Ô nhiễm và suy giảm nguồn nước ở Việt Nam

Thời gian gần đây, báo chí trong nước nói nhiều đến vấn đề suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam.
Việt Hà phóng viên RFA
2009.06.23
Công ty xí nghiệp hàng ngày xả nước thải hoàn toàn chưa qua xử lý vào các sông Công ty xí nghiệp hàng ngày xả nước thải hoàn toàn chưa qua xử lý vào các sông
AFP photo

Tình trạng này không những chỉ xảy ra trên các lưu vực sông lớn, mà còn xảy ra với tài nguyên nước ngầm. Suy thoái nguồn nước được hiểu bao gồm ô nhiễm và sụt giảm nguồn nước. Việt Hà xin gửi tới quý thính giả loạt bài tìm hiểu về vấn đề này.

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên Môi trường, theo thứ tự ô nhiễm thì lưu vực sông Cửu Long bị ô nhiễm nặng nhất, tiếp đến là lưu vực sông Hồng – Thái Bình, lưu vực sông Đồng Nai, sông Vu gia – Thu Bồn, và lưu vực sông Cả.

Suy thoái nước nghiêm trọng trên các lưu vực sông của VN

Theo bộ tài nguyên và môi trường, tình trạng suy thoái nước trên các lưu vực sông của Việt Nam đang ngày một trở nên nghiêm trọng.

Đánh giá gần đây do Bộ tài nguyên và môi trường thực hiện cho biết trong  số 16 lưu vực sông được điều tra thì có 5 lưu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng, 5 lưu vực có chất lượng khá, còn lại ở mức trung bình.

Cũng theo đánh giá của Bộ Tài nguyên Môi trường, theo thứ tự ô nhiễm thì lưu vực sông Cửu Long bị ô nhiễm nặng nhất, tiếp đến là lưu vực sông Hồng – Thái Bình, lưu vực sông Đồng Nai, sông Vu gia – Thu Bồn, và lưu vực sông Cả.

Việc phát triển đô thị nhanh chóng và công nghiệp hoá là nguyên nhân khiến nước các con sông lớn bị ô nhiễm. Theo báo cáo hồi đầu năm nay của  Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì sau khi mở rộng, Hà nội có đến 255 làng nghề thuộc 6 loại hình sản xuất khác nhau.

Các làng nghề này hàng ngày xả nước thải hoàn toàn chưa qua xử lý vào các sông Nhuệ, sông Đáy khiến các con sông này trở nên ô nhiễm nghiêm trọng hơn.

Hay gần đây nhất là vụ sông Thị Vải bị ô nhiễm do việc xả nước thải chưa qua xử lý trong nhiều năm của nhà máy bột ngọt Vedan. Theo ước tính, mỗi ngày nhà máy này xả khoảng 5,000 m3 chất thải ra sông.

Việc phát triển đô thị nhanh chóng và công nghiệp hoá là nguyên nhân khiến nước các con sông lớn bị ô nhiễm. Theo báo cáo hồi đầu năm nay của  Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì sau khi mở rộng, Hà nội có đến 255 làng nghề thuộc 6 loại hình sản xuất khác nhau.

Ông Lâm Minh Triết, Viện trưởng viện nước và công nghệ môi trường, thành phố Hồ Chí Minh cho biết về nguyên nhân của tình trạng này như sau:

Lâm Minh Triết: suy thoái nghiêm trọng nhất là chất lượng nước mặt, vì hoạt động kinh tế xã hội là phát triển và vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ nguồn nước thì nó tiến không kịp.

Các nguồn xả như xả về công nghiệp, chăn nuôi rồi đô thị, xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu hoặc chưa có xử lý nước thải thành ra nên nguồn nước mặt tiếp nhận cái nguồn nước thải chưa xử lý đó thì diễn biến ngày một xấu.

Sông Thị Vải là điển hình của ô nhiễm trầm trọng, chỗ này mình phải cân nhắc phát triển kinh tế ở mức có thể, và vấn đề môi trường có thể hài hoà, lúc đầu thì việt nam mình muốn có những sự đầu tư, và vì thế vấn đề môi trường có vẻ mềm hơn, nhưng quá trình hoạt động thì xảy ra vấn đề về môi trường càng ngày càng nặng nề.

Các nguồn xả như xả về công nghiệp, chăn nuôi rồi đô thị, xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu hoặc chưa có xử lý nước thải thành ra nên nguồn nước mặt tiếp nhận cái nguồn nước thải chưa xử lý đó thì diễn biến ngày một xấu.

