Chỉ 15% người dân rửa tay với xà phòng trước khi ăn

Rửa tay là vấn đề cơ bản của vệ sinh cá nhân. Đó là vấn đề mà chúng ta luôn được nghe nhắc đến, nhất là trước tình hình lây lan của dịch cúm A/H1N1.
Quỳnh Như, phóng viên RFA
2009.08.24

Theo khảo sát mới đây của Bộ Y Tế Việt Nam, mới chỉ có khoảng 15% người dân có thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn. Tại sao vấn đề

Bảng quảng cáo đường phố Hà Nội khuyến khích mọi người rửa tay
Đề phòng ngừa dịch bênh những bảng quảng cáo được dựng lên trên đường phố Hà Nội khuyến khích mọi người rửa tay trước khi ăn và nấu đồ dùng . AFP photo
AFP photo
tưởng chừng rất đơn giản này lại không phải dễ thực hiện?

Y thức giữ gìn vệ sinh cá nhân chưa có

Trước tình hình lây lan của dịch cúm A/H1N1, các chuyên gia y tế cũng như các chương trình sức khoẻ cộng đồng đều khuyến cáo nên rửa tay nhiều lần vì đây là một trong những biện pháp để phòng tránh nhiễm virus cúm A/H1N1. Thế nhưng tại Hội Nghị Chia Sẻ Kinh Nghiệm “Vệ sinh cá nhân bảo vệ sức khoẻ cộng đồng – Vì một Việt Nam khoẻ mạnh” do Bộ Y Tế tổ chức tuần qua tại Hà Nội, Tiến sĩ Trần Đắc Phu - Cục Phó Cục Y Tế Dự Phòng và Môi Trường  thuộc Bộ Y Tế, cho biết là theo khảo sát của cơ quan ông thì: “Chỉ 12-15% người dân rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Hiện nay ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường của người dân Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, đặc biệt là người dân ở các vùng sâu, vùng xa và khu vực miền núi.

TS.Trần Đắc Phu

Đặc biệt, chỉ 5% người chăm sóc trẻ rửa tay với xà phòng trước khi cho trẻ ăn.” Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của người dân, mà còn gây tác động tiêu cực đến nhu cầu cải thiện cuộc sống và bảo vệ môi trường. 

Tiến sĩ Trần Đắc Phu còn cho biết thêm: “Hiện nay ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường của người dân Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, đặc biệt là người dân ở các vùng sâu, vùng xa và khu vực miền núi. Trong khi đó, nhiều người xem nhẹ việc rửa tay bằng xà phòng, vốn được xem là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất nhằm giữ gìn vệ sinh cá nhân, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Hiện nay các dịch bệnh đang lan nhanh, đặc biệt là dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm và cúm A/H1N1. Những bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu ngừơi dân biết vệ sinh cá nhân, nhất là rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.”

Nhưng không hẳn là tất cả mọi người đều biết phải rửa tay như thế nào? Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Dùng xà phòng và nước, nên rửa tay ít nhất từ 15 đến 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, có thể dùng khăn hoặc giấy tẩm cồn dùng một lần hoặc cũng có thể dùng các loại dung dịch rửa tay chứa cồn khác.

Khi rửa tay bằng dung dịch, chà xát cho tay khô hẳn vì các dung dịch này không cần dùng nước để rửa lại, chất cồn trong đó có tác dụng diệt khuẩn. Những hướng dẫn như trên của các chuyên gia y tế e rằng sẽ không thừa.

Nhưng không hẳn là tất cả mọi người đều biết phải rửa tay như thế nào? Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Dùng xà phòng và nước, nên rửa tay ít nhất từ 15 đến 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, có thể dùng khăn hoặc giấy tẩm cồn dùng một lần hoặc cũng có thể dùng các loại dung dịch rửa tay chứa cồn khác.

Trách nhiệm của giáo dục cộng đồng

Chị Nhã Quân, một bà mẹ ở Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết việc giáo dục con giữ vệ sinh từ nhỏ là cần thiết. Chị nói: 

- Từ nhỏ em đã dạy con là phải rửa tay sạch sẻ trước khi ăn. Rồi cháu đi học thì trong trường cô giáo cũng dạy như vậy. Mà bé cũng ngoan lắm, nó cũng nghe lời. Trước khi ăn này kia thì bé vô rửa tay rồi mới ra ăn. Bây giờ trên tivi mỗi ngày cũng có quảng cáo cho người dân là trước khi ăn thì phải rửa tay sạch sẻ. Rửa tay bằng xà phòng thì nó phải sát khuẩn. Hôm trước hổng biết báo hay ở đâu nói là phải vừa rửa tay vừa hát, coi như mình hát hết bài khoảng 20 giây thì mới diệt khuẩn hết.

