Quân đội trang bị vũ khí tấn công được điều động vào Bangkok
2010.04.19
Cảnh báo một cuộc bạo loạn đổ máu?
Mối quan ngại hiện giờ là đụng độ đẫm máu có thể tái diễn. Từ Bangkok, Thanh Quang nêu lên vấn đề nầy với Tiến sĩ Panithan Wattanayakorn, Phát ngôn nhân Chính phủ Thái Lan, và được ông cho biết như sau:
“Chính phủ Thái đang thực hiện biện pháp để bảo đảm tình hình trở lại bình thường càng sớm sàng tốt. Chính phủ áp dụng hai phương cách: Thứ nhất là thương nghị với nhiều phe phái chính trị để có thể đạt đến một giải pháp dài lâu. Nhưng việc thương thảo hiện bị ảnh hưởng bởi tình trạng xáo trộn tiếp diễn, do đó phải làm sao ngăn chận được hiện tình nầy. Phương cách thứ 2 – có tính cách ngắn hạn – là thực thi luật pháp và trật tự.
Chính phủ đang dần dần thực hiện tiến trình ngăn chận để bảo đảm rằng những người vi phạm pháp luật, gây rối loạn trật tự, sẽ bị ứng phó thích hợp, bị truy tố. Chính phủ hoàn toàn ý thức rằng những người biểu tình thực thi quyền của họ được quy định trong hiến pháp.
Chính phủ đang dần dần thực hiện tiến trình ngăn chận để bảo đảm rằng những người vi phạm pháp luật, gây rối loạn trật tự, sẽ bị ứng phó thích hợp, bị truy tố. Chính phủ hoàn toàn ý thức rằng những người biểu tình thực thi quyền của họ được quy định trong hiến pháp. Họ được phép làm như vậy với điều kiện là không được vi phạm luật pháp.
Họ không được bất tuân lệnh của tòa án liên quan việc biểu tình ôn hòa. Vẫn theo TS Panithan thì Chíng phủ Thái đang bố trí lực lượng an ninh tới để duy trì trật tự, ngăn chận xung đột bùng phát, bảo vệ sự an toàn cho người dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho một giải pháp dài lâu.”
Khi được hỏi giữa lúc Thủ tướng Abhisit Vejjajiva ngày càng bị áp lực phải sớm hành động để giải tán cuộc biểu tình, trong khi quân đội được trang bị loại súng tấn công đã thực sự tiến vào trung tâm tài chính ở đường Silom kế bên địa điểm đóng quân của người biểu tình tại trung tâm thương mại chính ở Bangkok, và cả cảnh sát nữa, thì liệu nguy cơ sử dụng võ lực có thể ra sao? TS Panithan đáp:
“Tại khu vực tài chính nầy hiện có cả sự hiện diện chủ yếu của lực lượng cảnh sát để bảo đảm rằng những người biểu tình không lan tỏa sang khu vực tài chính. Chính phủ tăng cường thêm cảnh sát. Nhưng mọi lực lượng đều phải chấp hành nghiêm lệnh theo tiêu chuẩn quốc tế. Thủ tướng Abhisit hiện đang điều chỉnh lại cơ cấu của Trung Tâm Giải Quyết Tình hình Khẩn Trương bằng cách bổ nhiệm đại tướng Anupon Paojinda chỉ huy cơ quan nầy để ngăn chận mọi hành động cũng như hoạt động khủng bố. Còn Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban thì giờ có nhiệm vụ cung cấp đường lối hướng dẫn cho người dẫn đầu cơ quan vừa nói, tức tướng Paojinda. Hiện, theo TS Panithan, Bangkok cho thiết lập một số căn cứ tại khu vực nầy.
Thủ tướng Abhisit hiện đang điều chỉnh lại cơ cấu của Trung Tâm Giải Quyết Tình hình Khẩn Trương bằng cách bổ nhiệm đại tướng Anupon Paojinda chỉ huy cơ quan nầy để ngăn chận mọi hành động cũng như hoạt động khủng bố.
