Những gì đang được đặt ra ở nghị trường Quốc hội

Vào sáng ngày 27 tháng 10, trong buổi thảo luận đầu tiên tại hội trường quốc hội rất nhiều đại biểu đã lên tiếng về mối quan tâm của cử tri trong vấn đề chất lượng của tăng trưởng.
Mặc Lâm, phóng viên RFA
2009.10.28
Một buổi họp Quốc Hội tại Hà Nội Một buổi họp Quốc Hội tại Hà Nội(ảnh minh họa)
AFP photo

Các đề tài như hiệu quả của gói kích cầu, tình trạng tham ô lãng phí, khai thác cạn kiệt tài nguyên cùng nhiều vấn đề khác có liên quan đến cử tri đã được đem ra bàn thảo.

Tiếp tục thảo luận các vấn đề bức xúc hiện nay, nhiều đại biểu quốc hội đưa ra những câu hỏi về tình trạng phát triển xã hội, trong đó vấn đề kinh tế vẫn là đề tài nổi bật nhất vì có liên quan đến bữa ăn hàng ngày của người dân.

Kích cầu kinh tế

Với nhiều đại biểu, gói kích cầu vừa qua của chính phủ vẫn đang là một câu hỏi lớn vì cho tới nay vẫn chưa có một thống kê chính xác nào cho thấy hiệu quả thật sự của nó.

Mọi thông tin mà các đại biểu có được về gói kích cầu này qua các cơ quan báo chí thường không có số liệu mà chỉ là phỏng đoán, cho nên không thể dựa vào để đánh giá.

Đối với những gợi ý xa gần về một gói kích cầu thứ hai do vài người đề xuất đã làm các đại biểu rất băn khoăn. GS Nguyễn Minh Thuyết đại biểu quốc hội đơn vị Lạng Sơn cho biết quan tâm của ông về gói kích cầu như sau: “Cần phải có sự đánh giá một cách đúng đắn về gói kích cầu và bàn bạc để xem có nên tiếp tục gói kích cầu thứ hai hay không?”

Cần phải có sự đánh giá một cách đúng đắn về gói kích cầu và bàn bạc để xem có nên tiếp tục gói kích cầu thứ hai hay không?

GS Nguyễn Minh Thuyết

Về vấn đề nhà nước đã từng đưa ra quy định cán bộ cấp cao phải công khai tài chính, tài sản để chống tham nhũng cho tới nay vẫn chưa thấy thực hiện một cách nghiêm túc. Các đơn vị chuyên trách về vấn đề này vẫn chưa có một kế sách nào thực hiện quy định chính phủ đưa ra.

Việc kê khai tài sản gặp trở ngại do thẩm quyền của cơ quan quyết định chưa hợp lý nên việc thi hành hoàn toàn tuỳ tiện. GS Nguyễn Lân Dũng, đại biểu quốc hội đơn vị Dak Lak cho rằng cần phát huy dân chủ trong vấn đề này nếu muốn thành công, ông nói:

“Cái việc công khai tài chính, tài sản thì đã có từ lâu bây giờ chỉ cần thực hiện thôi. Hãy giao cho người dân thêm dân chủ để họ thực hiện cái quyền giám sát. Để thực hiện nghiêm việc đấu tranh trong nội bộ đảng. Thứ hai là sắp tới có chuyện bầu cửa vào cấp uỷ đảng khoá mới thì họ nêu rất rõ, nếu vợ con anh sai thì anh không có quyền ứng cửa vào.”

Quyền phản biện

Về quyền phản biện đã được hiến pháp quy định, chúng tôi đặt câu hỏi với GS Nguyễn Lân Dũng về quyết định 97 của Thủ tướng, quy định rằng nếu một tổ chức muốn đưa ra phản biện thì phải thông qua các cơ quan có chức năng chứ không được phát tán trên các kênh truyền thông.

