Thể chế "đầu ra": Công bằng lợi nhuận cho nông dân

Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp được chính phủ Việt Nam ban hành từ năm 2002.
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
2009.07.30
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
Nông dân là người luôn nhận mọi thiệt thòi Nông dân là người luôn nhận mọi thiệt thòi
AFP photo

Tuy vậy hình thức liên kết này đã bị nông dân nghi ngờ tẩy chay, các chuyên gia cho rằng người nông dân sẽ chỉ hưởng ứng những mô hình nào đem lại lợi nhuận công bằng đối với họ, chẳng hạn như đề xuất về ‘Thể chế đầu ra’.

Các giới chức nông nghiệp ở các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, vựa lúa xuất khẩu của cả nước, có chung nhận định là chủ trương liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ lúa gạo xuất khẩu mãi cứ dậm chân tại chỗ, dù được triển khai gần một thập niên qua.

Chủ trương liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ

Các giới chức nông nghiệp ở các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, vựa lúa xuất khẩu của cả nước, có chung nhận định là chủ trương liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ lúa gạo xuất khẩu mãi cứ dậm chân tại chỗ, dù được triển khai gần một thập niên qua.

GSTS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp nhiều uy tín ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã nhận định với đài chúng tôi:

“Hiện nay ở Việt Nam có nhiều giống lúa, người nông dân tự do trồng gì thì trồng.Tại sao vậy? vì ông bộ trưởng  hay ông giám đốc nông nghiệp xuống bảo trồng cho tôi giống này, nông dân hỏi ngay ai mua, bao nhiêu một kg? các vị ấy không trả lời được.”

Mới đây trong một cuộc phỏng vấn dành cho biên tập viên Gia Minh, GSVS Đào Thế Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, đã đề cập tới mặt tối của chủ trương liên kết bốn nhà, nhà nước nhà nông nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Ông nói:

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều giống lúa, người nông dân tự do trồng gì thì trồng.Tại sao vậy? vì ông bộ trưởng  hay ông giám đốc nông nghiệp xuống bảo trồng cho tôi giống này, nông dân hỏi ngay ai mua, bao nhiêu một kg? các vị ấy không trả lời được
GSTS Võ Tòng Xuân

“Chủ trương đó dẫn đến hiện tượng ‘nông nghiệp hợp đồng’. Tuy nói bốn nhà nhưng nhà thế lực nhất là doanh nghiệp. Ở Việt Nam có thực tế là nơi nào có nông nghiệp hợp đồng là nông dân bỏ, họ không hợp tác. Đây là hình thức bóc lột mới của doanh nghiệp đối với nông dân. Chúng tôi không chủ trương phát triển mạnh nông nghiệp hợp đồng, chúng tôi xây dựng thể chế trong đó có sự tham gia của người sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm và có sự phân chia lợi nhuận công bằng.”

Một trong những mấu chốt của vấn đề là nông dân trồng lúa nhưng không quyết định giá cả nông sản mà mình làm ra. TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long nhận định:

“Bà con nông dân sau khi thu họach xong lại không có quyền định giá sản phẩm của mình làm ra, mua bao nhiêu giá cả do doanh nghiệp ấn định, điều này rất thiệt thòi cho bà con nông dân.”

Bà con nông dân sau khi thu họach xong lại không có quyền định giá sản phẩm của mình làm ra, mua bao nhiêu giá cả do doanh nghiệp ấn định, điều này rất thiệt thòi cho bà con nông dân
GSTS Võ Tòng Xuân

Giải pháp ‘Thể chế đầu ra’

Như một giải pháp cho sự phân chia lợi nhuận công bằng GSVS Đào Thế Tuấn đề cao giải pháp mà ông gọi là ‘thể chế đầu ra’, loại hình nông nghiệp hợp đồng cần được quân bình với nông nghiệp hợp tác xã. Dĩ nhiên đây là hợp tác xã tự nguyện, có tổ chức, có chuyên môn, nơi mà người nông dân có tiếng nói quyết định về nông sản họ làm ra.

