Những vấn đề cần đặt ra
Đại đa số người dân khi nghe nhóm từ cải cách thể chế thì họ cảm thấy một điều gì quá lớn lao và xa vời. Những câu hỏi lập tức được đặt ra, và thể chế cần cải cách ở Việt Nam là thể chế gì.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện nghiên cứu tư nhân có tính độc lập đầu tiên ở Việt Nam, Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS đã đưa ra lời giải đáp với chúng tôi:
“Theo tôi hiểu đầu tiên là các qui định của Nhà nước, các chính sách và luật pháp. Chuyện cải cách thể chế hiểu theo nghĩa như thế, là một quá trình đã được tiến hành suốt cả 20 năm qua liên tục và tôi nghĩ rằng trong thời gian tới vẫn phải tiến hành.”
Cải tổ cải cách thể chế có thể liên hệ tới nhiều lãnh vực để mang lại hiệu quả chung cho guồng máy vận hành. Khi chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề ra 8 nhóm giải pháp để cứu nguy nền kinh tế, sự bao trùm của các gói giải pháp ấy có vẻ như là một đề nghị cải tổ tòan diện nền kinh tế Việt Nam.
Theo tôi tình hình hiện nay rất là cấp bách và quốc hội cũng như hội nghị trung ương sắp tới đây của đảng Cộng Sản VN, hòan tòan có thể thực hiện được công cuộc cải tổ như vậy. Tôi nghĩ rằng Việt Nam cần chú ý cải tổ các doanh nghiệp nhà nước, cải tổ các tập đòan kinh tế của nhà nước, cải tổ khâu phân phối.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia độc lập về nghiên cứu kinh tế nguyên cố vấn cao cấp bên cạnh bộ trưởng kế họach đầu tư, khi đề cập tới bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong giai đọan dầu sôi lửa bỏng đã nhận định là:
“Theo tôi tình hình hiện nay rất là cấp bách và quốc hội cũng như hội nghị trung ương sắp tới đây của đảng Cộng Sản VN, hòan tòan có thể thực hiện được công cuộc cải tổ như vậy. Tôi nghĩ rằng Việt Nam cần chú ý cải tổ các doanh nghiệp nhà nước, cải tổ các tập đòan kinh tế của nhà nước, cải tổ khâu phân phối.”
Nhu cầu cải tổ chính trị?
Dưới một góc độ khác, Tiến sĩ Nguyễn Quang A có vẻ dè dặt về vấn đề sẽ có cải tổ cơ cấu chính trị trong thời gian sắp tới. Ông nói:
“Tôi nghĩ là chưa, bởi vì việc ổn định chính trị là một điều kiện rất quan trọng để cải thiện nền kinh tế hiện nay. Tôi nghĩ rằng không có hy vọng là có cải cách rất mạnh mẽ ngay trong lúc này.
Tất nhiên là trong một lúc mà tình hình khó khăn, thì nó bộc lộ ra những cái yếu kém của tổ chức này tổ chức nọ, thì cái đó là cái phải làm theo một tiến trình nhanh, nhưng mà cũng không thể vội vã được.”
Có thể hình dung là cải tổ thể chế ở Việt Nam là cải tổ trên nền tảng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một mô hình mới được Việt Nam áp dụng, cùng lúc chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Liên Sô.
Nhà nước Việt Nam thực hiện chuyển đổi sang kinh tế thị trường, nhưng vẫn giữ nguyên hệ thống chính trị độc đảng cầm quyền là đảng cộng sản Việt Nam.
Trách nhiệm giải trình
Theo Vietnamnet, trong tham luận trình bày tại Diễn Đàn Quốc Tế Về Các Nền Kinh Tế Chuyển Đổi diễn ra hồi gần đây ở Hà Nội, Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa, thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội nhận định rằng, chính quyền nhận sự ủy trị từ dân đồng thời phải có trách nhiệm trước dân, Nhà nước hành xử như thế nào là quyền của Nhà nước nhưng họ phải chịu trách nhiệm trước dân chúng.
Tiến sĩ Nghĩa cho rằng, trách nhiệm giải trình này là một vấn đề lớn, trong khi hiểu biết của Việt Nam còn non nớt sơ khai, khi đất nước không có khoa học chính trị phát triển, không có các thiết chế đối trọng với chính phủ.

Quan điểm của Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa có thể được hiểu rằng cải cách thể chế ở Việt Nam đang diễn ra cho nền hành chính, tất yếu lan tỏa đến cơ quan dân cử, giới truyền thông, những thực thể khả dĩ có ít nhiều quyền năng buộc chính quyền thể hiện trách nhiệm giải trình trước cử tri.
Theo sự trình bày của Tiến sĩ Nghĩa, Việt Nam thiếu hẳn một thiết chế giám sát chính phủ là hệ thống tòa án độc lập. Ông kêu gọi nên du nhập cách làm của nước ngoài để tòa án là quyền uy xác lập công lý. Vẫn theo lời diễn giả thì điều này ở Việt Nam chưa được tranh luận, chứ chưa nói tới triển khai.
Nhu cầu cấp thiết
Có thể nhận thức rõ ràng là nền kinh tế thị trường và sự hội nhập thế giới của Việt Nam, làm cho các thể chế mọi mặt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trở nên lạc hậu và không thích hợp.
Sự cải cách thể chế ở Việt Nam là nhu cầu cấp thiết, việc thực hiện cải cách nhanh hay chậm tùy thuộc vào quyết tâm của hệ thống chính trị của Việt Nam, tùy thuộc các vị ở Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng có thực tâm muốn đi theo nền kinh tế thị trường hay không.