Hội thảo Quốc tế “Biển Đông Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong khu vực”

Hội thảo quốc tế “Biển Đông Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong khu vực” được tổ chức trong hai ngày 26 và 27/11/2009, tại Hà Nội đã kết thúc vào ngày hôm qua.
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2009.11.28
Bản đồ khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Biển Đông Bản đồ khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Biển Đông
Photo: RFA

Đây là Hội thảo quốc tế đầu tiên về Biển Đông diễn ra tại Việt Nam, do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức. Hội thảo khoa học này có sự tham gia của chừng 150 đại biểu của hơn 20 nước và vùng lãnh thổ.

Nhiều đại biểu Việt Nam đã cùng tham dự. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với hai tham dự viên là TS sử học Nguyễn Nhã và nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Danh Dy để tìm hiểu thêm nội dung của buổi hội thảo đặc biệt này.

Từ nhiều năm nay, Việt Nam đã tổ chức vài cuộc hội thảo trong nước quy tụ các chuyên gia nhiều ngành để thảo luận vấn đề Biển Đông nhằm tìm phương hướng giải quyết những khúc mắc mà các nước láng giềng luôn đưa ra để đòi hỏi quyền lợi về tài nguyên biển, các tranh chấp chủ quyền quốc gia trong khu vực cũng như các vấn đề được xem là nhạy cảm khác.

Tầm vóc quốc tế

Buổi hội thảo quốc tế này tuy mới tổ chức lần đầu tiên nhưng nhiều người cho rằng đã phần nào đi đúng hướng nhằm tiến tới mục tiêu hòa giải, phát triển, và chia sẻ mọi chủ đề đối với các nước có tranh chấp trong vùng biển rộng lớn này. Các nước bên ngoài khu vực biển Đông như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Úc hay Ấn Độ cũng gửi chuyên gia đến tham dự cho thấy tầm quan trọng chiến lược của vùng biển này đối với sự thông thương hàng hải và ổn định chính trị có ý nghĩa quan trọng như thế nào. Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, một tham dự viên trong cuộc hội thảo nhận xét:

“Thứ nhất là tôi cũng thấy lý thú vì lần đầu tiên mình có một cuộc hội thảo tầm mức quốc tế và nhiều học giả các nước lớn như là Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức, Ấn, Nhật,… tham gia và các nước khu vực trong đó có Trung Quốc, rất là đông đến 6 người tham dự. Người ta đặt vấn đề là trao đổi học thuật ngay từ bước đầu và tôi thấy có học giả phát biểu rằng chính trị nếu không dựa vào khoa học thì rất nguy hiểm và do đó cần có sự giúp đỡ của các nhà khoa học thì quyết định mới có thể đúng đắn.”

Vấn đề chủ quyền

Ông Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao kỳ cựu nhận xét cuộc hội thảo đã phần nào thành công khi các đại biểu đến từ nhiều nước đưa ra các bài tham luận rất chuyên môn về chủ đề hợp tác và an ninh cho khu vực Biển Đông, tuy nhiên vấn đề chủ quyền thì ông cho rằng các nước đều tỏ ra dè dặt, ông nói:

Khi đặt vấn đề chủ quyền thì các học giả Trung Quốc cũng đưa ra các luận điệu không chính xác ví dụ như vẫn nói là Hoàng Sa tức là Tây Sa và Nam Sa là của Trung Quốc từ đời nhà Tống.

TS Nguyễn Nhã

“ Các đại biểu đến dự có những nước liên quan trực tiếp đến Biển Đông nhưng cũng có nước không liên quan gì đến biển Đông như Mỹ, Nga, Anh hay Ấn Độ,… và không phải nước nào tham dự cũng đều phát biểu về chủ quyền cả. Theo tôi thì tôi thấy chủ đề của cuộc hội thảo hôm nay chủ yếu bàn về vấn đề hợp tác và an ninh biển Đông. Còn vấn đề chủ quyền nói thẳng đấy là vần đề gay cấn nhất nhưng có lẽ vì gay cấn nên là cuộc hội thảo đầu tiên thì không thể giải quyết được. Các nước tham dự có thái độ tôi có thể gọi là tránh né.”

Đối với TS Nguyễn Nhã thì không phải hội nghị hoàn toàn bỏ qua vấn đề hết sức khó giải quyết này. Phía Việt Nam, vài tham dự viên kể cả bản thân ông cũng đã thẳng thắn đặt vấn đề chủ quyền trong cuộc hội thảo và thái độ của các nước có khác nhau, trong khi Philippines, Malaysia, Đài Loan không có ý kiến cụ thể gì thì Trung Quốc lại có thái độ như từ trước tới nay, Tiến Sĩ Nhã cho biết:

“Có những học giả đề nghị là ASEAN nên có những hợp tác chuyên ngành, và nếu có như thế thì các nhà khoa học sẽ giúp cho việc hợp tác biển Đông. Có một số tham luận viên của Việt Nam và ngay cả tôi nữa thì cũng đặt vấn đề chủ quyền. Khi đặt vấn đề chủ quyền thì các học giả Trung Quốc cũng đưa ra các luận điệu không chính xác ví dụ như vẫn nói là Hoàng Sa tức là Tây Sa và Nam Sa là của Trung Quốc từ đời nhà Tống.”

