Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt sớm nhận thức nhu cầu đổi mới, quan hệ quốc tế

Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, người từng làm trung gian thương thảo giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đầu thập niên 1990, kể lại vài quyết định lớn của chính phủ Võ Văn Kiệt.

0:00 / 0:00

Ông Bùi Kiến Thành:

Trước khi gặp ông Kiệt ở Việt Nam (khi đó tôi ở bên Pháp) trong những năm đầu thập niên 1980 khi tình hình kinh tế Việt Nam rất là bi đát, các vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam có gửi người qua để hỏi ý kiến, và tôi có đóng góp một số ý kiến về vấn đề thay đổi - chuyển hướng nền kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế tập trung qua một nền kinh tế thị trường.

bui_kienThanh_vtc.vn_200
Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành giúp làm trung gian thương thảo cho chính phủ Võ Văn Kiệt. photo courtesy of vtc.vn (courtesy of vtc.vn)

Khi đấy ông Kiệt là Bí Thư Thành Uỷ Sài Gòn, cũng đã đem những ý kiến đó ra để mà thí điểm tại một số các công ty ở Sài Gòn và thâu được những kết quả tốt, và từ đó có những cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách đổi mới. Tôi thấy anh Kiệt rất là muốn tìm hiểu những sáng kiến mới và có bản lĩnh để áp dụng nhằm thực hiện những sáng kiến mà có lẽ là rất nhạy cảm trong thời buôỉ rất là khó khăn.

Thanh Trúc:

Thưa ông Bùi Kiến Thành, trong thời gian ông Võ Văn Kiệt làm thủ tướng, ông có được giao nhiệm vụ nghiên cứu cơ sở luật pháp về chủ quyền Việt Nam trên thềm lục địa, việc này diễn biến như thế nào?

Ông Bùi Kiến Thành:

Việc đó xuất phát từ việc có một công ty Mỹ tên là Crestone - một công ty khai thác dầu khí ký hợp đồng với Trung Quốc để thăm dó khai thác một lô trên thềm lục địa của Việt Nam. Đó là một sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên thềm lục địa.

Chính phủ Việt Nam của ông Kiệt có mời tôi vào để tham khảo ý kiến. Cùng lúc Việt Nam đối mặt với hai siêu cường quốc, một là Trung Quốc, hai là Mỹ, trong khi bang giao với Trung Quốc cũng chưa được tốt lắm và bang giao với Mỹ thì chưa được lập lại, nên tình trạng rất là khó khăn để làm sao mà giải quyết một vấn đề tranh chấp lớn như vậy trên Biển Đông.

Bộ Ngoại Giao Mỹ rất là thích thú được nghe rằng nhà nước Việt Nam lần đầu tiên muốn giải quyết một sự tranh chấp quốc tế (chủ quyền trên thềm lục địa biển Đông với Trung Quốc) trên cơ sở luật pháp.

Thì tôi có đề xuất với lại Thủ tướng Võ Văn Kiệt rằng nên dựa trên luật pháp quốc tế để giải quyết. Thủ tướng Võ Văn Kiệt có nhờ tôi nghiên cứu thử, và tôi có đề xuất rằng phải thuê một công ty luật của Mỹ hàng đầu thế giới để nghiên cứu việc này, nhưng mà lúc đó mình đang còn bị cấm vận cho nên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhờ tôi trở qua bên Mỹ để trình bày với Quốc hội Mỹ và Chính phủ Mỹ rằng Việt Nam cần ký một hợp đồng với một công ty luật của Mỹ thì xin Mỹ giải toả cấm vận một phần để cho Việt Nam có thể thực hiên việc đấy.

Tôi trình bày với Bộ Ngoại Giao Mỹ và Bộ Ngoại Giao Mỹ rất là thích thú được nghe rằng nhà nước Việt Nam lần đầu tiên muốn giải quyết một sự tranh chấp quốc tế trên cơ sở luật pháp. Bộ Ngoại Giao Mỹ nói rằng việc này chúng tôi rất là ủng hộ nhưng phải có được Tổng thống phê duyệt. Sau đấy ít lâu thì có sự trả lời rằng Nhà Trắng đồng ý giải toả cấm vận một phần cho Việt Nam thuê một công ty luật của Mỹ để nghiên cứu cơ sở luật pháp chủ quyền Việt Nam trên thềm lục địa.