Từ quyết định này đã dẫn tới việc giải thể của Viện Nghiên cứu và Phát triển IDS. Giáo sư Dũng đưa ra nhận xét:

Về nguyên tắc thì không có một chỉ thị nào cấm phản biện cả. Ngay cái 97 thì cũng không phải là cấm phản biện mà ngại cái phản biện của tổ chức tập họp một số người nhất định tôi nghĩ nó sẽ có ảnh hưởng này khác.

GS Nguyễn Lân Dũng

“Theo tôi về nguyên tắc thì không có một chỉ thị nào cấm phản biện cả. Ngay cái 97 thì cũng không phải là cấm phản biện mà ngại cái phản biện của tổ chức tập họp một số người nhất định tôi nghĩ nó sẽ có ảnh hưởng này khác. Bản thân tôi cũng phản biện nhiều lắm nhưng có sao đâu?”

Ý kiến của GS Nguyễn Lân Dũng chắc chắn không phải là ý kiến chung của nhiều người nhưng dù sao thì cũng phản ánh được quan điểm của một vị dân cử nói lên những quan niệm về cách đưa phản biện của người dân, đặc biệt là của khối trí thức, một thành phần nồng cốt cải tạo và thăng tiến xã hội. Quan điểm của chính phủ và quốc hội gặp nhau ở đây theo ý kiến riêng của đại biểu Nguyễn Lân Dũng.

Tài nguyên quốc gia

Về vấn đề khai thác tài nguyên, trước đây hai ngày, ông Phạm Khôi Nguyên đương kim Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, kiêm đại biểu quốc hội đơn vị Hà Tây đưa ra những cảnh báo hết sức thời sự đó là việc nếu tiếp tục để cho các địa phương có quyền cấp phép khai thác khoáng sản thì trong một thời gian ngắn nữa, tài nguyên quốc gia sẽ bị cạn kiệt.

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên cho biết nhiều công ty không đủ năng lực cả về tài chính, thiết bị, công nghệ, kinh nghiệm nhưng vẫn dễ dàng được cấp mỏ. Họ khai thác bằng công nghệ lạc hậu, lãng phí tài nguyên quốc gia một cách không thương tiếc. Đây là một câu hỏi từng được đặt ra trong nhiều khoá họp quốc hội nhưng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.

Đại biểu Trần Hồng Việt thuộc đơn vị Hậu Giang cũng nhận định rằng việc khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, than và một số khoáng sản không tái tạo, chính là bất cập của tăng trưởng theo bề rộng, thiếu vững chắc, ông cho rằng tăng trưởng phải trả giá quá đắt cho môi trường, không đủ bù đắp do thiệt hại môi trường.

Luật khoáng sản hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý với phương hướng cho rằng đấy là tài nguyên dự trữ cho tương lai bởi vì luật hiện nay chỉ mới quy định một số điểm vẫn mang theo tư duy quản lý của thời bao cấp.

GS Đặng Hùng Võ

Nhận định vấn đề này, GSTSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ Tài Nguyên Môi Trường cho biết: “Tôi cho rằng luật khoáng sản hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý với phương hướng cho rằng đấy là tài nguyên dự trữ cho tương lai bởi vì luật hiện nay chỉ mới quy định một số điểm vẫn mang theo tư duy quản lý của thời bao cấp.”

Khi chúng tôi đưa câu hỏi liệu quốc hội nên quy thành luật như thế nào để vừa có hiệu quả vừa kiểm soát được việc khai thác tận lực gây cạn kiệt tài nguyên quốc gia, GS Đặng Hùng Võ cho biết:

“Chuyện hoàn chỉnh pháp luật là vấn đề quy hoạch mang tính chiến lược đối với việc sử dụng khoáng sản quốc gia. Bởi vì đây là một công cụ để chúng ta xác định cái gì chúng ta được phép khai thác bây giờ, và cái gì cần phải để lại cho thế hệ tương lai.”

