Cái chết không bình thường của một cô dâu VN tại Malaysia
Môi giới hôn nhân ngoài luồng
Nhưng mới đây chuyện cô Nguyễn Thị Huyền Trân, quê ở Vĩnh Long, đi Malaysia theo diện du lịch , đột nhiên bệnh nặng rồi qua đời chỉ một ngày sau khi về nhà chồng, khiến dấy lên nghi ngờ về những vụ môi giới hôn nhân ngoài luồng mà nạn nhân khi gặp cảnh không may thì chẳng biết kêu ai. Một nhân chứng, ông Phạm Tân, cậu ruột của nạn nhân, từ Hoa Kỳ về thăm gia đình trong thời gian xảy ra sự việc, thuật lại với Thanh Trúc:
Ô. Phạm Tân: Tôi từ San Diego về
Việt Nam thời gian một tháng, tới ngày 23 tháng Tám thì tôi phát hiện trong gia
đình có đưa cháu Huyền Trân đã đi qua bên Malaysia lập gia đình bằng cách xin
đi du lịch thời hạn hình như khoảng bốn mươi lăm ngày.
Sau khi trao đổi trên phôn thì mẹ Huyền Trân dẫn Huyền Trân lên tới Sài Gòn để nói chuyện với bên người đại diện. Tôi được biết là nói chuyện không phải trong cơ quan dịch vụ mà ở một quán cà phê ở bến xe quận Tám. Trao đổi xong xuôi thì bên người đại diện lo toàn bộ về vé máy bay và hướng dẫn làm visa.
- Vì sao ông biết cô Huyền Trân đi Malaysia lấy chồng theo con đường du lịch?
Ô. Phạm Tân: Qua tìm hiểu thì ở
lối xóm có người quen đã có con cháu lập gia đình ở Malaysia khoảng hai năm .
Trong thời gian hai năm đó thì người cháu đó quen biết một người Việt Nam
ở Malaysia.
Thì sau cũng có trao đổi để tìm cách giúp đứa cháu tôi bên nay hoặc là lập gia đình hoặc có thể đi lao động để giúp cho gia đình cha mẹ đều nghèo quá đi. Sau khi được giới thiệu với nhau thì từ bên Malaysia có một người đã gọi về Sài Gòn đồng thời gọi xuống gia đình mẹ của Huyển Trân . Sau khi trao đổi trên phôn thì mẹ Huyền Trân dẫn Huyền Trân lên tới Sài Gòn để nói chuyện với bên người đại diện.
Tôi được biết là nói chuyện không phải trong cơ quan dịch vụ mà ở một quán cà phê ở bến xe quận Tám. Trao đổi xong xuôi thì bên người đại diện lo toàn bộ về vé máy bay và hướng dẫn làm visa.
Sau khi hoàn tất thủ tục visa xuất nhập cảnh và khám sức khỏe, thử máu xong xuôi thì được biết ngày lên đường là 22 tháng Bảy, trong nhóm có một hai người từ Malaysia về và cũng có một vài cô khác đi cùng.
Chuyện gì thực sự đã xảy ra ?
- Trên giấy tờ là xin đi du lịch?
Ô.
Phạm Tân: Đúng. Sau khi qua Malaysia suốt thời gian trước khi ngã bịnh thì cô
Huyền Trân gọi điện thoại qua thăm hàng ngày, sau đó báo là tìm được chồng
rồi. Thì bên đó cũng là lo thủ tục khám sức khỏe và giấy tờ kết hôn.
Cô cũng báo cho mẹ là khám sức khỏe đầy đủ không có bịnh hoạn gì hết và sắp về nhà chồng.
Về
nhà chồng buổi sáng thì chiều hôm sau cô ta phát bịnh. Người mối
mai bên Malaysia gọi về cho biết là “con của chị đã bị bịnh rồi tôi đưa về nhà
đây, chị cố gắng tìm mười triệu tiền Việt Nam ra phi trường nhận con chị về,
con chị bịnh tui mang về phi trường tui giao lại cho chị. Thì bên Việt Nam
nghèo qúa không thể tìm được năm trăm ngàn mà làm sao có tới mười triệu .
Về nhà chồng buổi sáng thì chiều hôm sau cô ta phát bịnh. Người mối mai bên Malaysia gọi về cho biết là “con của chị đã bị bịnh rồi tôi đưa về nhà đây, chị cố gắng tìm mười triệu tiền Việt Nam ra phi trường nhận con chị về, con chị bịnh tui mang về phi trường tui giao lại cho chị.
Ngay lúc đó là tui đã có mặt tại Việt Nam rồi , tôi nói trường hợp này hơi rắc rồi để tôi tìm hiểu. Sau khi tìm hiểu thì tôi biết bên đó cô ta bịnh, tay chân cô ta quơ quậy thì người at trói cô lại và nhốt trong một cái phòng. Tự tôi suy nghĩ là nếu mà bịnh mà tay chân quơ như vậy chắc chắn không bao giờ lên được máy bay.
Sau
khi bên nay nói không có tiền thì hai ngày hôm sau bên đó báo cho biết không thể
lên máy bay được thì “bây giờ chị làm passport qua nhận con về”. Bên này
càng bối rối thêm vì passport không thể nào làm kịp.