Thứ nhất là những trạm kiểm soát xung quanh Bangkok nhằm ngăn chận và bắt giữ những ngưởi từ ngoài ra sức tiến vào Bangkok với ý đồ thực hiện điều mà ông cho là vi phạm luật pháp, kể cả nhóm mệnh danh là 50 nhà kinh doanh, những người cầm đầu lực lượng lái xe gắn máy ôm và xe taxi và những người bị nghi vấn về vai trò của họ trong tình hình khẩn trương. TS Panithan nói thêm rằng cho tới giờ, những kẻ phạm luật chưa chịu đầu thú. Hiện cảnh sát và giới điều hành của những cơ quan liên hệ đang phối hợp để bảo đảm việc truy tố những kẻ vi phạm luật pháp, nhất là luật chống khủng bố. Và sau cùng, theo TS Panithan, trong nỗ lực tìm giải pháp lâu dài, Chính phủ Thái cũng yêu các các doanh gia tại khu vực bị ảnh hưởng là Rajprasong phối hợp với giới chủ khách sạn không cung cấp chỗ hoạt động an toàn cho những người gây rối loạn trật tự. TS Panithan cho biết hiện thủ tướng Abhisit đang hội họp với thương giới, Ủy ban Tư doanh. Và sáng nay, ông Abhisit cũng hội họp với Bộ trưởng Kinh tế để thẩm định ảnh hưởng của tình hình, nhất là mức thiệt hại tại trung tâm thương mại Rajprasong. Và chính phủ Thái hy vọng trong vài ngày tới, tình hình sẽ trở lại bình thường.”
Sẽ tấn công mọi phần tử quá khích có vũ khí
Khi chúng tôi nêu lên câu hỏi rằng nếu những người biểu tình chống chính phủ, còn gọi là “phe Áo Đỏ”, kiên quyết chiến đấu đến cùng, thì hậu quả có thể ra sao ? TS Panithan khẳng định rằng:
“Những người chống đối không phải chiến đấu, mà chỉ là biểu tình thôi. Và đa số người trong “phe Áo Đỏ” đang làm như vậy. Nhưng, theo ông, chỉ một vài phần tử cực đoàn lại sử dụng võ khí, từ súng thường, súng máy cho tới súng phóng lựu, lựu đạn, thì đây là nhiệm vụ của lực lượng an ninh là phải ngăn chận, bắt giữ, đàn áp họ. Còn đối với đa số người biểu tình ôn hòa, được bảo đảm trong khuôn khổ luật pháp, sẽ được đáp ứng theo nguyện vọng chính đáng của họ. TS Panithan cho biết Chính phủ sẽ thương thảo với giới lãnh đạo của họ. Và ông lưu ý là lực lượng an ninh sẽ không sử dụng võ lực một cách không cần thiết. Chính phủ ra lệnh nghiêm nhặt là họ phải thực hiện các biện pháp thích hợp.”
Khi được hỏi về giải pháp nào có thể được coi là hay nhất cho tình hình phức tại ở Thái Lan hiện nay, TS Panithan nhận xét:
Nhưng, theo ông, chỉ một vài phần tử cực đoàn lại sử dụng võ khí, từ súng thường, súng máy cho tới súng phóng lựu, lựu đạn, thì đây là nhiệm vụ của lực lượng an ninh là phải ngăn chận, bắt giữ, đàn áp họ.
“Những cuộc biểu tình mang tính chính trị tại Thái Lan không có gì mới. Và yêu sách chính trị không có gì mới. Nhưng theo ông, rắc rối trong số người biểu tình đã được tích lũy trong nhiều thập niên nay. Do đó chính phủ Thái cần có một cơ chế ứng phó hiệu quả hơn trong tương lai. Cho tới giờ, khi kinh tế đang phát triển trở lại thì lại diễn ra biểu tình khiến mức doanh thu bị sụt giảm. Do đó, ông nói thêm rằng chính phủ cần nỗ lực nhiều hơn. Và giải pháp dài lâu có thể là đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, nhất là giới nghèo ở thành thị, vì hiện họ chiếm đa số trong những người biểu tình hiện giờ. Nhưng giải pháp ngắn hạn là Thái Lan phải bảo đảm luật pháp và trật tự phải được duy trì một cách nghiêm nhặt, không để xảy ra những trường hợp vi phạm pháp luật, và Thái Lan sẽ có những biện pháp ứng phó hiệu quả đúng theo tiêu chuẩn quốc tế.”
Khi TS Panithan nhắc tới người nghèo, chúng tôi hỏi có phải ý ông muốn nói rằng tình hình rắc rối ở xứ Thái hiện giờ thực chất là một cuộc xung đột dai dẳng giữa giới nghèo và giới giàu ? TS Panithan đáp:
“Không, không phải như vậy. Theo ông thì Thái Lan gặp rắc rối nầy với phe nào đó cùng yêu sách chính trị trong vài thập niên qua. Nhưng những rắc rối như vậy lại bị vài nhóm chính trị hóa, dẫn đến hành động cực đoan. Do đó chính phủ Thái đang xét tới việc ngăn chận hành động “chính trị hóa” nầy để bảo đảm rằng những người dân Thái cần được giúp đỡ sẽ được đáp ứng. Còn những phe nhóm chính trị cực đoan sẽ bị ngăn chận.”