Vấn Đề Nước Sạch ở Việt Nam
2009.03.26
Cơ quan UNICEF của LHQ, vì vậy không ngừng vận động và hỗ trợ các chính phủ đẩy mạnh việc cung cấp nước uống sạch cho dân chúng.
Nhân
UNICEF vừa khởi động chiến dịch khuyến khích việc cung cấp nước sạch cho trẻ em
toàn thế giới, Nhã Trân phỏng vấn một chuyên gia về vấn đề nước của Việt Nam là
thạc sĩ Hồ Long Phi ở Sài Gòn để có thông tin về tình hình nước sạch ở Việt
Nam.
Hiện nay chủ yếu là cái hạ tầng chung và cái hệ thống cấp nước sạch nói riêng thì nó chưa đảm bảo được hết cho dân cư kể cả thành thị lẫn nông thôn và trong đó cái người ta chú trọng nhiều hơn là thành thị.
Nạn thiếu nước sạch ở Việt Nam
Nhã Trân: Thưa ông hiện nay vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân ở VN ra sao? Vùng thành thị hoặc là nông thôn đều có đủ nước sạch?
Th/s
Hồ Long Phi: Hiện nay chủ yếu là cái hạ tầng chung
và cái hệ thống cấp nước sạch nói riêng thì nó chưa đảm bảo được hết cho dân cư
kể cả thành thị lẫn nông thôn và trong đó cái người ta chú trọng nhiều hơn là
thành thị.
Phải nói đa số vùng đô thị thì vấn đề nước uống là vấn đề mang chất kỹ thuật nhiều hơn là cái nguồn nước. Vấn đề chủ yếu là xử lý với phân phối. Nông thôn thì nói chung hiên nay dân chúng đa số vẫn sử dụng những giải pháp truyền thống thí dụ lấy nước từ sông, rồi tự làm sạch, tự đun sôi và uống.
Nông thôn thì nói chung hiên nay dân chúng đa số vẫn sử dụng những giải pháp truyền thống thí dụ lấy nước từ sông, rồi tự làm sạch, tự đun sôi và uống.
Nhã Trân: Thưa theo như ông vừa nói thì có phải là các vùng thành thị ở Việt Nam không thiếu nước sạch?
Th/s Hồ Long Phi: Đa số nguồn nước được cung cấp bởi các nhà máy xử lý thì chỉ giải quyết được có một phần thôi. Phần còn lại dân chúng đô thị vẫn phải tự túc bằng cách là khoan giếng.
Nhã Trân: Xét về vấn đề cấp nước sạch ở thành thị thì lý do nào các đô thị ở Việt Nam vẫn còn thiếu nước sạch để dùng?
Tốc độ phát triển các thành phố quá nhanh so với hạ tầng
Th/s Hồ Long Phi: Bên đây vấn đề xuất phát từ nguyên nhân là đô thị hoá diễn ra quá nhanh và hạ tầng không đáp ứng kịp. Vấn đề xảy ra không phải đối với hệ thống cấp nước mà kể cả vấn đề thoát nước, kể cả vấn đề giao thông, kể cả y tế giáo dục; tất cả đều bị ảnh hưởng … nghĩa là dân số do di dân từ các nơi khác về thành phố nó nhanh hơn là tốc độ phát triển của hạ tầng đi theo.
Nhã Trân: Thưa ông trong tất cả các lý do đó thì đâu là yếu tố chủ yếu dẫn đến việc thiếu nguôn nước sạch cho thành phố?
Bên đây vấn đề xuất phát từ nguyên nhân là đô thị hoá diễn ra quá nhanh và hạ tầng không đáp ứng kịp. Vấn đề xảy ra không phải đối với hệ thống cấp nước mà kể cả vấn đề thoát nước, kể cả vấn đề giao thông, kể cả y tế giáo dục; tất cả đều bị ảnh hưởng
Th/s Hồ Long Phi: Hiện nay thiếu nước sạch trong thành phố chủ yếu là thiếu nguồn nước tập trung mà được kiểm soát bởi các nhà máy trong đó chất lượng nước mình có thể kiểm soát đưọc tiêu chuẩn của nó. Còn dân chúng đa số họ giải quyết, thí dụ TP HCM họ giải quyết bằng cách là dùng những cái giếng khoan nước ngầm mà do tự họ thuê người thực hiện.
Nhã Trân: Thế thì vấn đề cung cấp nước sạch cho tất cả mọi vùng từ thành thị đến thôn quê vẫn chưa hoàn toàn thực hiện được ở Việt Nam. Điều này có lẽ đã được giới trách nhiệm lưu ý…
Th/s Hồ Long Phi: Tôi nghĩ chuyện đó là tất nhiên. Người ta thấy chuyện đó rất là rõ. Có điều là có thể nói khả năng giải quyết vấn đê` thì không thể trong một thời gian ngắn mà có thể giải quyết chuyện đó bởi vì nó liên quan đến một cái hạ tầng và một cái đầu tư kể cả về kỹ thuật cũng như tài chánh rất là lớn.
