Nghe cuộc phỏng vấn này:
Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam
Đỗ Hiếu: trước hết, xin được hỏi quan điểm của Bà về tình trạng nhân quyền của Việt Nam?
Bà Loretta Sanchez: như ông đã biết, chúng tôi thật quan tâm đến những vụ đàn áp xảy ra tại Việt Nam mà nạn nhân là những người mà chúng tôi gọi là "tù nhân lương tâm" đang bị giam cầm ở Việt Nam. Kể từ ngày trở thành hội viên WTO đến giờ, đã một năm rưỡi trôi qua rồi, chúng tôi không thấy gì ngoài những vụ đàn áp ngày một rộng lớn ở Việt Nam.
Vì thế, chúng tôi nóng lòng chờ xem liệu Thượng Viện có thông qua Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam hay không và chúng tôi cũng đang tìm một vài phương cách khác để có thể làm áp lực, buộc chính phủ Việt Nam phải cho người dân được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, tự do báo chí.
Lấy một thí dụ, cá nhân tôi, tôi mong nhìn thấy chính ông được về Việt Nam thao tác nghiệp vụ. Nói tóm lại có rất nhiều vấn đề chúng tôi đang quan tâm đến, rong đó tôi cũng phải nhắc đến quyền tự do bày tỏ quan điểm nữa.
Đỗ Hiếu: cuối tháng này, hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ gặp lại nhau ở Hà Nội, trong khuôn khổ của cuộc đối thoại nhân quyền. Bà có đề nghị gì cho hành pháp Hoa Kỳ không?
Bà Loretta Sanchez: chúng tôi đã nghe ông Leonard Leo, Ủy Viên của Ủy Ban Tự Do Tôn Giao Quốc Tế trình bày và chúng tôi đã có buổi thảo luận rất lâu với ông ta liên quan đến bản phúc trình trong đó có phần nói về Việt Nam mới được Ủy Ban phổ biến. Cá nhân tôi, tôi nghĩ rằng nước Mỹ đã bỏ ra rất nhiều tiền để giúp Việt Nam phát triển kinh tế, giúp Việt Nam có những bộ luật về thương mại, đầu tư minh bạch hơn,
Tôi cho rằng, chúng ta nên ngưng làm điều này, nếu Việt Nam không sửa đổi luật của họ theo chiều hướng tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Chúng tôi cũng muốn nhìn thấy những đạo luật trong đó quy định rõ nhà nước Việt Nam phải đối xử với tù nhân chính trị như thế nào, quyền truy tố được quy định như thế nào và những người bị bắt sẽ được xét xử làm sao.
Tôi cho rằng, chúng ta nên ngưng làm điều này, nếu Việt Nam không sửa đổi luật của họ theo chiều hướng tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Chúng tôi cũng muốn nhìn thấy những đạo luật trong đó quy định rõ nhà nước Việt Nam phải đối xử với tù nhân chính trị như thế nào, quyền truy tố được quy định như thế nào và những người bị bắt sẽ được xét xử làm sao.
Nếu đem so sánh với những tiêu chuẩn tư pháp quốc tế thì phiên tòa xét xử Linh Mục Nguyễn Văn Lý mà mọi người đều thấy cách đây vài tháng hay phiên tòa xử Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân cách đây vài ngày đều là những phiên xử không ai có thể chấp nhận được.
Đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC
Đỗ Hiếu: theo những điều Bà mới trình bày, Bà có nghĩ Hoa Kỳ nên đặt Việt Nam trở lại danh sách Các Nước Cần Quan Tâm Vì Vi Phạm Quyền Tự Do Tôn Giáo, tức là danh sách CPC, hay không ?
Bà Loretta Sanchez: như ông Ủy Viên Leonard Leophát biểu trong buổi điều trần do Nhóm Dân Cử Quan Tâm Đến Việt Nam tổ chức thì Bộ Ngoại Giao Mỹ không đồng ý đặt Việt Nam vào danh sách CPC. Bản nghị quyết mà tôi đưa ra là chính phủ Hoa Kỳ phải liệt kê một danh sách những quyền căn bản mà Hà Nội phải tôn trọng, và theo tôi đương nhiên, bắt buộc phải đưa Việt Nam vào danh sách CPC trở lại.
Đỗ Hiếu: câu hỏi cuối của Ban Việt Ngữ chúng tôi. Bà Dân Biểu nghĩ gì khi chính phủ Hà Nội vẫn nói với cả thế giới là không có tù nhân chính trị, cũng chẳng có ai bị bắt giam vì lý do tôn giáo ở Việt Nam?
Bà Loretta Sanchez: câu trả lời của tôi là chỉ nhìn vào vụ án Cha Nguyễn Văn Lý không thôi, người ta đã có thể thấy được một nhà tranh đấu bị Việt Nam bắt giam vì lý do chính trị, bị đưa ra tòa xét xử và bị cầm tù.
Người ta cũng có thể nhìn vào trường hợp của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, người mà tôi nhiều năm trước đây tôi vinh dự được gặp nhân chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên, Ngài hiện vẫn còn bị quản thúc ở Thanh Minh Thiền Viện.
Những điều đó cho thấy vẫn còn nhiều tù nhân chính trị ở Việt Nam, vẫn còn những người bị giam cầm vì lên tiếng bênh vực quyền tự do tín ngưỡng, vì lên tiếng đòi hỏi tự do, dân chủ. Tôi thật xấu hổ khi nghe Bộ Ngoại Giao nói lúc này không có tù chính trị ở Việt Nam.
Đỗ Hiếu: xin cám ơn Bà Dân Biểu Loretta Sanchez rất nhiều.