Người dân với bầu cử quốc hội khóa XIV
2016.06.11
Vào ngày 22 tháng 05 năm 2016 đã diễn ra cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu quốc hội khóa XIV thì vào sáng ngày 08 tháng 06 năm 2016 tại phiên họp hội đồng bầu cử quốc gia chánh văn phòng Nguyễn Hạnh Phúc cho biết có 496 người trúng cử đại biểu quốc hội khóa XIV.
Thái độ của người dân trong cuộc bầu cử này ra sao và họ có mong đợi gì ở quốc hội khóa XIV?
Sau một thời gian dài kiểm phiếu thì vào sáng ngày 08 tháng 06 năm 2016 tại phiên họp hội đồng bầu cử quốc gia chánh văn phòng Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, có 496 người trúng cử đại biểu quốc hội khóa XIV, thiếu 4 đại biểu quốc hội so với dự kiến.
Báo cáo này cũng cho biết tổng số cử tri cả nước là 67.485.480 cử tri, tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 67.049.200, đạt 99,35%. Trong số 496 đại biểu quốc hội, thì có đến gần 96% đại biểu quốc hội là đảng viên và chỉ có 2 người là đại biểu tự ứng cử.
Cũng trong kỳ họp vào sáng ngày 08 tháng 06 chủ tịch quốc hội Nguyễn Kim Ngân cũng cho biết việc bầu cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã được tiến hành dân chủ, kỷ cương, đúng quy định pháp luật, tỉ lệ cử tri đi bầu cử cao và thành công tốt đẹp.
Cử tri không đi bỏ phiếu
Theo chủ tịch quốc hội Nguyễn Kim Ngân cho biết cuộc bầu cử đã diễn ra tốt đẹp, tuy nhiên trao đổi với chúng tôi nhiều người dân cho biết đây là cuộc bầu cử trá hình, mọi việc đã có sự sắp đặt từ trước.
Mình có làm thế nào, nó cũng như thế, mình cứ lo việc mình làm, mình chỉ nói tiếng nói của mình vậy thôi, còn mọi việc quyết định là ở trên. Phản đối cũng không đúng, không phải đối cũng không phải, xã hội này ai lên cũng vậy.
-Anh Nguyễn
Nhiều cử tri cho biết là họ đã không đi bỏ phiếu vì nhiều cử tri không tin tưởng vào các đại biểu quốc hội, đại biểu quốc hội là những người gần dân nhưng qua nhiều sự việc thì các đại biểu quốc hội chỉ làm theo ý đảng chứ không theo ý dân.
Anh Thọ một cựu chiến binh ở Nam Định chia sẻ, cuộc bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp vừa qua thì họ đã có sự sắp đặt, lá phiếu của mình không quan trọng, không nói lên được gì, họ không coi trọng lá phiếu của người dân nên anh Thọ không đi bầu trong đợt bầu cử vừa qua.
Anh Thọ chia sẻ:
“Nó thối nát lắm, tôi không thèm đi bỏ, tôi xem ra đó là một trò hề thôi, nó sắp đặt hết rồi.”
Không những anh Thọ mà anh Hoàng một người dân ở thành phố Hồ Chí Minh anh cũng không đi bỏ phiếu, vì anh không tin tưởng vào hội đồng nhân dân cũng như các đại biểu quốc hội, vì các đại biểu quốc hội không bảo vệ quyền lợi cho người dân, hơn nữa theo anh từ trước đến nay, việc bỏ phiếu đó chỉ là trá hình tiêu tốn tiền thuế của người dân, trong khi mọi việc đã có sự sắp đặt từ trước.
Anh Hoàng chia sẻ:
“Bác không đi bỏ phiếu, không đi bầu, tại vì mình không tin tưởng.”
Anh Nguyễn một người dân ở Bình Dương thì cho rằng, là một người dân mình phải tuân thủ mọi quyết định do nhà nước ban hành, việc mình mình cứ làm, đảng sai đảng chịu, hơn nữa anh cũng cho biết mình phản đối cũng vậy hay không phản đối cũng vậy, ai là người lên nắm chính quyền thì cũng vậy.
Anh Nguyễn chia sẻ:
“Mình có làm thế nào, nó cũng như thế, mình cứ lo việc mình làm, mình chỉ nói tiếng nói của mình vậy thôi, còn mọi việc quyết định là ở trên. Phản đối cũng không đúng, không phải đối cũng không phải, xã hội này ai lên cũng vậy.”
Người dân mong đợi gì?
