Thực tế này như thế nào, phải chăng đã thấy tín hiệu le lói cuối đường hầm, phục hồi sản xuất?
Bối cảnh chung
Nam Nguyên phỏng vấn ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM, đồng thời là Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Da Giày Việt Nam.
Ông Diệp Thành Kiệt cho biết: Hiện nay với tình hình khủng hoảng kinh tế như vậy, khách hàng họ cũng đang làm động tác cơ cấu lại, thế nhưng đơn hàng thì chúng ta phải khẳng định là đơn hàng xuất vào những thị trường lớn như Hoa Kỳ, như Châu Âu thì giảm.
Họ đang cơ cấu lại. Và khi cơ cấu lại thì cách chọn của họ là như thế này, tức là họ sẽ chọn lại những doanh nghiệp, rồi họ chọn những quốc gia mà ở đó cái tính cạnh tranh và khả năng gọi là bền vững tốt hơn những nơi khác.
Điều đó dẫn tới việc trong khoảng đầu năm 2009, đặc biệt cuối năm 2008, tình hình đơn hàng lúc đó khách hàng người ta cũng chưa biết như thế nào cho nên người ta đều, và đến nay tình hình bắt đầu họ có cái cân nhắc và họ đề ra được chiến lược thì bắt đầu họ tính toán đến bài toán là phải cấu trúc lại các nhà cung cấp.
Nam Nguyên : Th ế thì đây có ph ải là đi ều thu ận l ợi cho ngành d ệt may Vi ệt nam hay không?
Thực tế ngành dệt may Việt Nam thì rõ ràng chúng ta có một số những ưu thế hơn, chính vì vậy cho nên một số khách hàng thì họ đã định vị là họ sẽ bớt ở những quốc gia khác và họ đặt ở Việt Nam.
Ô. Diệp Thành Kiệt<br/>
Ông Di ệp Thành Ki ệt : Chúng tôi nghĩ rằng với thực tế ngành dệt may Việt Nam thì rõ ràng chúng ta có một số những ưu thế hơn, chính vì vậy cho nên một số khách hàng thì họ đã định vị là họ sẽ bớt ở những quốc gia khác và họ đặt ở Việt Nam. Cho nên đơn hàng vô Việt Nam có phần ổn định hơn. Đó là điều thứ nhứt.
Điểm thứ hai là cho dù nó ổn định nhưng mà thực chất thì nó cũng không phải là tăng, nhưng mà anh thấy cái kết quả của xuất khẩu 5 tháng vừa rồi thì ngành dệt may chỉ tăng được có 3% xuất khẩu mà thôi.
Họ cũng lại tiếp tục cơ cấu lần nữa là họ cơ cấu cho những doanh nghiệp trong nước, có nghĩa là trước đây họ có thể đặt nhiều đơn hàng mà lại ít nhà xản xuất nên họ chấp nhận kể cả những nhà máy nhỏ, kể cả những nhà máy mà họ biết rằng nếu đặt hàng thì họ có thể gặp rủi ro, nhưng họ không có sự lựa chọn khác.
Bây giờ họ đã có dịp để lựa chọn và họ tập trung vô một số những nhà máy nào có chiến lược phát triển tốt, có điều hành quản lý tốt, và từ đó nó tạo ra một cảm giác là những nhà máy nào làm tốt trong giai đoạn hiện nay thì có tình trạnh hơi quá tải về đơn hàng. Đó là bối cảnh chung.
Sàng lọc & Tái cấu trúc
Nam Nguyên : Th ưa ông, có ph ải cu ộc sàng l ọc đã và đang di ễn ra trong ngành d ệt may, nh ững doanh nghi ệp uy tín tr ụ l ại đ ược thì đang có c ơ h ội phát tri ển?
Ông Di ệp Thành Ki ệt : Dạ đúng. Hoàn toàn đúng. Nhận xét của anh hoàn toàn dúng. Và điều này không phải chỉở ngành dệt may mà chúng tôi nghĩ rằng nó đang ở một số ngành xuất khẩu khác, kể cả da giày vì tôi cũng hoạt động trong lãnh vực da giày.
Chúng tôi kỳ vọng rằng xuất khẩu của những tháng cuối năm sẽ có xu hướng ổn định và tăng, nhưng chúng tôi cũng không dám đưa ra những dự báo là sẽ tăng mạnh.
Ô. Diệp Thành Kiệt<br/>
Đây là cuộc chúng ta gọi là sàng lọc và tái cấu trúc nhà cung cấp. Với định hướng như vậy chúng tôi kỳ vọng rằng xuất khẩu của những tháng cuối năm sẽ có xu hướng ổn định và tăng, nhưng chúng tôi cũng không dám đưa ra những dự báo là sẽ tăng mạnh.
