Kết thúc Hội nghị tại Hà Nội, các nhà tài trợ quốc tế công bố mức cam kết viện trợ vốn ODA dành cho Việt Nam với hơn 8 tỷ USD.
Tuy nhiên, bên cạnh cam kết này các nước phương Tây cảnh báo rằng việc chính phủ hạn chế các phương tiện truyền thông và Internet, cũng như các trang mạng xã hội như Facebook, sẽ đe dọa tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với ông Rolf Bergman, Đại sứ Thuỵ Điển tại Việt Nam, người tham dự hội nghị để biết thêm chi tiết về vấn đề này.
Mức viện trợ kỷ lục
M ặc Lâm: Th ưa ông Đ ại s ứ, k ết thúc H ội ngh ị các n ước c ấp vi ện cho Vi ệt Nam là cam k ết h ơn 8 t ỷ đô la, s ố v ốn ODA l ớn nh ất t ừ tr ước t ới nay. Theo nh ận xét c ủa ông Đ ại s ứ thì lý do nào đ ưa đ ến k ết qu ả r ất ph ấn kh ởi này th ưa ông?
Đ ại sứ Rolf Bergman: Số tiền này được cam kết từ các nước cấp viện cho Việt Nam trong tài khóa 2010 nhưng thực tế thì một số đã được giải ngân trong tháng này lý do vì ngân sách của chúng tôi có những khác biệt.
So sánh với con số 6 tỷ vào năm nay thì năm tới có nhiều hơn, do thành quả của Việt Nam đã khiến nhiều nước trong nhóm cấp viện có niềm tin cao hơn.
Tuy nhiên tôi vẫn nghi ngờ số tiền mà các nước cam kết có đạt đến mức hơn 8 tỷ hay không vì tỷ giá thay đổi của năm nay so với năm tới, hơn nữa như tôi đã trình bày thì một số đã đươc giải ngân trong năm nay.
Việt Nam đã có những tiến triển rất khích lệ trong cách điều hành kinh tế của chính phủ cũng như những chính sách tài chánh tiền tệ phù hợp được đưa ra trong năm nay đã giúp thị truờng tương đối ổn định so với những nước khác trong khu vực.
Đại sứ Rolf Bergman
Đối với Việt Nam, tôi xác nhận một lần nữa những thành tựu mà nước này đã đạt được thì không có gì phải bàn cãi. Có những tiến triển rất khích lệ trong cách điều hành kinh tế của chính phủ cũng như những chính sách tài chánh tiền tệ phù hợp được đưa ra trong năm nay đã giúp thị truờng tương đối ổn định so với những nước khác trong khu vực.
Chính phủ cũng đã tỏ ra khôn khéo hơn khi sử dụng những đồng vốn ODA trong các dự án của họ và họ đã thành công.
Tự do để phát triển
M ặc Lâm: Ông đã có nh ững quan tâm gì đ ược phát bi ểu trong h ội ngh ị, đ ặc bi ệt v ề v ấn đ ề nhân quy ền hay t ự do dân ch ủ?

Đ ại sứ Rolf Bergman: Về các vấn đề nhân quyền, tự do dân chủ thì nhà nước có nỗ lực cải tiến tuy nhiên tôi cho là chưa đúng mức. Các thành quả kinh tế và an sinh xã hội có thể tốt và đạt hiệu quả nhưng chưa bù đắp được những gì mà người dân cần trong lĩnh vực dân chủ nhân quyền.
Chính trị vẫn là một mối quan tâm lớn của các nước cấp viện bên cạnh các thành quả mà Việt nam đạt được trong năm qua.
M ặc Lâm: Trong th ời gian qua nhà n ước đã th ử nghi ệm vi ệc đóng c ửa các trang m ạng xã h ội nh ư facebook và ki ểm soát vi ệc truy c ập internet c ủa ng ười dân m ột cách g ắt gao h ơn. Ông đ ại s ứ có phát bi ểu gì v ề v ấn đ ề này?
Đ ại sứ Rolf Bergman: Chúng tôi đã đưa ra những quan tâm về vấn đề tự do truyền thông nơi công cộng cũng như nhận được thông tin của người dân là một yếu tố quan trọng cần phải hiện thực hoá để đẩy mạnh phát triển.