Như mọi kỳ họp khác, quốc hội đang thực hiện vai trò lập pháp của mình thông qua từng vị đại biểu nhằm nói lên nguyện vọng cửa tri. Thế nhưng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn lại phải giải quyết khá nhiều việc, mà việc nào cũng nóng, cũng thời sự đã khiến dư luận lo ngại rằng hiệu quả mà quốc hội đang cố thực hiện sẽ không đi đến đâu.

Kinh nghiệm cho thấy những vấn đề mà quốc hội đưa ra trong các phiên chất vấn các thành viên chính phủ, thì chưa có vấn đề nào thực sự được hành pháp triệt để thi hành. Sự thật này đã làm vai trò lập pháp của quốc hội Việt Nam khá lu mờ so với các nước cùng có thể chế tam quyền phân lập.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
29/10/2009 01:23

neu VN khong ban dau mo ,than da .bau xite va nhung van de lien quan den dat dai( ky HD cho nguoi nuoc ngoai lam san gole,xay khach san v.v...) thi GDP cua VN ra sao , thuc te bay gio VN chua lam duoc chiec xe Honda,nhung biet dau mot hai nam nua VN khanh thanh nhung nha may nhu lien doanh lam may bay hay xay dung ngoi nha cao nhat the gioi khong 500 den 1000 tang. co the VN co nhieu ban tot san sang cho vay con hieu qua chung 30 nam nua thi thuoc ve lich su

Anonymous
28/10/2009 16:55

Việc ông Nguyễn Lân Dũng ký tên vào mạng Bauxite để phản đối khai thác Bauxite Tây nguyên va sau đó ông lại phát biểu tai quốc hôi theo một ý khác ,cho tới nay việc ông lai phát biểu về nghị quyết 97 ,chúng ta thấy ông thật là con người bất nhất không phải là con người tri thức thật tâm vì đất nước ,nói cho chính xác ông là một con GIƠI lưỡng giới giữa thú và chim .

Anonymous
29/10/2009 05:33

kho lam noi mai.dung co noi ....
nguyentruonghan

Anonymous
29/10/2009 02:39

Dang~ CS VN quyet ddinh. moi. viec. sang' suot' rui`... cuoc. hop. nay` chi~ la` tro` choi vui thoi... lay' thoi gian ve` rua~ chen' cho gia ddinh' co' loi. ho*n.

Anonymous
29/10/2009 02:59

Dân Việt Nam còng lưng mà đóng thuế nuôi những ông dân biểu QH/CSVN họp chẳng ích gì cho "Dân; cho Nước". Nhận thấy trên hàng ghế đầu có cả Chủ Tịch nước, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng; tham dự cũng là một nghị viên, đa số thành phần nghị sĩ trong Quốc Hội là "Đảng viên CS kiêm nhiệm", cho nên mọi việc đưa ra trước QH chì là một trò "Hề", chẳng làm lên được gì có ích lợi cho "DÂN; CHO NƯỚC", bằng chứng cụ thể về vụ khai thác "Bausite" Tây Nguyên (Lâm Đồng,)đến nỗi nhiều trí thức; nhân dân trong và ngoài nước; cả cựu Lão cách mạng là "Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Công Thần" khai sáng lên chế độ "CỘNG SẢN VIỆT NAM" ngày nay mà cũng chẳng làm gì được, vì họ quá sợ hãi đàn anh phương bắc, cố nuốt nhục; mũ ni che tai, không muốn và không thích nghe những gì lòng dân ai oán, cho nên dù Quốc Hội có họp thì cũng như "KHÔNG" O/O!.

Anonymous
29/10/2009 05:27

Theo tôi nghĩ một cách đơn giản, giới lảnh đạo nhà nước VN không muốn cho mọi người phản biện vì sợ bị chỉ ra cái ngu dốt, cái bất tài của mình. Lảnh đạo một đất nước mà bất tài thì nên thay thế người có tài có đức để đưa đất nước tiến lên.

Anonymous
29/10/2009 03:33

quoc hoi vn chi la bu nhin cua cong san vn thoi chang lam duoc gi dau