Đối với nhà ngoại giao Dương Danh Dy thì ông cho rằng cuộc hội thảo dù sao thì cũng đã tìm được tiếng nói chung và cần có thời gian để tìm đến với những đồng thuận chứ không thể ngày một ngày hai đạt được kết quả, nhất là chủ quyền, một câu hỏi không dễ dàng trả lời để mọi phía đều hài lòng, ông nói:

Các nước tham dự có thái độ tôi có thể gọi là tránh né.

Ông Dương Danh Dy

“Tôi thấy cuộc hội thảo này đã tìm được tiếng nói chung chủ yếu là giữ gìn an ninh và hợp tác. Một số đại biểu đề cập khá toàn diện từ chỗ khai thác tài nguyên, đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản đến môi trường kể cả chống cướp biển… Chủ yếu làm thế nào để biển Đông nó đừng nổi sóng. Bước đầu tôi thấy nên như vậy và tôi thấy cần có thêm nhiều cuộc hội thảo nữa, cuối cùng dần dần mới mở ra mối được chứ còn bây giờ cái chuyện biển Đông tranh cãi nó xưa như trái đất rồi làm sao mà trong một cuộc hội thảo có thể giải quyết được?”

Thái độ Trung Quốc

Trong khi bàn hội thảo còn chưa khép lại thì Bộ Ngoại Giao Việt Nam ngày hôm qua phải cử người đích thân đến đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối việc hai tàu Ngư Chính 311 và 303 đang có mặt tại quần đảo Hoàng Sa với lý do hộ tống các tàu đánh cá Trung Quốc. Khu vực Hoàng Sa vẫn còn là nơi đang tranh chấp sau khi Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam từ năm 1974.

Dư luận lại một lần nữa tỏ ra lo ngại trước thái độ biểu dương sức mạnh nước lớn của phương Bắc, bất kể nổ lực kiến tạo đàm phán hay ít ra là chia sẻ ý kiến trước các hoạt động có liên quan đến chủ quyền quốc gia. Trung Quốc luôn là nước chủ động tái diễn nhiều lần việc cấm đoán, bắt bớ tranh giành khu đặc quyền kinh tế biển với tất cả các nước trong khu vực chứ không riêng gì Việt Nam. Các hành động này cho thấy cuộc hội thảo quốc tế lần này khó đạt được bất cứ một thành tựu nào. May ra các nước tham dự có thể thấy rõ hơn một chút viễn cảnh xâm lược của Trung Quốc đối với khu vực Biển Đông để các nước này có cơ hội nhìn lại chính sách của mình trước một thế lực đáng kể của thế giới, tuy mới nổi lên nhưng không phải là không nguy hiểm.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
29/12/2009 23:05

Nguoi VIET-NAM luon luon ton trong danh du, va khong tham lam ,cai gi khong phai cua minh khong bao gio lay.Nhung dan toc VIET-NAM luc nao cung ton trong quyen so huu cua bat ky cua ai khong cho do la cua minh. Noi den lanh tho va hai bien cua To Quoc Viet-Nam theo toi nghi yeu cau Trung-QUOC khong nen cay suc manh de chiem ,sam lang VIET-NAM cung nhu cac nuoc nho khac nhu VIET-NAM v.v. Toi xin yeu cau TQ khong nen tham lam nhung gi khong phai la cua minh dung bao gio lay .Co nhu vay hoa binh khu vuc DONG NAM A moi co hao Binh Het

Anonymous
28/11/2009 22:39

Danh hieu Ong la nha ngoai giao KI CUU ma Ong dam phat bieu la cac hoi vien co y Ne Tranh khi Ong de cap den CHU QUYEN VN o hai quan dao.Theo toi thi cac Hoi vien den Hoi nghi ho chi xem xetla chinh vi nhung bang chung ve Chu quyen Hoang sa va Truong sa la cua Viet nam thi het suc ro rang.Nhung hoi vien cua cac quoc gia toi du hoi thao ho con to mo muon duoc tan mat nhin thay tam van kien ma Pham van Dong da ki Dang cho Tau vao nhung nam 1959 cua the ki truoc.Neu Tau cong ma dua ra cho Quoc te thay tam van kien ay thi lieu hai quan dao cua ta se roi ve dau va quoc te se su li nhu the nao?.Neu ai hieu biet ve van de nay xin cho y kien,xin cam on
Kinh chao.