Chúng tôi đề nghị chính phủ Việt nam tháo bỏ các tường lửa nhằm ngăn cản truy cập vào internet, kể cả minh bạch hoá các hồ sơ chống tham nhũng như lời yêu cầu của các đại biểu quốc hội đưa ra mới đây.
Đại sứ Rolf Bergman
Chúng tôi nhấn mạnh rằng báo chí cũng như các trang mạng xã hội giữ vai trò hết sức trọng yếu trong việc nối kết thông tin, để dẫn đến thành quả, chứ không tác hại gì đến các kế hoạch của chính phủ. Chúng tôi thật sự quan ngại khi nhận được tin chính phủ kiểm soát trang xã hội Facebook vì làm như thế là cản trở sự phát triển chứ không thể gặt hái kết quả tốt được.
Chúng tôi đề nghị chính phủ Việt nam tháo bỏ các tường lửa nhằm ngăn cản truy cập vào internet, kể cả minh bạch hoá các hồ sơ chống tham nhũng như lời yêu cầu của các đại biểu quốc hội đưa ra mới đây.
Các nước cấp viện có mặt trong hội nghị như Hoa Kỳ, Canada, Na Uy, New Zealand cũng như các nước châu Âu khác đều có chung những quan ngại như của chúng tôi.
M ặc Lâm: Theo chúng tôi đ ược bi ết thì Thu ỵ Đi ển là n ước có quan tâm r ất nhi ều đ ến v ấn đ ề tham nhũng t ại Vi ệt nam trong nhi ều năm qua. Riêng trong năm 2009 ông Đ ại s ứ có ghi nh ận b ất c ứ m ột ti ến b ộ nào mà Vi ệt nam đ ạt đ ựơc trong lãnh v ực ch ống tham nhũng hay không?
Đ ại sứ Rolf Bergman: Vâng chúng tôi thường có những cuộc trao đổi với các giới chức Việt Nam về vần đề chống tham nhũng và chúng tôi nhận thấy trong thời gian qua đã có những tiến triển đáng khích lệ.

Bất cứ lúc nào có cơ hội nói chuyện với họ chúng tôi cũng lập đi lập lại quan điểm rất rõ ràng của chúng tôi là minh bạch trong công tác chống tham nhũng là ưu tiên hàng đầu mà chúng tôi quan tâm. Chúng tôi cũng đã nhiều lần nhấn mạnh đến vai trò của báo chí trong việc phát hiện các vụ tham nhũng.
Cản trở vai trò truyền thông chân thực của báo chí là cản trở sự phát triển của quốc gia. Nhiều nước đã chứng minh điều này trong quá khứ và tôi tin rằng Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Đại sứ Rolf Bergman
Chúng tôi hy vọng sẽ thấy nhiều hơn nữa những tiến bộ trong lĩnh vực này nhưng phải thật lòng mà nói chúng tôi chưa thấy chính phủ có phản hồi tích cực trong vấn đề này và vì vậy chúng tôi cảm thấy hơi thất vọng.
M ặc Lâm: Ông đ ại s ứ có trông đ ợi r ằng nh ững m ối quan tâm c ủa ông s ẽ đ ựơc nhà n ước Vi ệt Nam th ực hi ện m ột cách nghiêm túc hay không?
Đ ại sứ Rolf Bergman: Chúng tôi vẫn đang trông đợi thêm những nỗ lực của chính phủ Việt nam trong vấn đề này bên cạnh các thành tựu kinh tế mà họ đạt được.
Chúng tôi vẫn trông chờ chính phủ cho phép báo chí được tự do nhiều hơn nữa để từ đó dẫn đến một nền báo chí tự do hoàn toàn, vì trên nguyên tắc chúng tôi vẫn tin rằng cản trở vai trò truyền thông chân thực của báo chí là cản trở sự phát triển của quốc gia. Nhiều nước đã chứng minh điều này trong quá khứ và tôi tin rằng Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Mặc Lâm:
Xin cám ơn ông đại sứ đã dành thời gian cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn hôm nay.