Mặc Lâm phỏng vấn ông Trần Hồng Quân, nguyên bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, để tìm hiều thêm ý kiến của một giới chức trong ngành

giáo dục về vấn đề này.
Chủ trương thu thêm 6% trên thu nhập của người dân
Mặc Lâm : Thưa ông Bộ Trưởng, xin cảm ơn ông đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Thưa, như ông đã biết, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo vừa trình Quốc Hội đề án tăng học phí với chủ trương sẽ thu thêm 6% trên thu nhập của người dân. Xin ông cho biết con số 6% này đã có từ thời ông còn làm bộ trưởng hay chỉ là cách tính mới đây?
Theo số liệu mà Bộ Giáo Dục nêu thì thống kê những năm qua đều là trên 6%, thì con số đó tôi chưa biết là theo phưong pháp nào mà Bộ Giáo Dục thống kê nhưng mà tất cả những năm qua thì đều trên 6%, như năm 2008 thì là 6,6%.<br/>
BT Trần Hồng Quân : Theo số liệu mà Bộ Giáo Dục nêu thì thống kê những năm qua đều là trên 6%, thì con số đó tôi chưa biết là theo phương pháp nào mà Bộ Giáo Dục thống kê nhưng mà tất cả những năm qua thì đều trên 6%, như năm 2008 thì là 6,6%.
Mặc Lâm : Thưa ông, con số 6% này được tham khảo dưới các dữ liệu nào và liệu có phù hợp với túi tiền của các hộ gia đình nghèo hay không?
BT Trần Hồng Quân : Bộ Giáo Dục nói rằng tham khảo nhiều nước và cuối cùng lấy mức là 6%. Ý của Bộ Giáo Dục là như vậy. Cái này có liên quan tới phương pháp tính đấy..
Mặc Lâm : Điều mà xã hội đang quan tâm hiện nay là làm cách nào để phân định được hộ nghèo ngỏ hầu áp dụng con số này mà không bị lạm dụng để đi tới chỗ xin cho và gây ra những tiêu cực, thưa ông Bộ Trưởng?
BT Trần Hồng Quân : Sức đóng góp của dân thì chỗ này có vấn đề như thế này. Thật ra dân ta phần lớn là nghèo, khó khăn, do đó nên vấn đề này phải đi kèm với tín dụng giáo dục thì mới giải quyết được, chớ nếu thuần tuý là bằng cái thu nhập của dân mà trực tiếp sống thì có nhiều gia đình khó khăn đấy.
Thật ra dân ta phần lớn là nghèo, khó khăn, do đó nên vấn đề này phải đi kèm với tín dụng giáo dục thì mới giải quyết được, chớ nếu thuần tuý là bằng cái thu nhập của dân mà trực tiếp sống thì có nhiều gia đình khó khăn đấy. <br/>
Chắc là phải có ý kiến của chính quyền địa phương. Và trước hết cái này phải làm cuốn sổ từ bao nhiêu phần trăm đến bao nhiêu phần trăm.
Theo cách tính hiện nay thì tính theo hộ tối đa khoảng 6% và khoảng 5,7% gì đó, giữ mức hộ như vậy. Nhưng mà trong khuôn khổ như vậy thì nó có vấn đề là vùng nào thu nhập thấp, khó khăn thì phải định tỷ lệ tổng quát vùng đó, bình quân có thấp hơn một chút.
Còn vùng nào khá hơn thì phải quy định tỷ lệ cao hơn để bù qua bù lại. Và chia sẻ còn tuỳ theo đối tượng nữa, mỗi vùng còn có đối tượng khác nhau nữa.
Ngân sách 20% cho giáo dục không phải là nhỏ
Mặc Lâm : Theo Giáo sư Chu Hảo, nguyên thứ trưởng Bộ Công Nghệ & Khoa Học, cho rằng với ngân sách 20% dành cho giáo dục hiện nay thì không thể nói là thấp để phải tăng học phí gây thêm xáo trộn trong đời sống ngưới nghèo. Ông có chia sẻ gì với ý kíên này?
Ngày xưa tỷ lệ ngân sách dành cho giáo dục là thấp và mẫu số chung của ngân sách cũng thấp, do đó phải nói rằng ngày xưa thì nghèo, cái đó nó khác. Bây giờ nó đỡ hơn nhiều. Bây giờ tổng ngân sách của mình cũng lớn và dành tới 20% ngân sách thì con số tương đối khá.<br/>
BT Trần Hồng Quân : Ngày xưa tỷ lệ ngân sách dành cho giáo dục là thấp và mẫu số chung của ngân sách cũng thấp, do đó phải nói rằng ngày xưa thì nghèo, cái đó nó khác. Bây giờ nó đỡ hơn nhiều. Bây giờ tổng ngân sách của mình cũng lớn và dành tới 20% ngân sách thì con số tương đối khá. Tuy vậy, thực ra khi tính bình quân để đào tạo thì nó vẫn quá nhỏ.
Tôi chưa kể cái này là hiệu quả xây dựng nó còn vấn đề, người này người kia cũng góp ý kiến và trên thực tế cũng đúng như vậy là hiệu quả sử dụng ngân sách giáo dục còn kém.
Nhưng mà tổng thể mà nói, giả dụ ta sử dụng tương đối tốt đi thì con số này vẫn là con số nhỏ, tuy rằng cố gắng của nhà nước đã hết sức lớn rồi. Tỷ lệ 20% ngân sách, đó là một tỷ lệ đâu có phải là thấp.
Mặc Lâm : Trong kỳ họp Quốc Hội vừa rồi, ông Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thừa nhận là không thể hứa nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới. Xin ông cho biết quan điểm của ông về vấn đề này.
BT Trần Hồng Quân : Theo tôi, cái đánh giá của xã hội về chất lượng giáo dục là đúng. Chất lượng giáo dục của Việt Nam hết sức đáng lo ngại. Cái đó có nhiều yếu tố tác động, trong đó từ nội dung đến phương pháp giáo dục, rồi đến đội ngũ thầy giáo, và kể cả những điều kiện về cơ sở vật chất. Lương bổng thầy giáo cũng yếu.
Phải nói là có nhiều yếu tố, nhưng mà chắc là phải giải quyết cái đó, bên cạnh đó là phải có thời gian để đổi mới cái quản lý để mình có thể tạo ra một động lực cho toàn bộ hệ thống và từng bước đổi mới hay cải tiến chất lượng giáo dục.
Mặc Lâm : Một lần nữa xin cảm ơn ông Bộ Trưởng.