Bệnh lao kháng thuốc đang là gánh nặng cho Việt Nam

Việt Nam xếp thứ 12 trong danh sách 22 quốc gia có tỷ lệ lao phổi cao nhất trên toàn cầu.

0:00 / 0:00

Đặc biệt lao kháng thuốc đang là gánh nặng cho quốc gia vì điều trị lâu dài, tốn kém. Bệnh nhân không kham nổi mà ngân sách nhà nước cũng không thể bao thầu miễn phí như đối với bệnh lao thông thường.

Dịch tễ lao luôn có tỷ lệ cao ở các thành phố

Nguyên nhân nào khiến Việt Nam có số người mắc lao cao như vậy? Trà Mi tìm hiểu qua cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Huy Dũng, Giám Đốc Trung Tâm Lao và Bệnh Phổi Phạm Ngọc Thạch.

Bác sĩ Nguyễn Huy Dũng : Tình hình dịch tễ lao của Việt Nam cao bởi vì ở những thành phố lớn có sự di dân từ những vùng, những tỉnh chung quanh đi vào thành phố rất nhiều, kèm với điều kiện kinh tế thấp, cũng như vấn đề dịch HIV càng ngày càng phát triển, cho nên chuyện phát triển dịch tễ lao cao ở những thành phố lớn nói riêng và càng ngày nó có hơi cao một chút.

Tình hình dịch tễ lao của Việt Nam cao bởi vì ở những thành phố lớn có sự di dân từ những vùng, những tỉnh chung quanh đi vào thành phố rất nhiều, kèm với điều kiện kinh tế thấp, cũng như vấn đề dịch HIV càng ngày càng phát triển,

Bác sĩ Nguyễn Huy Dũng

Trà Mi : Xin được hỏi thăm Bác Sĩ về những thành công cũng như những khó khăn trong công tác chống lao và săn sóc bệnh lao hiện nay trong nước ra sao?

BS Nguyễn Huy Dũng : Chương Trình Chống Lao Quốc Gia thực hiện việc đó rất là rốt ráo, trong đó ngoài chương trình chống lao được điều khiển theo cái "dot" là điều trị trực tiếp, dứt khoát, thì bệnh nhân được uống thuốc và được trực tiếp theo dõi thì tâm lý người bệnh rất là tốt. Nói chung, chương trình chống lao phủ khắp hết tất cả các tinh thành, và chỉ có những nơi điều kiện về mặt kinh tế còn nghèo khổ và đông dân cư thì lây lan nhiều, không được theo dõi đến nơi đến chốn do nhiều hoàn cảnh như lo làm ăn nên họ không có điều kiện uống đủ liều lượng thì người ta dễ đưa tới tình trạng lao mãn tính.

Trà Mi : Thưa, tỷ lệ chữa khỏi bệnh này ở Việt Nam trung bình hiện nay là bao nhiêu? Bác Sĩ có ghi nhận không ?

BS Nguyễn Huy Dũng : Nói chung, mỗi năm điều trị khỏi bệnh là trên 85%, có nơi thì cũng trên 60-70%.

Chương trình chống lao phủ khắp hết tất cả các tinh thành, và chỉ có những nơi điều kiện về mặt kinh tế còn nghèo khổ và đông dân cư thì lây lan nhiều, không được theo dõi đến nơi đến chốn không có điều kiện uống đủ liều lượng thì người ta dễ đưa tới tình trạng lao mãn tính.

Bác sĩ Nguyễn Huy Dũng

Trà Mi : Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm 12 quốc gia có bệnh lao phát triển nhanh nhất và cao nhất đó, thưa Bác Sĩ.

BS Nguyễn Huy Dũng : Đúng rồi. Cái đó tôi biêt. Có điều Chương Trình Quốc Gia Chống Lao thì lúc nào cũng tác động mạnh về vấn đề cung ứng những dịch vụ điều trị lao cho bệnh nhân miễn phí. Cái thứ hai nữa là kiểm tra, giám sát, thực hiện cái "dot" để đừng cho lao thường trở thành lao kháng thuốc. Mình mà bỏ tiền ra để điều trị lao kháng thuốc thì quá đắt, quá tốn kém.

