Giảng Viên Anh Ngữ Mỗi Năm Một Thiếu

Một trong những điểm bất cập của giáo dục tại Việt Nam là thiếu giáo viên, trong đó phải kể đến giáo viên tiếng Anh. Tình trạng thiếu giáo viên môn Anh ngữ hiện đang ra sao và Bộ GD-ĐT đã có giải pháp nào?

0:00 / 0:00

Phong trào học tiếng Anh

Kể từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập với thế giới và trở thành thành viên của WTO nhu cầu học Anh ngữ trong nước ngày càng lên cao. Phong trào học tiếng Anh nở rộ khắp nơi, tuy nhiên có sự chênh lệch giữa lựơng người học và lượng người dạy.

Kể từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập với thế giới và trở thành thành viên của WTO nhu cầu học Anh ngữ trong nước ngày càng lên cao. Phong trào học tiếng Anh nở rộ khắp nơi, tuy nhiên có sự chênh lệch giữa lựơng người học và lượng người dạy.

Trong lúc số học viên tăng hàng tháng, số giảng viên dường như không thay đổi bao nhiêu, khiến cán cân cung – cầu mỗi lúc một thêm mất quân bằng.

Số liệu của Bộ GD-ĐT cho thấy tổng số giáo viên tiếng Anh bậc phổ thông của Việt Nam hiện nay vào khoảng hơn 60 ngàn.

Nhiều trường công vì vậy không đủ người dạy môn ngọai ngữ này, chẳng hạn Trường Tiểu học Dân lập Phương Nam ở Hà Nội hồi cuối năm ngoái có hơn 200 học sinh khối lớp 3 nhưng chỉ có một vài giáo viên.

Các cơ sở giáo dục tư thì mọc lên như nấm ở các thành phố lớn tuy vậy đôi khi vẫn thiếu người dạy Anh ngữ, dẫn đến tình trạng giáo viên chạy “sô”, xuôi ngược giữa các lớp Anh văn.

Yêu cầu về hội nhập với thế giới ngày càng thúc đẩy nhu cầu biết Anh ngữ trong giới trẻ ở Việt Nam. Hiện nay thông thạo, lưu loát tiếng Anh có thể nói là ước mơ chung của sinh viên, học sinh, khi họ nhận ra rằng Anh ngữ là một trong các chìa khoá để thành công, tối thiểu là trong chuyện tìm việc làm.

Đó là vì hiện giờ, thông thạo Anh ngữ là một trong những yêu cầu tuyển dụng của những công ty lớn, có điều kiện làm việc và lương bổng hấp dẫn, như Giám đốc một trung tâm Anh ngữ ở Đà Nẵng từng xác nhận:

Doanh nghiệp cần nhân viên biết nói tiếng Anh. Sinh viên ra trường không dùng tiếng Anh là không đáp ứng yêu cầu.

Yêu cầu về hội nhập với thế giới ngày càng thúc đẩy nhu cầu biết Anh ngữ trong giới trẻ ở Việt Nam. Hiện nay thông thạo, lưu loát tiếng Anh có thể nói là ước mơ chung của sinh viên, học sinh, khi họ nhận ra rằng Anh ngữ là một trong các chìa khoá để thành công<br/>

Thiếu hụt trầm trọng người dạy Anh ngữ

Giáo viên Anh ngữ ở Việt Nam thiếu tuy điều kiện tuyển dụng có lúc rất dễ dãi. Sinh viên đôi khi chỉ cần tốt nghiệp đại học ngọai ngữ là đã được nhận đứng lớp, không cần trải qua thời gian tập huấn hay có kinh nghiệm giảng dạy.

Người ngọai quốc nói tiếng Anh, thậm chí ngay những du khách thuộc giới “Tây balô”, mệnh danh là “giảng viên bản ngữ”, cũng có lúc được thâu nhận dù có trình độ học vấn cần thiết hay không. Nhu cầu học và khả năng chi trả thì có, nhưng tìm được thầy trình độ khả dĩ thì không phải lúc nào cũng dễ dàng. Minh Trí, một sinh viên tin học ở Sài Gòn, cho hay:

Trường công thì thiếu giáo viên tiếng Anh. Truờng tư thì không thiếu lắm, nhưng cũng khó kiếm được người giỏi.

Người ngọai quốc nói tiếng Anh, thậm chí ngay những du khách thuộc giới "Tây balô", mệnh danh là "giảng viên bản ngữ", cũng có lúc được thâu nhận dù có trình độ học vấn cần thiết hay không. Nhu cầu học và khả năng chi trả thì có, nhưng tìm được thầy trình độ khả dĩ thì không phải lúc nào cũng dễ dàng.<br/>

Hiện nay số người có khả năng dạy Anh ngữ trong nước vẫn chưa tăng đựơc bao nhiêu. Nguyên nhân chính của sự thiếu giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam đuợc các chuyên gia giáo dục cho là do mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng của ngành giáo dục còn quá lỏng lẻo, cung không đuổi kịp cầu, đồng thời việc dự báo nguồn nhân lực hầu như không có.

Trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng người dạy Anh ngữ, 1 dự án mang tên “Mạng lưới giảng viên tiếng Anh tại Việt Nam”, gồm một số chương trình liên quan đến việc tăng cường đội ngũ dạy Anh ngữ, đựơc ra đời vào cuối năm 2001 dưới sự hỗ trợ của Bộ GD.

Đến cuối năm 2008 đề án “Dạy và học ngọai ngữ trong hệ thống quốc dân giai đọan 2008 – 2020”, mục tiêu là khai triển việc dạy sinh ngữ kể từ niên khoá 2010 – 2011 cho khoảng 20% học sinh lớp 3, cũng được cơ quan đầu ngành giáo dục phê duyệt.

Nguyên nhân chính của sự thiếu giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam đuợc các chuyên gia giáo dục cho là do mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng của ngành giáo dục còn quá lỏng lẻo, cung không đuổi kịp cầu, đồng thời việc dự báo nguồn nhân lực hầu như không có. <br/>

Chỉ còn hơn 1 năm nữa trước khi phương án dạy và học ngọai ngữ giai đọan 2008 – 2020 được thực hiện nhưng đội ngũ giáo viên Anh ngữ ở Việt Nam, đặc biệt là cho cấp tiểu học, hiện vẫn thiếu thấy rõ.

Tại Hội nghị Quốc gia lần thứ 5 về Giảng dạy tiếng Anh, diễn ra ở Hà Nội hồi tháng Một 2009 với sự tham dự của các chuyên gia Anh ngữ của 10 nước cùng với hơn 400 giáo viên, Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Nhung, một chuyên viên Anh ngữ của Việt Nam, cho hay việc phát triển thêm đội ngũ giảng viên tiếng Anh đang được tiến hành.

Trong thời gian chờ đợi, thiếu giáo viên Anh ngữ vẫn là một thực trạng ở Việt Nam và xem ra chưa có giải pháp khả dĩ nào được áp dụng, ngoài việc dựa vào nguồn cung chính là sinh viên ngọai ngữ trong nước và người đến từ nước ngoài.