liên doanh với nước ngoài có chế độ trả lương theo thang bậc quốc tế như thế thì còn có thể chấp nhận được, nhưng đối với một tổng công ty của Việt nam thụ hưởng quá cao so với mặt bằng chung trong nước như thế là bất hợp lý.”

Lương của một tổng giám đốc khác thuộc công ty Jestar Pacific còn cao hơn gấp đôi như thế. Năm 2007, Tổng Giám đốc công ty nhận mức lương là 444 triệu, chỉ một năm sau mức lương của ông này đã nhảy vọt lên hơn hai ngàn hai trăm triệu . Lương của hai phó tổng giám đốc người Việt cũng đều gần 1 tỷ đồng/năm. Còn hai phó tổng giám đốc người nước ngoài thì lương và thu nhập ở mức từ 3- 5 tỷ đồng/năm.

Điều đáng nói là từ khi thành lập đến nay đã 17 năm nhưng chưa năm nào Jesta có lãi. Năm 2008 công ty lỗ ở mức kỷ lục là 546 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến ngày 31-12-2008 là 1.137 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đến 31-12-2008 đã trở thành con số âm 121 tỷ đồng.

Công ty Jestar Pacific Airline là công ty liên doanh với Úc nhưng vốn nhà nước bỏ ra chiếm đa số. Cụ thể là Tổng công ty vốn Nhà nước SCIC góp 76% vốn, công ty Qantas Asia Investment Company (Hàng không Úc) góp 18%, phần còn lại là vốn của cổ đông nhỏ.

Nếu như nó là công ty của nước ngoài hoặc là công ty liên doanh với nước ngoài có chế độ trả lương theo thang bậc quốc tế như thế thì còn có thể chấp nhận được, nhưng đối với một tổng công ty của Việt nam thụ hưởng quá cao so với mặt bằng chung trong nước như thế là bất hợp lý

Ô.Lê Văn Cuông Đại biểu quốc hội

Không có quy định cho lương giám đốc?

Theo bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động-Tiền lương thuộc Bộ LĐTB &XH tuyên bố cới báo chí: Theo quy định, với công ty cổ phần quỹ tiền lương thì do đại hội cổ đông quyết định, còn việc trả lương cho lãnh đạo doanh nghiệp do HĐQT quyết định. Mà trong HĐQT thì đại diện sở hữu vốn nhà nước cũng chỉ có một phiếu, nên dù Nhà nước chiếm cổ phần chi phối thì Nhà nước cũng khó mà can thiệp hay chi phối được vấn đề trả lương”.

Nhận định về lời tuyên bố này TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh:

“Theo tôi người nào nói rằng nhà nước chỉ được một lá phiếu thôi thì điều đó hoàn toàn không đúng. Luật doanh nghiệp có quy định rất rõ là việc bỏ phiếu trong các công ty cổ phần thì bỏ phiếu theo trọng lượng của số vốn đang góp vào. Nếu như nhà nước chiếm 60% số vốn thì nhà nước có quyền quyết định bởi vì nhà nước luôn luôn nắm đa số cho nên nói chỉ có một phiếu là không phù hợp. Bởi vì ở đây không phài là bỏ phiếu đối nhân, theo người, mà đây là bỏ theo phiếu đối vốn, tức là tôi góp vốn nhiều thì tôi có quyền quyết định.”

Luật doanh nghiệp có quy định rất rõ là việc bỏ phiếu trong các công ty cổ phần thì bỏ phiếu theo trọng lượng của số vốn đang góp vào.

TS Lê Đăng Doanh

Dư luận cho rằng vấn đề tự quyết định mức lương một cách tuỳ tiện này cần được quốc hội xem xét và ra dự luật nhằm chế tài các hành động được xem là lách luật này. Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông cho biết ý kiến của ông:

“Nếu quốc hội họp mà biết được thông tin này từ kiểm toán nhà nước thì chắc chắn rằng sẽ có đại biểu chất vấn. Tôi nghĩ vần đề này sẽ được Uỷ Ban Thường Vụ sẽ kiến nghị với thủ tướng chính phủ để xem xét việc này.”

Hậu quả kinh tế và chính trị rõ ràng là rất lớn nhưng nếu xét theo cái nhìn xã hội thì sự việc còn quan trọng hơn khi đại bộ phận nhân dân Việt Nam kiếm đồng lương trung bình là 1 triệu 500 ngàn một tháng thì phải hơn 50 năm họ mới bằng ông tổng giám đốc của SCIC hay 100 năm mới bằng ông Jestar!

Giáo sư Tương Lai, nguyên giám đốc viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam nói lên ý kiến của ông:

Đồng tiền do đặc quyền đặc lợi để mà tự hưởng thì đó là điều đáng sĩ nhục nhưng lại nhân danh mình là người cách mạng, mình là người xã hội chủ nghĩa thì càng nói bao nhiêu thì dân tình càng chán nản bấy nhiêu

Giáo sư Tương Lai

“Nhân danh cho việc xoá bỏ chủ nghĩa bình quân để tạo ra một sự bất công xã hội đầy dẫy ngươi ăn không hết kẻ lần không ra như hiện nay thì đó là đi ngược lại với mong muốn và lý tưởng mà biết bao người hy sinh. Đồng tiền do đặc quyền đặc lợi để mà tự hưởng thì đó là điều đáng sĩ nhục nhưng lại nhân danh mình là người cách mạng, mình là người xã hội chủ nghĩa thì càng nói bao nhiêu thì dân tình càng chán nản bấy nhiêu”.

Báo chí cho rằng rất có thể lãnh đạo SCIC cũng như lãnh đạo HĐQT Jestar đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tự thưởng cho mình mức lương cao nhất mà họ có thể nghĩ tới, cho dù doanh nghiệp làm ăn xuống dốc.

Điều đáng lo là hiện nay SCIC đang có cổ phần ở hơn 800 doanh nghiệp, trong đó phần lớn là doanh nghiệp mà vốn Nhà nước chiếm đa số. Nếu doanh nghiệp nào cũng trả lương kiểu như Jestar thì không mấy chốc, Nhà nước sẽ trắng tay. Lúc ấy ai là người trực tiếp chịu trách nhiệm, cũng như hậu quả này ai là người đưa vai ra gánh nếu không phải là người dân với đồng lương tận đáy?