Trà Mi : Những khó khăn mà Bác Sĩ vừa nói thì trong đó có ý thức của cộng đồng, ngoài ra còn có những khó khăn về mặt tài chánh.

BS Nguyễn Huy Dũng : Về mặt tài chánh thì quốc gia đủ sức mà điều trị bệnh nhân lao cả nước. Ngoài vấn đề thì còn có sự hỗ trợ của các nước khác. Thành ra chuyện điều trị lao tại Việt Nam thì Việt Nam đủ sức để làm giảm tác động phát triển của dịch lao. Tất cả người dân đều được tiếp cận, được lãnh thuốc và được điều trị miễn phí tại chỗ.

Kiểm tra, giám sát, thực hiện cái "dot" để đừng cho lao thường trở thành lao kháng thuốc. Mình mà bỏ tiền ra để điều trị lao kháng thuốc thì quá đắt, quá tốn kém.

Bác sĩ Nguyễn Huy Dũng

Chưa có trương trình quy mô cho lao kháng thuốc

Trà Mi : Bệnh nhân lao không lo lắm về vấn đề thuốc men, nhưng mà những người không may bị lao kháng thuốc thì họ có được theo dõi và tiếp cận lâu dài với các nguồn thuốc miễn phí không?

BS Nguyễn Huy Dũng : Tới đây Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch chúng tôi cũng như một số các tỉnh thành khác sẽ triển khai chương trình điều trị lao kháng thuốc cho người bệnh. Chương Trình Chống Lao Quốc Gia, Bộ Y Tế, cũng như các tổ chức nước ngoài đã tài trợ cho vấn đề thuốc men hạng hai để điều trị cho những bệnh nhân lao kháng thuốc đó.

Và thí điểm là tại Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch ở TP.HCM trước, sau đó mới triển khai đại trà ra các tỉnh thành khác từ 2009 tới 2011-2012.

Về mặt tài chánh thì quốc gia đủ sức mà điều trị bệnh nhân lao cả nước. Ngoài vấn đề thì còn có sự hỗ trợ của các nước khác. Thành ra chuyện điều trị lao tại Việt Nam thì Việt Nam đủ sức để làm giảm tác động phát triển của dịch lao

Bác sĩ Nguyễn Huy Dũng

Trà Mi : Bác Sĩ có nhận xét như thế nào về tình hình phát triển của bệnh lao kháng thuốc hiện nay?

BS Nguyễn Huy Dũng : Lao kháng thuốc ở tại TP.HCM vẫn không có gì thay đổi và không có gì tiến triển, có nghĩa là vẫn như vậy thôi trong bao nhiêu năm qua. Tôi hy vọng trong thời gian 10 năm nữa tình trạng lao kháng thuốc ở những thành phố lớn sẽ có chiều hướng giảm xuống.

Trà Mi : Nhân tiện đây xin được hỏi Bác Sĩ là bệnh nhân lao kháng thuốc tại Việt Nam thì tỷ lệ chữa trị thành công cao thấp ra sao?

BS Nguyễn Huy Dũng : Nói chung là hiện tại chúng tôi chưa, từ tháng 7 nám nay chúng tôi bắt đầu thực hiện dự án điều trị lao kháng thuốc cho bệnh nhân, thành ra cũng phải có một thời gian mới đánh giá được.

Hỗ trợ kinh phí và tuyên truyền ý thức đến dân chúng

Trà Mi : Dưới cái nhìn của một vị chuyên môn thì Bác Sĩ thấy những điều kiện nào được xem là cần và đủ để có thể giúp khống chế tỷ lệ gia tăng của bệnh lao trong nước hiện nay ?

Cái quan trọng là nhà nước có sự quan tâm hỗ trợ, và người dân có sự hiểu biết về biết về vấn đề đó để làm sao cho sự điều trị và chăm sóc người bệnh cho tốt.

Bác sĩ Nguyễn Huy Dũng

BS Nguyễn Xuân Dũng : Có nhiều vấn đề lắm. Cái quan trọng là nhà nước có sự quan tâm hỗ trợ, và người dân có sự hiểu biết về biết về vấn đề đó để làm sao cho sự điều trị và chăm sóc người bệnh cho tốt. Kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế cho chương trình chống lao và sự truyền thông xã hội, sự hỗ trợ cho các ban ngành đoàn thể thì cũng tốt. Tuyên truyền ý thức của người dân, của người bệnh để đừng cho tình trạng lao kháng thuốc phát triển.

