Thái Lan hợp tác với LHQ về vấn đề thuyền nhân Miến Điện

Vấn đề thuyền nhân Miến Điện nhập cư bất hợp pháp vào Thái Lan tiếp tục gây xôn xao trong dư luận quốc tế, và Cao uỷ Tị nạn LHQ UNHCR tại Thái Lan đang tìm hướng giải quyết qua đàm thoại với chính phủ Thái.

0:00 / 0:00

Từ Bangkok, phóng viên Nhã Trân của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do gửi về bài tưòng thuật sau đây.

Thuyền tị nạn bị kéo lại ra biển

Cuộc hội đàm về vấn đề thuyền nhân Rohingya diễn ra giữa Ngoại trưởng Thái Kasit Piromya và Đại diện của Cao uỷ Tị nạn LHQ Raymond Hall vào sáng thứ Năm ngày 29-1 tại Văn phòng Bộ Ngoại giao Thái.

Cuộc hội đàm được thực hiện thể theo yêu cầu của Cao uỷ Tị nạn LHQ UNHCR sau sự kiện nhiều tàu của những thuyền nhân Miến Điện bị hải quân Thái kéo ra khơi, và gần nhất là việc hơn 60 người vừa bị Bangkok tuyên án và giam về tội xâm nhập lãnh thổ bất hợp pháp.

Trong cuộc gặp này Đại diện của UNHCR có một số đề nghị đối với chính phủ Thái. Ông Hall kêu gọi chính phủ Thái hợp tác để giải quyết vấn đề thuyền nhân Rohingya; yêu cầu chính phủ Thái cho Cao ủy Tị nạn LHQ tiếp cận với các thuyền nhân đang bị cơ quan an ninh quốc gia Thái quản thúc hoặc đang được điều trị tại bệnh viện; và đưa ra một số kiến nghị liên quan.

Quan điểm của 2 phía

Bên cạnh các đề nghị, vị đại diện của LHQ cũng bày tỏ ý kiến về những điều mà cơ chế này quan tâm. Ông Hall cho biết quan điểm của UNHCR về việc chính phủ Thái truy tố thuyền nhân Rohingya, điều mà ông thuật lại với các phóng viên trong cuộc họp báo sau đó:

"Thông thưòng, việc truy tố được áp dụng đối với cá nhân thay vì đối với cả một tập thể. Vì vậy, cho tôi được nói rằng các thuyền nhân [Rohingya] là những ngưòi đang phải sống trong hoàn cảnh khó khăn tại Miến Điện, và truy tố.

Có một điều quan trọng đối với UNHCR, đó là tiếp xúc với các thuyền nhân bị bắt. Và tôi nghĩ rằng việc gặp gỡ họ còn giúp bảo đảm sự trung thực liên can đến vấn đề thuyền nhân Miến Điện.

Ông Raymond Hall, UNHCR

Do đó, là điều đáng bị phản đối. Tôi bày tỏ quan điểm này của Cao ủy Tị nạn LHQ tại đây hôm nay, trừ khi chính phủ Thái có ý kiến khác.”

Ngoài quan điểm về sự kiện ngưòi tị nạn Miến Điện bị kết án, giam và đóng phạt; ông Hall còn nhấn mạnh đến một điều liên quan mà Cao ủy Tị nạn LHQ quan tâm:

"Có một điều quan trọng đối với Cao uỷ Tị nạn LHQ, đó là tiếp xúc [với các thuyền nhân bị bắt]. Và tôi nghĩ rằng việc gặp gỡ họ còn giúp bảo đảm sự trung thực liên can đến vấn đề thuyền nhân Miến."

Trước các đề nghị và ý kiến của Đại diện Cao ủy Tị nạn LHQ, Ngoại trưởng Thái lên tiếng rằng Bangkok cảm thông với sự quan tâm của UNHCR, tuy nhiên thuyền nhân là một vấn đề liên quan đến vấn đề an ninh của Thái, và xưa nay Thái có luật lệ về an ninh quốc gia.

Ông Piromya cho hay là cơ quan an ninh Thái, gọi tắt là Isoc, sẽ xem xét các chi tiết, và cho Cao uỷ Tị nạn LHQ gặp 66 thuyền nhân đang bị giam ở tỉnh Ranong từ hôm thứ tư ngày 28 với tội danh nhập cư trái phép.

Ông Piromya đồng thời bày tỏ là UNHCR nên thận trọng với các tin tức về vấn đề thuyền nhân Miến Điện nhằm tránh các hiểu lầm không hay.

Ngoài ra, cũng theo lời của Ngoại trưỏng Thái, Đại sứ Thái tại trụ sở LHQ ở Geneve đã được chỉ thị thảo luận với các nước liên can vấn đề thuêỳn nhân Rohingya như Miến Điện, Bangladesh, Indonesia và Malaysia; đồng thời hợp tác với các quốc gia tài trợ cho vấn đề này như Liên minh Châu Âu EU.

Chúng tôi thực sự đã thảo luận vấn đề với cái nhìn rất khác nhau. Cao uỷ Tị nạn LHQ dựa trên quan điểm bảo vệ thuyền nhân. Chính phủ Thái Lan thì dựa trên vấn đề kiểm soát biên giới.

Ông Raymond Hall, UNHCR

Hợp tác để giải quyết

Kết quả của cuộc hội đàm được kể là khả quan, theo đánh giá của Đại diện UNCR. Đại diện hai bên, của Cao ủy Tị nạn LHQ và của chính phủ Thái Lan, đã đi đến đồng thuận là vấn đề thuyền nhân Rohingya chỉ có thể được giải quyết bởi sự hợp tác của nhiều phía, không những chỉ giữa các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là xứ sở gốc là Miến Điện, mà còn của cộng đồng quốc tế.

Trả lời trong cuộc họp báo sau đó, ông Hall tỏ ra lạc quan về kết quả cuộc hội đàm, tuy có nói là vấn đề được nhìn dựa trên hai quan điểm không hoàn toàn giống nhau:

"Chúng tôi thực sự đã thảo luận vấn đề với cái nhìn rất khác nhau. Cao uỷ Tị nạn LHQ dựa trên quan điểm bảo vệ [thuyền nhân]. Chính phủ Thái Lan thì dựa trên vấn đề kiểm soát biên giới, đồng thời có cái nhìn xa hơn trong cùng vấn đề. Tuy vậy không có mâu thuẫn giữa hai quan điểm này."

Cũng qua cuộc gặp với Đại diện UNHCR hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Thái có cho hay là vấn đề thuyền nhân Miến Điện sẽ được đưa ra thảo luận rộng rãi trong thời gian trưóc mắt, một vào tháng Hai tới đây tại cuộc họp của các nước Châu Á, và một vào tháng Bảy năm nay tại Diễn đàn Khu vực Á Châu.

(Nhã Trân tường trình từ Bangkok, Thái Lan)