Ngày Phụ Nữ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương

Ngày 8/3 năm nay là vừa tròn 100 năm kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ lần đầu tiên được tổ chức ở các nước Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ.

0:00 / 0:00

Nhân dịp đặc biệt này, tổ chức Liên Hiệp Quốc tại Bangkok đã tổ chức nhiều họp báo và nhiều sự kiện để chào mừng những thành tựu mà phụ nữ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đã đạt được trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội.

Tạo cơ hội cho người phụ nữ được bình đẳng

Tham dự buổi họp báo có các đại diện của một số nước trong khu vực, cùng với đại diện của các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc.

Theo giám đốc khu vực, bà Moni Pizani, trong những năm trước, tổ chức phụ nữ thuộc Liên Hiệp Quốc thường tập trung vào những thách thức trong vấn đề bình đẳng giới. Năm nay, tổ chức này sẽ tập trung tạo những cơ hội để phụ nữ có tiếng nói, nhằm đạt được những thành tựu trong mục tiêu về bình đẳng, phát triển và hòa bình cho mọi người”.

tổ chức phụ nữ thuộc Liên Hiệp Quốc thường tập trung vào những thách thức trong vấn đề bình đẳng giới. Năm nay, tổ chức này sẽ tập trung tạo những cơ hội để phụ nữ có tiếng nói, nhằm đạt được những thành tựu trong mục tiêu về bình đẳng, phát triển và hòa bình cho mọi người

Bà Moni Pizani

Bà Moni Pizani giám đốc khu vực. Photo by Thanapa, RFA
Bà Moni Pizani giám đốc khu vực. Photo by Thanapa, RFA (Photo by Thanapa, RFA)

Chính vì vậy, buổi họp báo hôm nay cũng là dịp để một số phụ nữ trẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau có dịp trình bày những suy nghĩ và khát vọng của họ liên quan đến chủ đề của năm nay là “Bình đẳng tiếp cận giáo dục, huấn luyện, khoa học và kỹ thuật – Con đường dẫn đến công việc tốt cho phụ nữ”.

Theo bà Nanda Krairiksh, Giám đốc bộ phận phát triển xã hội, nhiều phụ nữ trên thế giới hằng ngày vẫn bị đối xử bất bình đẳng. Những khó khăn và kỳ thị trên đến từ những hạn chế trong việc tiếp cận giáo dục từ thủa nhỏ của các trẻ em gái. Những giới hạn này dẫn đến việc phụ nữ không có cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh tế, không thể tìm được những công việc tốt để có thể độc lập về kinh tế.

Bà Nanda Krairiksh đưa ra ví dụ cho biết chỉ có khoảng 36% phụ nữ tham gia vào thị trường lao động ở khu vực Nam Á. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho phụ nữ dễ rơi vào tình trạng nghèo đói. Đại đa số những người nghèo ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là phụ nữ.