Người tị nạn Khmer Krom kêu gọi giúp đỡ

Đại diện người tị nạn Khmer Krom đang mắt kẹt ở biên giới Campuchia Thái Lan nói rằng họ đang thiếu thốn lương thực và nhận được thông báo từ chính quyền đề nghị họ rời khỏi nơi tạm trú. Từ Campuchia, thông tín viên Nguyễn Bình có bài tường trình như sau:
Nguyễn Bình, thông tín viên RFA, Campuchia
2009.07.30
Người tị nạn Khmer Krom người tị nạn Khmer Krom cho biết từ khi bị trục xuất sang Campuchia đến nay, ông ta chỉ nhận được tiền trợ cấp ít ỏi từ hội đoàn Khmer Krom ở Phnom Penh, từ một tổ chức của đạo Tin Lành và đảng đối lập Sam Rainsy.
Photo: RFA

Tỵ nạn ở Thái Lan bị trục xuất về Campuchia

Đại diện 23 người tị nạn Khmer Krom từ biên giới Campuchia – Thái Lan cho biết họ đang thiếu thốn lương thực, đồng thời vừa nhận được giấy thông báo cho rời khỏi nơi tạm trú vào sáng ngày 29 tháng 7 vừa qua.

23 người tị nạn này thuộc nhóm trên 50 người từ đồng bằng sông Cửu Long sang Thái Lan tị nạn chính trị và bị cảnh sát Thái bắt trục xuất qua Campuchia vào đầu tháng 7 vừa qua.

23 người tị nạn này thuộc nhóm trên 50 người từ đồng bằng sông Cửu Long sang Thái Lan tị nạn chính trị và bị cảnh sát Thái bắt trục xuất qua Campuchia vào đầu tháng 7 vừa qua. Sau đó nhiều người tiếp tục tìm đường quay trở lại Bangkok để gặp Cao ủy Tị nạn Liên hiệp Quốc (UNHCR). Còn 23 người này đang tiến thoái lưỡng nang. Không muốn ở lại Campuchia, đồng thời cũng chưa giám sang Thái Lan một lần nữa.

Một người tị nạn Khmer Krom cho biết từ khi bị trục xuất sang Campuchia đến nay, ông ta chỉ nhận được tiền trợ cấp ít ỏi từ hội đoàn Khmer Krom ở Phnom Penh, từ một tổ chức của đạo Tin Lành và đảng đối lập Sam Rainsy.

Theo luật pháp Campuchia thì những người tị nạn từ đồng bằng sông Cửu Long này cũng là công dân Campuchia, thế nhưng các nhà hoạt động nhân quyền nhận định rằng việc cấp giấy tờ tuy thân cho cộng đồng Khmer Krom nói chung bắt đầu gặp khó khăn từ khi đảng nhân dân của thủ tướng Hun Sen thắng đa số phiếu trong quốc hội và tình hữu nghị với Việt Nam được tăng cường.

Việc cấp giấy tờ tuy thân cho cộng đồng Khmer Krom nói chung bắt đầu gặp khó khăn từ khi đảng nhân dân của thủ tướng Hun Sen thắng đa số phiếu trong quốc hội và tình hữu nghị với Việt Nam được tăng cường.

Hội chữ Thập Đỏ làm ngơ?

Những người tị nạn Khmer Krom cho biết họ có viết thư cho Hội chữ Thập Đỏ và văn phòng UNHCR tại Phnom Penh xin cứu trợ khẩn cấp, nhưng Hội chữ Thập Đỏ không phúc đáp, còn UNHCR thì chỉ viết thư phúc đáp nhắc lại cơ sở pháp lý khẳng định nhóm người tị nạn này là công dân Campuchia.

Ông So Muon, trưởng ấp O Russey, phường Poipet, nơi những người tị nạn Khmer Krom đang tạm trú nói rằng vì Hiếp pháp Campuchia công nhận những người này là công dân, nên ông tạm thời cho phép họ ở lại và bảo vệ trong một thời gian.

Theo ông Đỗ Hữu Nam lãnh đạo phong trào Trà Đàm Dân Chủ, thì một số người tị nạn Khmer Krom là thành viên phong trào này bị trục xuất sang Campuchia hồi đầu tháng 7 vừa qua cùng với 23 người này, đã lén lút quay trở lại Thái Lan

Riêng bản thân ông cũng đang trăn trở, vì đã viết báo cáo gửi cho cấp trên xin trợ giúp những người tị nạn này theo đúng nghĩa là công dân, nhưng không thấy cấp nào phản ứng.

Trước mắt ông thấy những người tị nạn nay đang thiếu thốn lương thực, và có nguy cơ phải đối diện với bệnh sốt rét rừng, nhưng chưa biết làm gì để giúp họ.

Phát ngôn viên Cục Cảnh sát Bộ Nội vụ Campuchia, ông Kirt Chantharith nói rằng ông chưa nhận được báo cáo về người tị nạn Khmer Krom ở gần biên giới Thái Lan.

Theo ông Đỗ Hữu Nam lãnh đạo phong trào Trà Đàm Dân Chủ, thì một số người tị nạn Khmer Krom là thành viên phong trào này bị trục xuất sang Campuchia hồi đầu tháng 7 vừa qua cùng với 23 người này, đã lén lút quay trở lại Thái Lan và đang chở UNHCR phỏng vấn.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.