Là một trong vài nhân chứng hiếm hoi từng chứng kiến cảnh giết người dã man đến giây phúc cuối cùng trong nhà tù Toul Sleng, hay còn gọi là S-21 của Khmer Đỏ, ông Nong Chanphal, nói rằng ông hối tiếc không được tham gia phiên tòa xét xử cựu trưởng trại giam này vào ngày 17 tháng 2 tới, do nộp đơn trễ.
Nhân chứng của nhà tù khét tiếng S-21
Theo Trung tâm Tài liệu Campuchia, ông Nong Chanphal, 39 tuổi, chính là 1 trong 5 trẻ em được bộ đội Việt Nam cứu thoát từ nhà tù S-21, sau khi tiến vào lật đổ chế độ Khmer Đỏ vào tháng Giêng năm 1979.
Ông nhớ lại ngày 7 tháng Giêng, năm 1979, sau khi Khmer Đỏ rút lui, cửa trại giam S-21 cũng mở toan ra hết. Ông cùng với một số trẻ em tiến vào trại giam tìm cha mẹ, thấy nhiều xác chết như vừa bị hành quyết trong giây lác.<br/>

Bắt đầu câu chuyện với các phóng viên báo chí tại thủ đô Phnom Penh, ông Nong Chanphal cho biết lúc ở trong trại giam của Khmer Đỏ cùng bố mẹ và 3 anh em khác, ông mới 8 tuổi. Lúc ấy, ông chỉ dám nhìn lén cảnh cán bộ Khmer Đỏ di chuyển tù nhân mà họ cho là kẻ thù của cách mạng từ phòng này sang phòng khác, nghe tiếng van xin của các tù nhân một cách đao đớn, và câu hỏi rằng họ phạm tội gì.v.v..
Theo ông Nong Chanphal, trước khi rút lui, Khmer Đỏ có đến gom trẻ em là con của các phạm nhân tống lên xe đưa đi. Nhưng anh em của ông trốn thoát do núp trong đống quần áo cũ.
Ông cho biết nguyên nhân không chịu rút lui theo Khmer Đỏ là vì đợi mẹ của ông, vốn hàng ngày trong trại giam bà nhìn các con qua song sắt. Nhưng trong ngày 7 tháng Giêng ấy, ông không còn nhìn thấy hình bóng của người mẹ nữa.
Ông nhớ lại ngày 7 tháng Giêng, năm 1979, sau khi Khmer Đỏ rút lui, cửa trại giam S-21 cũng mở toang ra hết. Ông cùng với một số trẻ em tiến vào trại giam tìm cha mẹ, thấy nhiều xác chết như vừa bị hành quyết trong giây lát. Ông đến mở mảnh dải che mặt của từng thi thể, nhưng không thấy mẹ ruột của mình.
Sau khi đến trại mồ côi, 2 đứa em được người nước ngoài nhận làm con nuôi, đưa đi nước ngoài cũng mất luôn tung tích. Ông cho rằng, đối với ông, đây là cảnh chia li đau đớn thứ 2 sau chế độ Khmer Đỏ.<br/>
Sau đó, được bộ đội Việt Nam và quân giải phóng Campuchia đến phỏng vấn. Sau khi biết 4 anh em của ông là con của tù nhân, họ đưa vào trại mồ côi.
Thêm nột lần chia tay
Sau khi đến trại mồ côi, 2 đứa em được người nước ngoài nhận làm con nuôi, đưa đi nước ngoài cũng mất luôn tung tích. Ông cho rằng, đối với ông, đây là cảnh chia li đau đớn thứ 2 sau chế độ Khmer Đỏ.
Được biết, Tòa án đặc biệt xử Khmer Đỏ do Liên hiệp Quốc hậu thuẫn mở phiên tòa xét xử đầu tiên vào ngày 17 tháng 2. Và người bị đưa ra vành móng ngựa đầu tiên là ông Duch, 66 tuổi, tên thật là Kaing Kek Iev, từng là trưởng trại giam S-21 khét tiếng của Khmer Đỏ.
Ông Duch bị bắt giam tại biên giới Thái Lan trong năm 1999, sau khi một bộ phận lớn binh sĩ Khmer Đỏ ra chiêu hồi theo lời kêu gọi của thủ tướng Hun Sen. Ông bị tạm giam trong nhà tù quân đội trong nhiều năm liền, sau đó đưa vào tạm giam trong trụ sở Tòa án xử Khmer Đỏ cùng với 4 cựu lãnh đạo Khmer Đỏ khác tại ngoại ô Phnom Penh.
Cả 5 cựu lãnh đạo Khmer Đỏ này bị truy tố về tội ác chiến tranh và tội ác chống loài người, do bị quy trách về nạn diệt chủng chết gần 2 triệu người Campuchia trong giai đoạn họ cầm quyền gần 4 năm.