Trà Mi : Bác Sĩ nhận xét như thế nào về hiệu quả cuả công tác truyền thông đối với bệnh lao hiện nay trong nước ?

BS Nguyễn Huy Dũng : Nói chung mình đã bỏ ra kinh phí để thực hiện vấn đề này. Truyền thông trên mọi mặt, thí dụ như là phổ biến ở các câu lạc bộ, thí dụ như tại Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch chúng tôi mở ra những câu lạc bộ hướng dẫn người bệnh.

Có những buổi hội thảo, những buổi toạ đàm để tất cả đều nắm được, nhứt là qua thông tin trong những ngày quốc tế chống lao - ngày 21 tháng 3 - hàng năm có những chương trình hành động, có những phong trào giúp cho cộng đồng biết ngăn ngừa phòng bệnh lao như thế nào.

Bác sĩ Nguyễn Huy Dũng

Truyền thông trên báo đài, trên tivi, thông tin tuyên truyền đối với gia đình người bệnh, rồi những ban ngành đoàn thể như hội thành niên, hội liên hiệp phụ nữ để cũng nhau tác động tới chuyện đó.

Có những buổi hội thảo, những buổi toạ đàm để tất cả đều nắm được, nhứt là qua thông tin trong những ngày quốc tế chống lao - ngày 21 tháng 3 - hàng năm có những chương trình hành động, có những phong trào giúp cho cộng đồng biết ngăn ngừa phòng bệnh lao như thế nào.

Trà Mi : Dạ. Nhưng nói về chất của việc tuyên truyền chống bệnh lao thì thực sự đã có hiệu quả như mong muốn hay không? Còn có những trở ngại nào khác không?

BS Nguyễn Huy Dũng : Nói chung nó cũng có hiệu quả nhưng cũng còn có mặt hạn chế, có nghĩa là mình làm chưa được sâu sát, chưa có được liên tục, có tính chất chưa bền vững cho nên cũng bị hạn chế một số nào đó thôi. Thí dụ mình kêu gọi trong những thời điểm, tại vì điều kiện về vấn đề kinh phí, nhân lực cũng còn hạn hẹp, thành ra việc truyền thông xã hội cũng có chừng mực nào đó thôi chứ chưa được liên tục.

Nói chung nó cũng có hiệu quả nhưng cũng còn có mặt hạn chế, có nghĩa là mình làm chưa được sâu sát, chưa có được liên tục, có tính chất chưa bền vững

Bác sĩ Nguyễn Huy Dũng

Trà Mi : Còn về phương diện người thầy thuốc thì không biết về tính chuyên môn Việt Nam đã có đầu tư vào việc này như thế nào ?

BS Nguyễn Huy Dũng : Có đầu tư cho vấn đề chuyên khoa. Tất cả các thầy thuốc chuyên khoa lao phải được học tập bổ sung, cập nhật tài liệu quốc tế và đi dự hội nghị, hội thảo phát triển về chuyên khoa của mình.

Trà Mi : Ở những vùng xa vùng sâu của các tỉnh thì sao, thưa Bác Sĩ ?

BS Nguyễn Huy Dũng : Những nơi xa ít có điều kiện đi học nhưng cũng sẽ được học tập tại chỗ. Người ta đang thực hiện đề án 1816 đưa các bác sĩ trình độ cao ở các thành phố lớn xuống tới những tỉnh thành để đưa chuyên môn kỹ thuật tới phục vụ bệnh nhân ở đó tốt hơn.

Trà Mi : Như vậy công tác đó đang được tiến hành nhưng hiệu quả tới nay thì sao?

BS Nguyễn Huy Dũng : Vừa rồi Bộ Y Tế Việt Nam có sơ kết đề án 1816 thì trong thời gian vừa qua đã thực hiện tốt, có hiệu quả trong việc chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên xuống tuyến dưới.

Trà Mi : Rất cảm ơn Bác Sĩ đã dành thời gian cho chúng tôi trong cuộc trao đổi này.