Sau đấy chính phủ Việt Nam ký hợp đồng với một công ty luật ở Washington và đã thực hiện được cái nghiên cứu cơ sở luật pháp đấy, đã được công bố năm 1995 sau khi có quan hệ bình thường. Đấy là một việc cũng rất là táo bạo đối với chính phủ Việt Nam và đưa ra nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng luật pháp và đã đạt được sự ủng hộ của chính phủ Mỹ trong vấn đề này. Thì đấy là một sự đột phá rất là lớn đối với quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, và đồng thời cũng là một nền tảng để xây dựng cơ sở luật pháp để bảo vệ chủ quyền Việt Nam.

Thanh Trúc:

Lúc đó ông nhận thấy cái nhìn của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt về mối tương quan Việt Nam - Trung Quốc như thế nào?

Ông Bùi Kiến Thành:

Quan điểm của ông Kiệt là luôn luôn mình bảo vệ chủ quyền của đất nước, phải biết cách sống hoà hoãn đối với một cường quốc để bảo vệ an ninh và hoà bình của đất nước. Mình phải có hữu nghị với Trung Quốc chứ không thể nào gọi là "xây thành cao đào hồ sâu" để chống đối một cường quốc kế cận mình như vậy.

Cái tầm nhìn của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt là một tầm nhìn rất là bao quát từ vấn đề kinh tế, bao gồm cả vấn đề ngoại giao, hữu nghị không phải chỉ giữa Trung Quốc mà còn bắc cầu hữu nghị với Mỹ nữa, trong khi chưa có quan hệ ngoại giao với Mỹ. Và từ đấy mới đi tới 16 chữ vàng mà hôm nay ta biết là "láng giềng hữu nghị ..." đấy. Đó là một công trình xây dựng quan hệ tốt của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đối với Trung Quốc.

Thanh Trúc:

Được biết Ông có đề xuất với chính phủ Việt Nam trong thời kỳ ông Võ Văn Kiệt làm thủ tướng là trả lại tự do cho các quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà còn bị giam trong các trại tập trung 15-16 năm. Việc đó ra sao?

Nhà nước Việt Nam lại giữ người ta lâu như thế, 16 năm rồi thì còn sợ gì nữa mà không giải quyết? Sau đó không lâu thì tôi được trả lời chính thức rằng là nhà nước Việt Nam vào năm 1992 sẽ giải quyết tất cả những trường hợp còn bị giam giữ. Đấy là một câu trả lời làm tôi rất ngạc nhiên là nó nhanh chóng như vậy. Và khi đấy ông Võ Văn Kiệt làm Thủ Tướng.

Ông Bùi Kiến Thành:

Khi tôi về Hà Nội vào Năm 1991, theo lời mời của chính phủ Việt Nam để góp ý vào một số vấn đề tài chính, tôi không gặp trực tiếp Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhưng tôi có đặt ra vấn đề từ 1975 cho tới 1991 nhà nước cầm giữ rất là nhiều sĩ quan và viên chức Việt Nam Cộng Hoà ở nhiều trại giam, mà lúc đấy theo tôi được biết là hơn 14.000 người.

Tôi mới đặt vấn đề tại sao nhà nước Việt Nam lại giữ người ta lâu như thế, 16 năm rồi thì còn sợ gì nữa mà không giải quyết? Sau đó không lâu thì tôi được trả lời chính thức rằng là nhà nước Việt Nam vào năm 1992 sẽ giải quyết tất cả những trường hợp còn bị giam giữ. Đấy là một câu trả lời làm tôi rất ngạc nhiên là nó nhanh chóng như vậy. Và khi đấy ông Võ Văn Kiệt làm Thủ Tướng.

Nhưng mà hơn thế nữa, là khi tôi về báo cáo với Quốc Hội Mỹ và cũng gửi thông điệp cho Hội Đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng rằng tôi được sự trả lời như vậy của Thủ Tướng Việt Nam, thì các cơ quan đó nói rằng sẽ thả ra lúc nào và liệu rằng có cho phép các vị này được xuất ngoại tự do hay không.

Tôi đem câu hỏi đó trở lại (Việt Nam) thì được trả lời ngay là nếu nước Mỹ muốn tiếp nhận những vị này thì nhà nước Việt Nam sẽ tạo tất cả mọi điều kiện để những người được thả ra muốn đi đâu thì nhà nước Việt Nam sẽ cấp visa, thì đấy cũng là một việc đã xảy ra thời nhiệm kỳ của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, tức là năm 1991-1992.

Tôi đánh giá cao cái quyết định nhanh chóng và dứt khoát về vấn đề trả lại tự do cho các viên chức và các quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa bị giam giữa lâu như vậy.