Theo dự trù, nơi đây sẽ cất giữ hài cốt của những người Khmer Krom, hay người Khmer gốc miền Nam Việt Nam bị Khmer Đỏ giết tại Campuchia, trong giai đoạn gần 4 năm cầm quyền tại nước này. Từ Campuchia, thông tín viên Nguyễn Bình có bài tường trình như sau:
Người Khmer Krom dưới chế độ Khmer Đó
Tin từ cộng đồng Khmer Krom cho biết họ sẽ làm đại lễ theo nghi thức phật giáo trong chùa Maha Montrey tại thủ đô Phnom Penh vào ngày 4 tháng 4 tới nhằm mục đích quyên góp tiền cho các tổ chức Khmer Krom xây tháp tưởng niệm các nạn là thành viên cộng đồng này bị giết trong chế độ Khmer Đỏ.
Tháp tưởng niện này được xây còn nhằm mục đích cất giữ hài cốt của các nạn nhân Khmer Krom hiện đang nằm phân tán trong khoảng trên 40 hố chôn tập thể.<br/>
Cộng đồng người Khmer Krom
Tháp tưởng niện này được xây còn nhằm mục đích cất giữ hài cốt của các nạn nhân Khmer Krom hiện đang nằm phân tán trong khoảng trên 40 hố chôn tập thể, tập trung nhiều nhất ở 2 tỉnh Pursat và Takeo của Campuchia.
Vừa qua Trung tâm tài liệu Campuchia cho biết trong 2 tỉnh Pursat và Takeo nói trên có nhiều ngôi làng Khmer Krom bị xóa sổ trong chế độ Khmer Đỏ.
Theo lãnh đạo tổ chức nhân quyền Khmer Kampuchea chính lý do này, khiến họ quyết định xây tháp tưởng niện tại xã Romleak, thuộc huyện Bankan, tỉnh Pursat của Campuchia.
Hiện chưa có con số chính xác về số lượng người chết trong chế độ Khmer Đỏ. Số liệu của chính phủ Phnom Penh do Việt Nam hậu thuẫn sau năm 1979 đưa ra đầu tiên là khoảng 3 triệu người. Sau đó có nhiều nguồn tài liệu ước đoán với con số nhỏ hơn, từ trên 1 triệu đến 2 triệu người.
Riêng cộng đồng Khmer Krom, hiện các tổ chức của họ đang nghiên cứu về nạn nhân là cộng đồng này trong chế độ Khmer Đỏ, và đưa ra kết quả điều tra sơ bộ là khoảng 40 ngàn người Khmer Krom bị giết trong chế độ Khmer Đỏ.
Nạn nhân của tình hữu nghị
Việc vận động xây tháp để cất giữ hài cốt hay tưởng niệm các nạn Khmer Krom trong chế độ Khmer Đỏ được thực hiện trong lúc Tòa án xử Khmer Đỏ do Liên hiệp Quốc hẫu thuẫn bắt đầu đưa 1 trong 5 cựu lãnh đạo Khmer Đỏ ra trước vành móng ngựa.
Cộng đồng Khmer Krom tại Campuchia hiện đang là nạn nhân của tình hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam và Campuchia.
Tổ chức nhân quyền Khmer Kampuchea Krom
Ông Ang Chanrith, giám đốc tổ chức nhân quyền Khmer Kampuchea Krom cho rằng đây là thời điểm thích hợp nhằm tạo sự chú ý của công luận cũng như các thẩm phán của tòa án. Để họ thấy rằng cộng đồng Khmer Krom của ông cũng gánh chịu những đau thương tang tốc, không kém các thành phần dân tộc khác trong chế độ Khmer Đỏ.
Tổ chức nhân quyền của ông Ang Chanrith trước đây từng lên tiếng cho rằng cộng đồng Khmer Krom tại Campuchia hiện đang là nạn nhân của tình hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam và Campuchia.
Ông Thuon Saren, một trong những lãnh đạo của tổ chức này lấy dẫn chứng rằng tình hữu nghị giữa 2 nước láng giềng khác biệt về nền văn minh này càng được tăng cường, cộng đồng Khmer Krom của ông tại Campuchia càng khó khăn trong việc xin cấp sổ hộ khẩu và giấy chứng minh nhân dân.
Còn lãnh đạo Phnom Penh thì cáo buộc cộng đồng Khmer Krom có âm mưu phá hoại tình hữu Việt Nam – Campuchia và phá hoại phật giáo.
Hồi năm 2007, có 5 người Khmer Krom bị đưa ra tòa án xét xử tại Phnom Penh về tội khủng bố, do có hành vi đặt bom đánh phá tượng đài hữu nghị Việt Nam – Campuchia.