Việt Nam là một trong số các qúôc gia có mức lương tối thiểu còn quá thấp so với các nước trong khu vực hiện nay.
Liệu chính sách tăng lương có mang lại lợi ích thiết thực là góp phần nâng cao đời sống của người lao động không?
Tăng mức lương tối thiểu cho năm 2010
Vấn đề điều chỉnh mức lương tối thiểu đã được chính phủ Việt Nam đề ra từ lâu nay. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu đế án cải cách tiền lương. Mới đây nhất, Ban Chỉ Đạo Cải Cách Tiền Lương Nhà Nước đã ra văn bản thông báo kết luận rằng, tiền lương tối thiểu chung sẽ tăng 12,3% vào năm tới. Cụ thể, mức tăng sẽ từ 650.000 đồng/tháng hiện nay lên 799.500 đồng/tháng, tức làm tròn thành 800.000 đồng/tháng.
Ban Chỉ Đạo Cải Cách Tiền Lương Nhà Nước đã ra văn bản thông báo kết luận rằng, tiền lương tối thiểu chung sẽ tăng 12,3% vào năm tới. Cụ thể, mức tăng sẽ từ 650.000 đồng/tháng hiện nay lên 799.500 đồng/tháng, tức làm tròn thành 800.000 đồng/tháng.
Chính sách này cũng được áp dụng cho các đối tượng là những người nghỉ hưu, những người đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước sẽ được tăng lương hưu và trợ cấp lên 12,3% bắt đầu từ năm tới. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cũng sẽ tăng mức lương tối thiểu để đảm bảo các loại hình doanh nghiệp có chung mức lương tối thiểu vào năm 2012.
Đây là một vấn đề cấp thiết trong bối cảnh lương ở Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực. Đồng thời do hậu quả của tình hình suy thoái kinh tế thế giới nên đời sống của người lao động ở Việt Nam rất khó khăn.
Về việc tăng mức lương tối thiểu, các doanh nghiệp nêu ý kiến rằng, cả nước hiện có khoảng 10 triệu người làm việc tại doanh nghiệp, trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có khoảng 2 triệu nhân viên. Tuy nhiên, không phải tất cả số người này đều được tăng lương, mà chỉ một số ít người lương thấp mới được điều chỉnh.
Ông Phạm Minh Huân, Vụ Trưởng Vụ Lao Động Tiền Lương (Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội), lý giải: "Theo khảo sát, trong bối cảnh lạm phát, hầu hết các doanh nghiệp đã tăng lương bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu mới ban hành."
Đánh giá tác động của việc tăng lương tới doanh nghiệp, ông Phùng Quang Huy, đại diện một doanh nghiệp, cho biết việc tăng lương tối thiểu vùng chủ yếu làm tăng chi phí đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp, mức tăng sẽ chiếm khoảng 1,3 – 1,7% tổng chi phí đầu vào.
<i>Theo khảo sát, trong bối cảnh lạm phát, hầu hết các doanh nghiệp đã tăng lương bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu mới ban hành</i>
Ô. Phạm Minh Huân, VT. Vụ Lao Động
Ông Huy nói: " Đối với một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp loại vừa và nhỏ sẽ khó tránh khỏi khó khăn. Tuy nhiên, giới chủ nhận thấy trong thời buổi lạm phát, phải tăng lương để bù đắp một phần cho người lao động."
Còn ông Mai Đức Chính, Phó Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, đánh giá là việc công bố mức lương sớm, kết hợp với việc phổ biến xuống các doanh nghiệp để họ công bố phương án thực hiện tăng lương trước ngày 25/12 chắc chắn sẽ giúp người lao động yên tâm, tránh được tình trạng đình công.
Ông Chính cũng cho biết thêm, giá cả tiêu dùng tăng cao đã khiến việc đình công tăng mạnh, nhất là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Đài Loan và Hàn Quốc.
Tiền lương tăng, liệu cuộc sống của người làm công ăn lương có bớt khó khăn hơn trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, lạm phát cao?