Rửa tay, vấn đề thoạt nghe rất đơn giản nhưng không phải dễ áp dụng vì còn tuỳ thuộc vào điều kiện vật chất và thói quen của từng người. Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, từng là Viện Phó Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng TP.HCM, và sau khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục đảm nhiệm vai trò chuyên viên vệ sinh y tế công cộng tại thành phố này, cho biết:

Cái đấy thì thật sự là giáo dục từ lâu rồi, nói từ lâu rồi, nhưng mà muốn rửa tay, muốn này kia kia nọ thì phải có xà bông, có nước, có bồn, có nơi rửa, có xà bông, chứ còn cái cách mình giáo dục là mọi người rửa tay thì cái đó họ cũng biết nhưng mà chỉ ở những nơi có điều kiện thôi
BS.Nguyễn Xuân Mai

- Cái đấy thì thật sự là giáo dục từ lâu rồi, nói từ lâu rồi, nhưng mà muốn rửa tay, muốn này kia kia nọ thì phải có xà bông, có nước, có bồn, có nơi rửa, có xà bông, chứ còn cái cách mình giáo dục là mọi người rửa tay thì cái đó họ cũng biết nhưng mà chỉ ở những nơi có điều kiện thôi, mà ngay cả những nơi mà có điều kiện thì sự thật là cũng có nhiều người chưa hình thành được cái động tác, mà cái thói quen thì nó phải được hình thành từ bé, rồi nó được rèn luyện, nó được từng trải thì nó mới thành thói quen.

Chúng tôi cũng đã đi thử một số nơi thì có bồn, bình để rửa, nhưng mà lại không có nước, nơi có nước thì lại chẳng có gì để rửa, nghĩa là chúng ta cũng còn thiếu nhiều để hình thành một cái thói quen tốt. Các công sở lớn, các trường học đã đạt chuẩn và ở những vùng nước sạch đã phủ được rồi thì cái việc đó giáo dục nhắc nhở thì họ có thể họ thực hiện được.  Thực sự thì cũng có một số trường có, còn phần lớn các trường cũng chưa có đủ điều kiện vật chất để cho học sinh triển khai đồng loạt.

Vì nó là một cái thói quen mới hình thành thì cũng ít người họ nhớ để họ thực hiện một cách thường xuyên. Khi có người giám sát thì thực hiện đuợc, còn buông ra thì có khi họ lại quên. Cho nên để hình thành cái này thì cả một thế hệ mới hình thành được.
BS.Nguyễn Xuân Mai

Cũng theo lời Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, vai trò của giáo dục cộng đồng trong việc hình thành các thói quen vệ sinh là quan trọng. Ông nói tiếp:

- Vì nó là một cái thói quen mới hình thành thì cũng ít người họ nhớ để họ thực hiện một cách thường xuyên. Khi có người giám sát thì thực hiện đuợc, còn buông ra thì có khi họ lại quên. Cho nên để hình thành cái này thì cả một thế hệ mới hình thành được.

Thí dụ như là sẽ dạy các em tốt ở trường mẫu giáo, xong lên cấp I song song với việc dạy về kiến thức thì phải có những điều kiện vật chất cho chúng nó thực hành, rồi lại có người nhắc nhở cho nó để nó khỏi quên, có khi nó mãi chơi quá nó quên.

Từ đầu tháng 9 này, chương trình “Hành trình xuyên Việt" sẽ được khởi động tại 32 tỉnh thành nhằm khuyến khích thói quen rửa tay bằng xà phòng trong người dân.

Tuy nhiên, phát động một chương trình giáo dục trong cộng đồng cần thu hút sự tham gia của mọi người và có chuẩn bị những điều kiện vật chất cụ thể để có tính khả thi và đạt hiệu quả, đồng thời hình thành và duy trì được thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng chứ không chỉ là một biện pháp “đánh trống bỏ dùi.”

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.