Ô nhiễm nước ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến không những chỉ môi trường sinh thái các con sông, mà còn ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Nhiều nơi, các con sông đã trở thành các con sông chết, như sông Thị Vải ở Nam bộ, Tô Lịch ở miền Bắc. Tiến sĩ Ngô Đình Tuấn, trường đại học Thuỷ lợi,  nói về hậu quả này như sau:

Ngô Đình Tuấn : khu đô thị, khu công nghiệp thải các chất thải ra ngoài môi trường mà chất thải không xử lý, cứ đổ vào sông thì nước sông mặc dù có nhưng không dùng được.

Ví dụ nước sông Thị Vải hoặc nước sông Tô Lịch. Hay sông Đáy cũng thế, sông Nhuệ cũng thế, nước người ta cho vào kênh tưới tiêu nhưng đáng nhẽ ra phải kết hợp là nước cho sinh hoạt.

 Nhưng giờ do ô nhiễm thải từ thành phố Hà Nội, Hà Đông ra, làm cho nó bẩn nên dù có nước nhưng không dùng được.

Mặt khác, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế và công nghiệp hoá. Điều này làm nảy sinh mâu thuẫn giữa việc duy trì tốc độ phát triển và bảo vệ môi trường. 

Để đảm bảo phát triển bền vững, ngoài những nỗ lực của chính phủ trong việc bàn hành các quy định pháp luật, Việt Nam cũng cần sự tự giác và hợp tác từ các doanh nghiệp.

Để đảm bảo phát triển bền vững, ngoài những nỗ lực của chính phủ trong việc bàn hành các quy định pháp luật, Việt Nam cũng cần sự tự giác và hợp tác từ các doanh nghiệp. Ông Lâm Minh Triết, viện trưởng viện nước và công nghệ môi trường có nhận xét:

Lâm Minh Triết :  bài toán phải được xem xét và cân đối lại. phát triển ở mức độ nào, bây giờ nó đã phát triển như thế, thì làm sao hạn chế ô nhiễm để trong lúc phát triển thì đừng ô nhiễm thêm nữa đã là thành công rồi.

Nhưng không  biết tính tự giác của các doanh nghiệp mình thế nào, thường là họ lẩn tránh vấn đề môi trường, họ thường quan tâm đến lợi nhuận của hoạt động doanh nghiệp của họ.

Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải

Để xử lý nước sông nhiễm bẩn, chính phủ Việt Nam đang thực hiện một số các dự án như xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung tại các đô thị trước khi đổ ra sông, xử lý nước tại các con sông bị ô nhiễm trầm trọng.

các dự án xử lý nước thải còn đang thực hiện rầm rộ, Nhiêu Lộc Thị Nghè đã tốt hơn so với ngày xưa, tốt hơn trông thấy.Ngày xưa cá không sống nổi, bây giờ người ta có thể đi câu trên kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè được rồi. ở đoạn sau đã đỡ hẳn.

TS. Tăng Đức Thắng

Tiến sĩ Tăng Đức Thắng, thuộc viện khoa học thuỷ lợi miền Nam, cho biết như sau:

Tăng Đức Thắng : các dự án còn đang thực hiện rầm rộ, Nhiêu Lộc Thị Nghè đã tốt hơn so với ngày xưa, tốt hơn trông thấy.Ngày xưa cá không sống nổi, bây giờ người ta có thể đi câu trên kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè được rồi. ở đoạn sau đã đỡ hẳn.

Việt Nam đã có những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, thành lập cảnh sát môi trường để giám sát và phát hiện vi phạm.

Tuy nhiên, theo ông Lê Bắc Huỳnh, Phó cục trưởng cục quản lý tài nguyên nước cho biết thì hiện hệ thống pháp luật về tài nguyên nước còn chưa hoàn chỉnh, cơ chế, chính sách, đặc biệt là chính sách kinh tế, tài chính còn thiếu.

Thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước chưa đầy đủ, chính xác, đồng bộ và việc chia sẻ thông tin, dữ liệu còn nhiều hạn chế. 

Bộ Tài nguyên môi trường cho biết sắp tới sẽ tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng và đưa nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái thuỷ sinh vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
15/01/2010 15:25

tôi rất mong các công ty đừng bao giờ thải chất thải ra sông nữa đặc biệt là công ty VeDan

Anonymous
29/01/2013 21:52

Tại sao ta không một lần ngồi trong yên tĩnh để nhìn thấy sự gào khóc của mẹ thiên nhiên. Ta đã tạo ra và cũng chính ta đã hủy diệt mình. Tôi mong là mỗi người chúng ta hãy tự mình nhận thức rõ sự ô nhiễm hiện nay để cải thiện đời sống.