Cuộc bầu cử vào đại biểu quốc hội năm nay có sự thay đổi lớn, khi chính phủ cho phép người dân có quyền tự ứng cử vào đại biểu quốc hội ở địa phương mình, sau khi quyết định này được ban hành thì nhiều tiếng nói độc lập đã làm đơn vào tự ứng cử đại biểu quốc hội, những tiếng nói độc lập này rất được nhiều người đấu tranh trong nước ủng hộ, tuy nhiên họ đã bị loại từ khá sớm.
Trong số 496 đại biểu trúng cử vào đại biểu quốc hội khóa 2016 – 2021 thì chỉ có 2 người tự ứng cử trúng cử trong tổng số 15 người.
Các đại biểu quốc hội họ là những người gần gủi với nhân dân, phải là những người nói lên tiếng nói thay cho người dân.
Từ trước đến giờ nó vẫn vậy, chẳng có gì thay đổi, kỳ vọng rồi sẽ thất vọng, ở đất nước mình đã có khuôn mẫu, để thay đổi thật lớn tạo thành bước ngoặt, bước nhảy thì rất là khó, việc họ không làm được gì nhiều nhưng có việc gì đó nho nho nhỏ có lợi cho dân.
-Ông Thảo
Trao đổi với chúng tôi anh Thọ cho biết, những người ở hội đồng nhân dân các cấp thì họ không đủ đức, đủ tài, đủ tâm và tầm để vào, nhưng họ vẫn trúng cử, dù những sai trái của họ đã được anh phơi bày, còn những người ở đại biểu quốc hội thì anh không biết họ là ai, họ là người ở đâu, họ cũng không có hỏi ý kiến của dân, nên anh không hề có hy vọng gì ở cả. Anh cũng cho biết thêm, khi nào đất nước Việt Nam còn đảng cộng sản thì anh không có hy vọng gì vào chính quyền hay quốc hội, hay là một ai lên làm lãnh đạo cả, vì sống trong cơ chế này thì họ bắt buộc phải theo, còn nếu họ không theo thì họ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
“Những kẻ mà tôi phát biểu, đồng thời tôi đề xuất, tôi tố cáo, nhưng mà những kẻ không đức, không đủ tài, đủ tâm, đủ tầm nó cũng vào hội đồng nhân dân các cấp đó là cấp dưới. Tôi chưa hề được thằng nào nó hỏi ý kiến quan điểm ý kiến của tôi, nó về nó hỏi nguyện vọng của cử tri nếu bầu tôi làm đại biểu quốc hội thì tôi sẽ nói ý kiến của các anh với cấp, nhưng tôi có biết nó là ai đâu mà tôi bầu.”
Tuy nhiên ông Lê Hữu Thảo một cựu chiến binh ở tỉnh Hà Tĩnh lại chia sẻ, các đại biểu quốc hội có làm được gì cho dân thì để giữa nhiệm kỳ hay cuối nhiệm kỳ mới nói được.
Ông Thảo chia sẻ:
“Thực tình là 1 người dân thì khó nói trước lắm, bởi vì thứ nhất tầm hiểu biết của người dân còn có giới hạn, thứ hai những đại biểu quốc hội đại diện cho dân họ có làm được gì cho dân thì giữa nhiệm kỳ hay cuối nhiệm kỳ mới nói được.”
Tuy nhiên ông Thảo cũng chia sẻ thêm, từ trước đến nay mọi việc vẫn vậy chẳng có gì đổi mới, các đại biểu quốc hội trước chưa làm được gì cho dân, nhưng ông cũng hy vọng năm nay các đại biểu quốc hội sẽ có những cái thay đổi nho nhỏ để giúp cho người dân.
“Từ trước đến giờ nó vẫn vậy, chẳng có gì thay đổi, kỳ vọng rồi sẽ thất vọng, ở đất nước mình đã có khuôn mẫu, để thay đổi thật lớn tạo thành bước ngoặt, bước nhảy thì rất là khó, việc họ không làm được gì nhiều nhưng có việc gì đó nho nho nhỏ có lợi cho dân.”
Anh Thọ cũng chia sẻ với chúng tôi, khi nào đất nước nước Việt Nam mà chế độ cộng sản còn ngự trị, thì đất nước khó lòng thay đổi, cho dù ai là người nắm quyền vì cơ chế của chính quyền cộng sản là độc tài toàn trị, và các đại biểu quốc hội họ có muốn lo cho dân đại diện cho dân đi chăng nữa thì cũng rất khó. Tuy nhiên đại biểu quốc hội Lê Nam trưởng đoàn đại biểu quốc hội Thanh Hóa cho biết, ông tin tưởng vào quốc hội khóa XIV và các đại biểu quốc hội khóa XIV sẽ làm được nhiều việc thành công hơn cho người dân.