Có thể tăng trong khoảng dưới 10%, tức là trong khoảng 5 tới 10%. Theo xu hướng hiện nay thì chúng tôi cảm thấy có thể nằm trong mức đó.
Nam Nguyên : Th ưa, nh ư v ậy kim ng ạch xu ất kh ẩu d ệt may c ủa toàn năm 2009 có th ể đ ạt m ức nào?
Ông Di ệp Thành Ki ệt : Nếu mà với tình hình như vậy, xuất khẩu của toàn năm 2009 thì chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ vượt khỏi con số 9, 5 tỷ, nhưng mà nó sẽ khó vựơt được con số 10 tỷ. Nó dao động từ 9,5 tỷ đến dưới 10 tỷ.
Nam Nguyên : Th ưa ông, còn bên da giày thì ông có d ự báo hay không?
Ông Di ệp Thành Ki ệt : Với tình hình hình của hết tháng 5 thì xuất khẩu của da giày so với kỳ của năm rồi thì sút giảm khoảng 10%, nhưng mà cái gọi là sàng lọc kết toán chút chút thì cái chính thức của ngành dệt may và ngành da giày thì giống nhau.
Và chúng tôi cũng đã thăm hỏi một số nhà máy giày trong Hội cũng như một số hiệp hội thì chúng tôi cũng nhận được một số những tín hiệu tương đối khả quan đối với những doanh nghiệp hiện nay cầm cự được thì những doanh nghiệp hiện nay là có cái hoạt động tốt.
Thì với tình hình như vậy chúng tôi dự báo rằng đối với ngành da giày thì tốc độ tăng sẽ tăng về giá trị không vượt qua tỷ lệ của ngành dệt may, hay nói cách khác tức là chúng tôi cũng chỉ dự báo nó tăng ở mức từ 5 đến 8% thôi, chứ chưa dám dự báo mạnh là nó sẽ tăng tới 10%.
Cái thứ hai, chúng tôi mới có cuộc họp ở bên New York về thì trong đó có ông Peter nguyên là cựu chủ tịch của hiệp hội bán lẻ Hoa Kỳ thì ông cũng đưa ra dự báo rằng việc mua sắm giày đối với người dân Mỹ thì không giảm nhiều so với một số mặt hàng khác, lý do là (1) giá trị để họ mua một đôi giày thì không cao so với việc mua những mặt hàng khác, (2) trong cơ cấu về giày thì ông cũng dự báo là những loại giày bình thường phục vụ cho những nhu cầu hàng ngày thì sẽ có xu hướng vẫn giữ như cũ, tức là vẫn tăng như cũ, trong khi những giày cao cấp thì sẽ giảm.
Và chính vì vậy cho nên có thể về sản lượng thì chúng ta sẽ tăng được so với năm 2008 nhưng về giá trị thì chúng ta chỉ tăng ít, lý do là những sản phẩm giày cấp trung và thấp một chút thì số lượng vẫn tăng, cho nên cái tổng giá trị đó sẽ không tăng nhiều.
Nam Nguyên : Th ưa ông, có tin nói là các doanh nghi ệp đang có đ ơn hàng l ại t ừ ch ối đ ơn hàng vì công nhân lao đ ộng b ỏ đi v ề quê nhi ều quá r ồi không thu d ụng l ại đ ược?
Ông Di ệp Thành Ki ệt : Thật ra thì rải rác cũng có nhưng mà trên diện rộng thì chúng tôi chưa thấy doanh nghiệp từ chối đơn hàng vì chúng ta biết là cho dù hiện nay việc thu dụng lao động là khó, thật ra đoen hàng cũng không phải nhiều đến độ các doanh nghiệp phải từ chối đơn hàng.
Người ta vẫn có cách xử lý khác, thí dụ (1) bố trí làm dãn ca, (2) gia công lại cho một số những đơn vị nhỏ mà người ta chưa có đơn hàng, cho nên tôi nghĩ rằng nó chưa tới cái độ doanh nghiệp từ chối đơn hàng.
Chúng tôi cũng đang theo dõi cái này vì cái việc từ chối đơn hàng trong giai đoạn này xem chừng đó là một hành động rất là nhạy cảm có thểảnh hưởng đến lâu dài cho hoạt động của ngành.
Nam Nguyên : C ảm ơn ông Di ệp Thành Ki ệt v ề th ời gian ông dành cho Đài chúng tôi.