Còn dân chúng đa số họ giải quyết, thí dụ TP HCM họ giải quyết bằng cách là dùng những cái giếng khoan nước ngầm mà do tự họ thuê người thực hiện.
Phương án hỗ trợ thành thị và nông thôn
Nhã Trân: Ông có thể cho biết vắn tắt và cụ thể là những điều gì cần được thực hiện, nói về hạ tầng và các đầu tư này?
Th/s Hồ Long Phi: Tôi nghĩ là có hai chuyện, vừa kỹ thuật vừa phi kỹ thuật. Hai cái phải đi song song. Cái giải pháp hiện nay để mà giải quyết là một là đối với các đô thị thì phải nâng cấp hệ thống phân phối cũng như là gia tăng công suất cấp nước của các nhà máy. Đó là thuần túy vấn đề kỹ thuật thôi. Nó không khó nhưng mà nó đòi hỏi thời gian và tiền.
Cái thứ hai đối với nông thôn thì sẽ phải ưu tiên cho những nông thôn mà gọi là phân chất phân tán, và giải quyết làm sao để cho người dân họ ý thức được về chất lượng và giáo dục họ, tìm cách nào để mà đưa những thông tin để cho họ có thêm ý thức về chất lượng nguồn nước. Như vậy sẽ giải quyết được chuyện họ sử dụng cái nước ô nhiễm để mà uống.
Nhã Trân: Trở lại chuyện nước sạch ở thành phố, ông có nói là người dân đô thị nhiều vùng vẫn còn phải tự đào giếng lấy để có nước dùng. Xin hỏi ông là cái việc tự cung cấp nguồn nước sạch như thế, có tác hại gì hay không?
Th/s
Hồ Long Phi: Nước uống thì mình phải nói là
cái chất lượng như thế nào? Thì tất nhiên là như tôi nói đó, những cái
vùng mới phát triển của TP HCM ở ngoại thành phải tự giải quyết chuyện nước uống
bằng cách là tự khoan giếng hoặc là dùng nước mưa, hoặc dùng nước sông rạch
hiện có để giải quyết nước sạch để uống cho mình thôi. Thì như vậy chất
lượng nước phải nói là rất khó có thể đảm bảo được.
TP HCM ở ngoại thành phải tự giải quyết chuyện nước uống bằng cách là tự khoan giếng hoặc là dùng nước mưa, hoặc dùng nước sông rạch hiện có để giải quyết nước sạch để uống cho mình thôi. Thì như vậy chất lượng nước phải nói là rất khó có thể đảm bảo được.
Cái đó gọi là giải pháp trước mắt thôi, chứ lâu dài không thể chấp nhận được bởi vì nó ảnh hưởng đến nhiều cái vấn đề khác nữa. Tiêu chuẩn kỹ thuật của nó thì ít nhiều. nó cũng không có đảm bảo và thứ hai là cái chất lượng thì khó mà có thể kiểm soát được hết. Điều đó nó tự phát nhưng mà cũng có ảnh hưởng khá lớn đối với nguồn tài nguyên nước ngầm. Hiện nay thì có thể nói là chưa kiểm soát được.
Đó là vấn đề cần phải giải quyết chứ không phải nói là chuyện nước sạch như vậy là ổn; có nghĩa là dân tự lo, cái đó không nên như vậy.
Nhã Trân: Xin hỏi ông câu cuối là theo nhận xét của ông thì với tình trạng hiện nay nếu nhà nước không có những giải pháp mới và giá nước sạch không thể nào nâng lên thì liệu Việt Nam sẽ phải mất môt thời gian bao lâu mới có thể cung cấp nước cho tất cả mọi khu vực?
Chi phí mà người dân phải đóng góp vào đó hiện nay bằng cách mà người ta thu theo đồng hồ nuớc thì phải nói là chiếm một tỉ lệ không đủ cho yêu cầu đầu tư. Nói cách khác là nước đang được bán dưới giá thành. Nhà nước vẫn phải dùng tiền thuế của dân nói chung để mà đóng góp
Th/s Hồ Long Phi: Trong một số năm trưóc đây, khoảng chừng một thập niên trước cho tới nay thì UCEP có viện trợ Việt Nam để tìm số giếng để mà thay thế cho nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn ở sông, hồ, rạch của nông thôn.
Vấn đề giải quyết nước sạch hiện nay có khó khăn là cái khó khăn về tài chính, giống như nhiều nước đang phát triển khác. Có nghĩa là thu không đủ chi. Nguồn nưóc mà cấp thì sau đó ngươi ta phải có một chi phí để thực hiện. Chi phí này phải có khả năng phục hoàn vốn.
Như vậy chi phí mà người dân phải đóng góp vào đó hiện nay bằng cách mà người ta thu theo đồng hồ nuớc thì phải nói là chiếm một tỉ lệ không đủ cho yêu cầu đầu tư.
Nói cách khác là nước đang được bán dưới giá thành. Nhà nước vẫn phải dùng tiền thuế của dân nói chung để mà đóng góp. Nhưng mà thuế thì vô số thứ phải chi. Tóm lại hiện tại đầu tư vào việc cung cấp nước sạch không thể nào đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển.