Trong đó chỉ dẫn địa lý mặc dù là một khái niệm khá mới đối với nhiều doanh nghiệp. Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, tính đến nay đã có 10 loại sản phẩm được đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Việt Nam và Thế giới
Để tìm hiểu thêm về khái niệm mới mẻ này, Việt Hà có bài phỏng vấn ông Hoàng Văn Tân, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Ông Tân nói:
Hoàng Văn Tân: Chỉ dẫn địa lý là một đối tượng sở hữu công nghiệp rõ ràng trong pháp luật Việt Nam. Nó là địa danh để chỉ vùng đất địa phương hoặc nước, mà ở đó sản phấm xuất phát từ đấy có tính chất đặc thù do điều kiện tự nhiên, địa lý con người hoặc kết hợp các yếu tố tạo nên. Ví dụ như Phú quốc dùng cho nước mắm, là dùng cho chỉ dẫn địa lý.
Còn thương hiệu thì trong luật Việt nam không có khái niệm thương hiệu, thương hiệu thực ra là sản phẩm của các cơ quan báo chí. Người ta quen dùng và dùng cho rất nhiều đối tượng khác nhau. Lúc dùng cho nhãn hiệu, lúc là chỉ dẫn địa lý, lúc là uy tín, danh tiếng.
Tóm lại luật sở hữu trí tuệ Việt Nam không có thương hiệu. Chỉ có khái niệm là nhãn hiệu, trước đây gọi là nhãn hiệu hàng hoá, giờ gọi là nhãn hiệu. có nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, rồi thêm nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.
Chỉ có khái niệm nhãn hiệu chứ không có khái niệm thương hiệu. Đối tượng mà cục nhận đơn gọi là xác lập quyền thì không có cái nào là thương hiệu cả.
Vi ệt Hà: V ậy nhãn hi ệu hàng hoá và ch ỉ d ẫn đ ịa lý có hi ệu l ực toàn th ế gi ới không?
Hoàng Văn Tân: Không, chỉ có hiệu lực quốc gia thôi, trong lãnh thổ Việt Nam thôi, còn muốn có hiệu lực thế giới thì phải đăng ký ở một nước nào đấy mình muốn. Ví dụ mình muốn được có hiệu lực ở Trung quốc thì phải đăng ký ở Trung quốc, muốn có ở Mỹ thì phải đăng ký ở Mỹ.
Nhãn hiệu cũng thế, như sony, cocacola, toyota, trừ trường hợp là được công nhận nổi tiếng, nếu được công nhận nổi tiếng thì có thể nói không đăng ký nhưng các nước vẫn thống nhất với nhau là vẫn bảo hộ, có một chế độ là một nhóm đặc biệt.
Khó khăn, Phức tạp
Vi ệt Hà: Theo ông thì gi ữa đăng ký nhãn hi ệu và đăng ký ch ỉ d ẫn đ ịa lý, cái nào khó khăn ph ức t ạp h ơn?
Hoàng Văn Tân: Nếu là khó thì là chỉ dẫn địa lý. Nhãn hiệu thì người ta có thể sáng tác, nghĩ ra, có nghĩa không có nghĩa không thành vấn đề như là Chiến Thắng, Honda, Sony, đăng ký cho sản phẩm cụ thể mà chưa có ai đăng ký thì được công nhận là có được bảo hộ.
Còn chỉ dẫn địa lý thì nó phải gắn với sản phẩm mà nó mang chất lượng đặc thù ở vùng đó, có thể là tay nghề của người dân, khí hậu ở đó quyết định, hoặc là kết hợp, gọi là truyền thống bao đời, ví dụ thế, thì lúc đó mới được công nhận là mang chỉ dẫn địa lý.
Vi ệt Hà: Th ời gian đ ể xét duy ệt đ ơn xin nhãn hi ệu và ch ỉ d ẫn đ ịa lý là bao lâu?
Hoàng Văn Tân: Thời gian thì nếu hồ sơ nộp đến là chuẩn, hợp lệ theo đúng yêu cầu thì sau 6 6háng là có chứng nhận chỉ dẫn địa lý, còn nhãn hiệu là 9 tháng.
Vi ệt Hà: Ai là ch ủ th ể có th ể n ộp đ ơn xin đăng ký ch ỉ d ẫn đ ịa lý?
Hoàng Văn Tân: Chỉ dẫn địa lý thì một đối tượng nào, một chủ thể nào đứng ra làm thủ tục cũng được, khác với nhãn hiệu. ví dụ bóng đèn phích nước Rạng đông thì nhà máy đấy đứng ra đăng ký, người ta dùng chữ Rạng đông cho bóng đèn chẳng hạn thì chỉ có họ được dùng thôi.
Còn chỉ dẫn địa lý thì ví dụở vùng Lục Ngạn, chủ thể cụ thể nào đăng ký cũng được. Ví dụ một hợp tác xã, một tổ hợp tác, thậm chí là cá nhân làm thủ tục đăng ký xác lập quyền, nếu được công nhận, thì sau này ở vùng đấy nếu có bất cứ ai sản xuất, trồng vải có tính chất chất lượng đặc thù như lúc đăng ký thì đều được có quyền sử dụng.
Chẳng hạn nước mắm phan thiết cũng thế, có thể một hợp tác xã đứng ra đăng ký, thậm chí chính quyền, uỷ ban nhân dân đứng ra làm thủ tục cũng được, nhưng quyền sử dụng sau này thì bất cứ ai sản xuất nước mắm ở vùng Phan thiết có tính chất như là trong hồ sơ đăng ký được công nhận thì có thể được dùng chữ Phan thiết để gắn lên nước mắm của mình để bán ra thị trường, có thể có rất nhiều người được dùng nếu như sản phẩm của họ đáp ứng tiêu chuẩn như đã xác lập quyền.
Vi ệt Hà: Xin ông cho bi ết hi ện c ục s ở h ữu trí tu ệ Vi ệt Nam đã công nh ận quy ền v ới ch ỉ d ẫn đ ịa lý cho bao nhiêu đ ối t ượng?
Hoàng Văn Tân: Nhãn hiệu thì nhiều, nhưng có điều là chỉ dẫn địa lý hiện nay tổng tất cả các chỉ dẫn địa lý, trước kia gọi là tên gọi xuất xứ hàng hoá, cả nước ta mới xác lập quyền 15 đối tượng cả trong và ngoài nước, có hai nước ngoài còn 13 của Việt Nam.
Vi ệt Hà: Theo ông đánh giá thì hi ện các doanh nghi ệp Vi ệt nam đã hi ểu bi ết h ơn v ề lu ật s ở h ữu trí tu ệ ch ưa?
Hoàng Văn Tân: Bây giờ thì đỡ hơn rồi, sau nhiều năm tuyên truyền phổ biến pháp luật, đụng chạm trên trường quốc tế có khá hơn nhưng mà so với các nước không bằng vì dẫu sao ở nước ta đây là vấn đề mới, ở nước ta mới có hơn 20 năm, gần 30 năm, còn ở nước khác là 2, 300 năm thì không tránh khỏi mình chưa hiểu lắm, trước kia nói mãi họ không nghe, giờ thì họ thấm rồi, phải xác lập quyền thì mới có quyền. Muốn có quyền ở đâu thì phải đăng ký ở đấy.
Vi ệt Hà: Xin c ảm ơn ông đã dành th ời gian cho bu ổi ph ỏng v ấn này.