Khó khăn trong việc bảo tồn biển

Các khu bảo tồn biển được thế giới công nhận là một cách thức hiệu quả và ít tốn kém để duy trì và quản lý nguồn lợi hải sản, bảo vệ đa dạng sinh học.

0:00 / 0:00

Việt nam hiện có 120 khu bảo tồn biển. Tuy nhiên, việc quản lý các hệ thống các khu bảo tồn biển của Việt nam vẫn còn nhiều vấn đề bất cập.

Phần lớn dự án trực thuộc vào sự hỗ trợ quốc tế

Theo một thống kê gần đây, Việt Nam hiện có 120 khu bảo tồn biển, chiếm gần 6% diện tích lãnh thổ tự nhiên, và ở khắp 3 miền Bắc Trung Nam. Lâu nay, việc quản lý và duy trì hoạt động một cách có hiểu quả các khu bảo tồn này lại cho thấy nhiều vấn đề.

Việt Nam có hơn 3000 km bờ biển, với diện tích vùng biển rộng đến 1,200,000 cây số vuông. Từ lâu nay, việc khai thác tràn lan tài nguyên biển và do ý thức bảo vệ môi trường biển của người dân còn chưa cao, đã dẫn đến tình trạng suy thoái tài nguyên, môi trường biển. Chính vì vậy, việc thiết lập các khu bảo tồn biển ở Việt Nam là cần thiết.

Việt Nam có hơn 3000 km bờ biển, với diện tích vùng biển rộng đến 1,200,000 cây số vuông. Từ lâu nay, việc khai thác tràn lan tài nguyên biển và do ý thức bảo vệ môi trường biển của người dân còn chưa cao, đã dẫn đến tình trạng suy thoái tài nguyên, môi trường biển.<br/>

Theo bà Nguyễn Giang Thu, vụ trưởng vụ khoa học công nghệ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết thì phần lớn các khu bảo tồn biển ở Việt Nam còn non trẻ nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì nguồn tài chính bền vững cho quản lý. Theo tính toán, trung bình ngân sách đầu tư ban đầu cho một khu bảo tồn biển là vào khoảng 16 tỷ đồng bao gồm các hoạt động điều tra, khảo sát, xây dựng trụ sở, thả phao phân vùng, hoạt động thường xuyên cho ban quản lý, vân vân.

Chính vì vậy, phần lớn các khu bảo tồn biển của Việt Nam được thành lập với sự hỗ trở của các nhà tài trợ nước ngoài như Đan Mạch, Quỹ môi trường toàn cầu, và Ngân hàng thế giới thông qua các dự án ODA. Thế nhưng, có một thực tế là ở rất nhiều khu bảo tồn do nước ngoài tài trợ, khi dự án kết thúc thì chất lượng quản lý của khu cũng bị suy giảm nghiêm trọng.

Phần lớn các khu bảo tồn biển của Việt Nam được thành lập với sự hỗ trở của các nhà tài trợ nước ngoài như Đan Mạch, Quỹ môi trường toàn cầu, và Ngân hàng thế giới thông qua các dự án ODA.

Giáo sư Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng viện hải dương học, hiện là chủ tịch Ủy ban đại dương liên chính phủ của Việt Nam cho biết như sau:

Nguyễn Tác An: Những khu bảo tồn mà có nước ngoài tài trợ tài chính thì làm rất tốt, bây giờ họ rút đi rồi thì không làm được tốt. Họ chỉ có một vài cố vấn thôi, nhưng khi họ có vốn thì họ cùng với mình làm, thì tất cả cán bộ, tất cả tập trung nhân lực làm, nhưng đến khi rút vốn, ví dụ dự án là 3 năm hay 5 năm chẳng hạn, khi họ rút đi rồi, đáng lẽ mình phải tiếp tục và nhân thành quả đó lên nhiều lần thì ngược lại thì họ rút đi thì mình cũng đóng cửa dự án thôi. Đó là cách quản lý của mình như vậy.

Không phối hợp thiếu kế hoạch

Giải thích về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, giáo sư Nguyễn Chu Hồi, Phó tổng cục trưởng tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ tài nguyên môi trường nói:

Nguyễn Chu Hồi: Các dự án khu bảo tồn cũng thế, thứ nhất là mô hình tổ chức dự án trong thời gian thí điểm ban đầu dự án không được tổng kết một cách khẳng định, thứ hai là khi rút dự án đi thì giữa chính quyền địa phương và nhà đầu tư hay đối tác để làm dự án tài trợ thiếu cam kết tiếp tục để thấy rằng địa phương phải thừa nhận cái đó, phải hỗ trợ, khi dự án rút đi thì địa phương chính là cơ sở ủng hộ người dân và cái mô hình thể chế lúc mà dự án đang làm thì tồn tại được, nên nhiều mô hình mà mình không thể chế hoá được, không phát huy nó được thì khi dự án rút đi, chẳng hạn có những mô hình khi nguồn lợi nó về rồi thì dân ở nơi khác đến đánh bắt.

<i> Khi họ có vốn thì họ cùng với mình làm, thì tất cả cán bộ, tất cả tập trung nhân lực làm, nhưng đến khi rút vốn, ví dụ dự án là 3 năm hay 5 năm chẳng hạn, khi họ rút đi rồi, đáng lẽ mình phải tiếp tục và nhân thành quả đó lên nhiều lần thì ngược lại thì họ rút đi thì mình cũng đóng cửa dự án thôi. Đó là cách quản lý của mình như vậy. <br/> </i>

Gs.Nguyễn Tác An,VT. Viện HDHọc

Bây giờ thì những môi trường chính sách đối với ngưòi dân chưa rõ ràng. Nên dự án đến làm thử xong rút đi thì trong một môi trường chính sách như thế thì đến lúc về thì không có sự bảo đảm pháp lý nào cho các tổ chức hoặc các kết quả mà dự án đã thành công ở giai đoạn đầu, không có một cam kết nào để lại cả.

Cho nên chính vì thế mà nó nhanh tan vỡ. Cũng có thể là khi làm dự án thì một số tổ chức cũng có những sai lầm, đến có khi anh chọn theo kiểu của anh, chọn đối tượng target theo kiểu của anh, nhưng đến khi dự án kết thúc thì nó không phải là đối tượng, person nòng cốt, người nòng cốt của địa phương có trách nhiệm làm cái đó.

Cho nên họ không lồng ghép được giữa hệ thống quản lý hành chính ở địa phương và quyền hạn mà dự án giao, đâm ra người trong dự án được nâng cao kiến thức, có kinh nghiệm, nhưng sau này lại không được trực tiếp làm sau này mà những người khác làm, cứ như thế thì nhu cầu về tăng cường năng lực cứ xảy ra và rất khó để biết được lúc nào hết nhu cầu đó.

Thông thường các khu bảo tồn biển được chia làm 3 phân khu là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu phát triển trong đó phân khu phục hồi nghiêm ngặt chiếm ít nhất 10 đến 20% diện của khu bảo tồn. Khi thiết lập như vậy, đương nhiên việc săn bắt, khai thác nguồn lợi từ biển của người dân trong vùng bị ảnh hưởng.

Để giải quyết vấn đề này, giáo sư Nguyễn Chu Hồi cho biết Việt nam cần phải chuyển đổi sinh kế cho người dân, khôi phục lại những ngành nghề truyền thống, áp dụng mô hình nghề cá nhỏ thích nghi với cộng đồng, xây dựng các mô hình cộng đồng quản lý tài nguyên

Việt Nam dự định đến năm 2015 sẽ có thêm 15 khu bảo tồn biển trên cả nước, trong đó có quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh hòa.