Anonymous
28/11/2009 01:54

Trung Quốc muốn chiếm quần đảo của chúng ta là vì thấy được tiềm năng của hai quần đảo này vậy tại sao ta không tìm cách cho chúng thấy là muốn kiếm ăn trên nước việt Nam sẽ không dễ dàng.mình là nước nhỏ không trực tiếp gây sự được thì ta dùng kế những thứ gì liên quan đến Trung quốc mình sẽ là khó thật khó.Huấn luyện một đội quân thật tinh nhuệ đi phá thuyền bè của chúng như thời yết kêu,Hoặc ám sát từng người một để chúng thấy khó mà lui

Anonymous
28/11/2009 22:15

Toi nghe thay Tau cong noi hai quan dao Hoang sa va Truong sa la cua Tau bi Viet nam chiem giu tu the ki 13 hay 14 gi do.Neu dieu nay ma dung su that thi phia Tau co bang chung gi khong?.Lich su Viet nam toi duoc hoc thi khong co chuyen do xay ra ma chi co bon Tau hau nhu chua khi nao tu bo y dinh an cuop nuoc ta.Ngay nhu ban than toi cung da la nguoi linh bien gioi phia Bac.Bon Cong san Tau va dan em chung la Cong san Viet gian dang tung buoc GHEP To Quoc ta thanh Quan ,Huyen cua Tau.Bang chung cua su AN CUOP la viec Tau cong danh chiem Truong Sa voi luc luong Viet Nam Cong hoa vao nam 1974,cuop Hoang sa vao nam 1994 thi ai ai cung biet .Tuy nhien viec AN CUOP nay cua Tau cong co su tiep tay cua Cong san Viet gian ma ai ai cung biet.

Anonymous
01/12/2009 23:25

Bo ngoai giao VN cu nguoi den gap Dai Su Trung Quoc. Trong khi Bo Ngoai Giao Trung Quoc trieu hoi Dai Su VN luc nua dem de len lop ve chuyen cac bao VN cho dang cac bai phan anh san pham kem chat luong cua Trung Quoc. Dung la nuoc chu hau

Anonymous
04/12/2009 23:41

Trung Quốc bao giờ cũng thế,thích bành trướng bá quyền các nước lân bang. vì thế họ muốn đàm phán song phương để dễ dàng bẻ gẫy từng nước một, chứ không bao giờ dám chủ trương đàm phán đa phương như ta.chúng ta phải đoàn kết với nhau trong và ngoài nước cùng các nước trong khối ASEAN và toàn thế giới mới mong giữ vững được bờ cỏi của cha ông chúng ta....

Anonymous
02/12/2009 12:12

Doi voi bon no dich muon ban nuoc,thi khong the noi dao ly duoc,nhung Tranichtac,Lechieuthong...ma noi yeu nuoc la thua,chung chi biet quyen loi,danh vong,tien tai vinh than phi da thoi...Chung ta hay cung dung len danh do chung ,lap lai chinh quyen VN de duoi thang banh truong phuong bac di,de bao ve Toquoc...

Anonymous
28/11/2009 08:06

Nhu cu Ho chung ta da noi"...ta cang nhung nhin thi chung cang lan toi..." dac biet tu nam 1991 den nay chi it nuoc ta da nhung bo cho thang tau 2 lan,vay lan tranh chap bien dong nay ta khong the nhung bo,phai quyet tam danh lai nhung gi da thuoc ve V.Nam,song song do Dang V.Nam phai xem lai doi ngu lanh dao,nguoi cam can nay muc ma lam sai+hai dan toc.Dac biet can ngan chan ngay viec khai thac quang tai Tay Nguyen.Ca dan toc V.Nam va cu Giap dang rat buon.

Anonymous
30/11/2009 03:10

Cái nỗ lực xây dựng lòng tin của Trung Quốc luôn luôn vấp phải một thái độ hoài nghi, dè dặt của tất cả các nước, đặc biệt là VN, Indonesia, Philippines. Sự nghi ngờ kèm theo chút phản kháng TQ đã được ngấm vào máu, giống như phản xạ có điều kiện vậy. Đơn giản là lịch sử đã minh chứng rồi. Người phương Bắc luôn muốn bành trướng, bành trướng hơn nữa. Những Nội Mông, Cáp Nhĩ Tân, Tây Tạng,... vẫn chưa đủ. Cần phải thêm cả biển Đông nữa. Giải pháp tốt nhất vẫn là đàm phán, hoà giải và các bên cùng có lợi win-win nhưng sức mạnh quân sự luôn luôn là một yếu tố cần thiết khi điều đó không xảy ra.

Anonymous
28/11/2009 07:54

bon ba quyen luu manh ngang nhien hon xuoc doi chiem ca bien dong ,vo can cu ,chung mu loa hay co y ,ngang nhien hong hach ,khong coi luat phap quoc te la gi ,nhung nuoc du hoi nghi ,thay chuyen phi phap ,hon xuoc ,khong giam ha hong ra .de bon trung cong duong duong tu dac ,thi that la nhuc nha khong xung dang ,la nhung hoc gia nen nho la thoi bay gio ,khong phai nhung the ki xa xua ,