Trong cùng một ý nghĩa như vừa nói, TS Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển, một tổ chức tư nhân ở Hà Nội đã nhận định với chúng tôi:

“Nông dân ở Việt Nam bây giờ nghe tới hợp tác xã là ớn rồi, thật ra hợp tác xã theo đúng nghĩa của nó là loại hình rất tốt, nhưng bởi vì người ta đã bị hợp tác xã nó làm cho kinh hoàng trong thời gian trước kia. Tôi đề nghị có thể dùng một từ khác , bà con nông dân tự tập họp nhau lại thành tổ chức, gọi là công ty cổ phần, tập đòan hay hợp tác xã cũng được.

Nông dân ở Việt Nam bây giờ nghe tới hợp tác xã là ớn rồi, thật ra hợp tác xã theo đúng nghĩa của nó là loại hình rất tốt, nhưng bởi vì người ta đã bị hợp tác xã nó làm cho kinh hoàng trong thời gian trước kia. Tôi đề nghị có thể dùng một từ khác

TS Nguyễn Quang A

Nhưng họ gắn kết với nhau, chia xẻ lợi ích, chia xẻ thông tin  và họ phải trở thành đối tác có trọng lượng có tiếng nói để đàm phán với những đối tác khác kinh doanh lúa gạo hay các mặt hàng nông nghiệp khác. Nhưng họ là người cai quản, người quyết định khi nào sản xuất nông sản gì, trữ ra sao…với chính sách giúp đỡ của nhà nước.”

Xây dựng lại niềm tin của nông dân

Để tập hợp nông dân vào một tổ chức, thí dụ như hợp tác xã, vấn đề nâng cao nhận thức rất khó, nhưng quan trọng là phải xây dựng lại niềm tin của nông dân. Kinh nghiệm những năm được mùa nhưng lúa rớt giá hay không có người tiêu thụ:

“Ở đây qua tay thương buôn hết, từ hạt giống tới nuôi con gì…phải xem thương buôn chấp nhận mua thì mới làm.”

Bên cạnh đó, sự cay đắng của một thời bao cấp đã để lại những vết hằn qúa sâu, nên cứ nói tới sản xuất tập thể là nông dân Việt Nam ngoảnh mặt làm ngơ. Nhưng rõ ràng, cần phải tổ chức lại sản xuất của nông dân, để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Bất cứ thể chế nào đem lại sự phân chia lợi nhuận công bằng cho nông dân nông thôn sẽ được hoan nghinh, chẳng hạn như thể chế mà GSVS Đào Thế Tuấn gọi là thể chế đầu ra.       

Trên thực tế, theo sự nhận định của các chuyên gia về chính sách, trước khi có đổi mới 1986, nhà nước XHCN Việt Nam đã dựa vào nông thôn để lấy nguồn lực cho phát triển công nghiệp hóa. Sau đổi mới, nông nghiệp nông thôn tiếp tục là chỗ dựa của công nghiệp và thành thị, nông nghiệp nông thôn được thúc đẩy tối đa đem tới mức đóng góp 1/5 GDP tổng sản phẩm nội địa mỗi năm. Tuy vậy tỷ lệ tăng thu nhập của nông dân là chậm nhất, mức tăng bình quân chỉ bằng một nửa so với cư dân thành thị.

Cuộc khủng hỏang kinh tế tài chánh thế giới đã ảnh hưởng mạnh tới kinh tế Việt Nam, trong đó ảnh hưởng nặng nhất do nông thôn gánh chịu. Các kinh tế gia, các nhà hoạch định chính sách nhìn thấy ở đây một cơ hội rộng lớn để cải tổ. Bất cứ thể chế nào đem lại sự phân chia lợi nhuận công bằng cho nông dân nông thôn sẽ được hoan nghinh, chẳng hạn như thể chế mà GSVS Đào Thế Tuấn gọi là thể chế đầu ra.                

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.