Tình hình người Thượng tị nạn tại Campuchia

Không chỉ người Việt, mà cả người Thượng đang tị nạn tại Campuchia đang hoang mang vì cơ hội đi định cư ở nước thứ 3 rất hiếm. Hiện đang đối mặt tình buộc hồi hương về Việt Nam.
Nguyễn Bình, thông tín viên RFA
2008.10.27

Tị nạn tại Cammpuchia bi buộc hồi hương về Việt Nam. 

Với cách làm việc mới của văn phòng Cao ủy tị nạn Liên Hiệp quốc (UNHCR) tại thủ đô Phnom Penh, không những người Kinh bị giao cho Bộ Nội vụ Campuchia phỏng vấn, mà cả người Thượng mặc dù tiếp tục được tổ chức Liên hiệp quốc này phóng vấn cũng rất lo âu.

Hiện 176 người Thượng ở trong trại 3 tại thủ đô Phnom Penh đang có nguy cơ bị buộc hồi hương về Việt Nam.

Campuchia
Campuchia
Ông A Macip, một người Thượng từ Tây Nguyên đang tị nạn tại Campuchia cho biết từ tháng 7 năm 2008 cho đến nay chưa có người Thượng nào đang ở trong trại tập trung tại thủ đô Phnom Penh được UNHCR cho đi định cư ở nước thứ ba sau khi phỏng vấn. Hiện 176 người Thượng ở trong trại 3 tại thủ đô Phnom Penh đang có nguy cơ bị buộc hồi hương về Việt Nam.

Hoa Kỳ không can thiệp

Theo ông A Macip, trước đây có sự can thiệp của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Campuchia, như đối với trường hợp người Thượng bị UNHCR từ chối cấp qui chế, Đại sứ quán Hoa Kỳ phỏng vấn lại và cho đi định cư ở nước thứ 3. Nhưng bắt đầu từ tháng 5 năm 2007 cho đến nay, Đại sứ quán Hoa Kỳ không phỏng vấn nữa, mà để cho UNHCR và người tị nạn tự làm việc.

Về chế độ ăn uống trong trại tị nạn hiện nay, ông A Macip cho biết gạo thì đủ ăn, còn rau quả thì rất ít, không thể tự nấu từng phần được, mà phải gộp chung khoảng 10 phần mới có thể nấu được. Những người có thân nhân ở nước ngoài thì được thân nhân gửi tiền cho nên chế độ ăn uống có khấm khá hơn.

Bắt đầu từ tháng 5 năm 2007 cho đến nay, Đại sứ quán Hoa Kỳ không phỏng vấn nữa, mà để cho UNHCR và người tị nạn tự làm việc.

Thông tin từ văn phòng UNHCR tại thủ đô Phnom Penh cho biết từ khi có cuộc biểu tình bạo động xảy ra ở Tây Nguyên từ năm 2001 cho đến nay có gần 2000 người Thượng Việt Nam trốn sang tị nạn tại Campuchia. Trong đó có khoảng trên 1000 người được cấp qui chế tị nạn chính trị và được đi định cư ở nước thứ 3, chủ yếu là Hoa Kỳ và Canada. Khoảng 500 người bị buộc hồi hương về Việt Nam sau khi UNHCR ký thỏa thuận 3 bên giữa tổ chức này với chính phủ Campuchia và Việt Nam.

Nguôn tin từ người Thượng tị nạn cho biết vào ngày 27 tháng 10 tới UNHCR sẽ kết hợp với Bộ Nội vụ Campuchia trục xuất toàn bộ người Thượng trong trại 3 tại thủ đô Phnom Penh về Việt Nam, nhưng nhân viên văn phòng UNHCR tại Phnom Penh nói rằng họ không rõ chuyện này.

 

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.