Lương tăng một giá cả thị trường tăng hai
Đời sống của những người lao động sống dựa vào lương rất khó khăn, nhất là trong bối cảnh lạm phát, kinh tế suy giảm như hiện nay.
Ông Nguyễn Hoàng, một cán bộ ở TPHCM, cho biết:
Ông Nguyễn Hoàng : Nói chung ở Việt Nam trước giờ gần như là ai cũng phải tìm thêm một cái gì đó để sống chớ cũng không có ai mà dựa hẳn vào đồng lương, làm đủ thứ cách để mà sống. Phần lớn thì họ nghe lên lương một chút đầu tiên thì có cảm giác là mình...nhưng sau đó thấy là bao nhiêu lần mà nhích lên một chút đó thì mọi thứ khác nó cũng lên ào áo luôn, đó... thành ra cũng không thể nào nói được như thế nào, mặc dù đầu tiên bao giờ người hưởng lương cũng thấy vui khi mà được tăng, sau đó thì lại cảm thấy cũng như là bình thường vì mọi thứ nó cũng lên ào ào đi theo đó. Nói chung là bây giờ mọi thứ đều lên giá dữ lắm, lương thì nó lên thì trước mắt nó đáp ứng được cái gì mấy đâu!
<i>Nói chung ở Việt Nam trước giờ gần như là ai cũng phải tìm thêm một cái gì đó để sống chớ cũng không có ai mà dựa hẳn vào đồng lương, làm đủ thứ cách để mà sống</i>
Ông Nguyễn Hoàng, cán bộ<br/>
Người lao động cũng không mấy phấn khởi với thông tin về việc mức lương sẽ tăng vào năm tới vì họ đã quá quen thuộc với điệp khúc Giá-Lương-Tiền, trong cái vòng lẩn quẩn tiền lương tăng mà giá sinh hoạt còn tăng nhanh hơn. Thực tế ở Việt Nam đã chứng minh mức tăng lương luôn thua xa mức tăng của giá cả.
Khi trao đổi với những người làm công ăn lương, hầu hết đều cho biết, theo kinh nghiệm của họ tiền lương chỉ tăng một thì giá cả đã tăng gấp hai ba lần, và cứ khi nào lương chuẩn bị tăng thì giá đã tăng trước. Huống hồ còn đến 3 tháng nữa việc tăng lương mới được áp dụng, cộng với mãi lực mua sắm cuối năm sẽ đẩy giá cả tăng lên nữa. Nói về vấn đề lương và giá cả, ông Xuân Thành, cán bộ ngành y tế ở Gò Vấp, cho hay:
Ông Xuân Thành : Việc tăng lương của nhà nước thường thường là mọi người đồn đãi và biết được qua những cái thông tin vỉa hè, như thế thì lập tức giá tăng hàng loạt, từ giá thức ăn hay là giá vàng, giá tất cả những đồ gia dụng đều đồng loạt tăng lên khi mà mới rục rịch là có tăng lương.
<i>Việc tăng lương của nhà nước thường thường là mọi người đồn đãi và biết được qua những cái thông tin vỉa hè, như thế thì lập tức giá tăng hàng loạt, từ giá thức ăn hay là giá vàng, giá tất cả những đồ gia dụng đều đồng loạt tăng lên</i>
<i>Ô.</i>Xuân Thành, cán bộ
Chính vì như vậy thành ra khi mà nhà nước thực hiện cái việc tăng lương rồi thì lúc đó đồng loạt giá cả đã lên. Và tôi cũng thấy rằng thường thường khi mà giá cả đã tăng rồi thì rất là khó lòng mà hạ xuống, có khi là lấy đà lại tăng cao hơn.
Và theo ông Thành thì cuối cùng là…
Ông Xuân Thành : Khi mà tăng lương rồi thì cũng giống như là chưa tăng lương vậy, không cải thiện được gì đời sống của người viên chức .
Mong muốn của những người làm công ăn lương và cả xã hội là chính phủ làm thế nào có thể giúp ổn định cuộc sống hiệu quả, chứ không theo cách làm lâu nay là tăng lương nhưng thực chất đồng tiền nhận được không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.