Bên môi giới ở
Saigon nói lên ngay chổ đó chỗ đó thì làm visa tốn hai triệu trong vòng hai
ngày. Trong khi đó tôi ngồi bốc phôn trực tiếp nói chuyện với môi giới ở
Malaysia thì hiểu ra trong mấy ngày bịnh thì bên Malaysia báo cho mẹ Huyền Trân
biết là có nhờ một y tá bác sĩ gì gần đó đến chích . Chích xong cô ta bất tỉnh,
được đưa vô bệnh viện.
Bác sĩ báo cho hay chính xác là não bị chảy máu, hệ thống ruột gan đau hết đồng thời ói ra máu.
Trong
khi bên này tìm cách qua nhanh thì được báo về là Huyền Trân
đã qua đời ngày 25 tháng Tám 2009. Khi tôi gọi phôn thi tôi trực tiếp nói
chuyện với người phụ nữ tên là cô Phượng. Theo tôi được biết cô Phượng là
người giới thiệu để gả chồng trong thời gian Huyền Trân còn mạnh khỏe .
Khi Huyền
Trân bịnh thì cô ta chỉ tìm bác sĩ y tá nhưng mà tôi không biết
chuyện gì xảy ra sau đó.
Ngay lúc đó là tui đã có mặt tại Việt Nam rồi , tôi nói trường hợp này hơi rắc rồi để tôi tìm hiểu. Sau khi tìm hiểu thì tôi biết bên đó cô ta bịnh, tay chân cô ta quơ quậy thì người at trói cô lại và nhốt trong một cái phòng.
Boat People SOS và CAMSA đã làm gì
- Ngoài việc ngồi ở Vĩnh Long trực tiếp điện thoại cho những người đang săn sóc cô Huyền Trân thì ông có còn nói chuyện với một tổ chức nào khác hay gọi cho toà đại sứ Việt Nam ở Malaysia hay cơ quan thẩm quyền nào khác để nhờ giúp?
Ô. Phạm Tân: Ngày đầu tiên phát hiện ra thì tôi đã bốc phôn nhờ một đứa cháu bên Mỹ lên mạng lấy giùm tôi số phone và email của anh Nguyễn Đình Thắng bên SOS, còn bên này tôi trực tiếp chuẩn bị chuyến đi Malaysia.
- Khi ông liên lạc thì ông Nguyễn Đình Thắng và tổ chức CAMSA đã làm cái gì?
Ô.
Phạm Tân: Sau khi gặp anh Nguyễn Đình Thắng thì khoảng mười phút
sau bên Malaysia gọi phôn về thì tui trực tiếp gặp cô Tracy liên lạc tôi xin số
chuyến bay và ngày giờ để bên đó đón. Tôi mua vé máy bay và bên đó mua hai vé
máy bay để cho gia đình nạn nhân đi. Rất tiếc tôi không thể đi chung vì bên cô
Phượng và người em trai tên Tài không chấp nhận cho người lạ đi theo.
Chính tôi qua hiện trường bên đó tôi nhìn trong sự việc xảy ra có nhiều cái bí ẩn. Cô bé 25 tuổi khám sức khỏe hai lần thì tại sao mà chết trong vòng một tuần, bác sĩ ghi là bị hư màng não và hư toàn bộ trong cơ thể hết.
- Còn theo ông nhận xét thì ông Nguyễn Đình Thắng và tổ chức CAMSA đã giúp được cái gì?
Ô. Phạm Tân: Chiều 27 tây tôi bay qua gặp Tracy tức là nhóm của anh Nguyễn Đình Thắng, rước tôi về Kuala Lumpur. Nguyên nhân toàn bộ thì bên đó đã nắm được. Sáng hôm sau hai thân nhân qua thì tôi được ra đón dưới sự hướng dẫn của nhóm anh Nguyễn Đình Thắng.
Chính
tôi qua hiện trường bên đó tôi nhìn trong sự việc xảy ra có nhiều cái bí ẩn.
Cô bé 25 tuổi khám sức khỏe hai lần thì tại sao mà chết trong vòng một tuần,
bác sĩ ghi là bị hư màng não và hư toàn bộ trong cơ thể hết. Tại sao bên
cô Phượng không muốn cho tôi đi theo.
Khi mẹ và dì của Huyền Trân đến thì cô Phượng không chở tới nhà xác mà lại chở tới một cái văn phòng khác bắt buộc mẹ và dì ký giấy trước khi nhìn mặt con, nghĩa là tấm giấy chấp nhận thiêu để mang hài cốt về.
Sáng
hôm đó tôi đi riêng đến bệnh viện, tìm ra tên cháu tôi, tôi vô nhà
xác chụp hình quay phim . Tôi ra khỏi nhà xác đứng trước cửa liên lạc
mẹ và dì của nạn nhân thì họ nói cho tôi biết là đang ở bên một cái nhà quàn của
một cái chùa nào đó. Tôi nói phải qua nhìn xác con rồi mới làm giấy tờ thì bên
kia không đồng ý, biểu phải ký giấy tờ trước khi nhìn. Từ đó tôi lại nghi ngờ.
Khi mẹ và dì của Huyền Trân đến thì cô Phượng không chở tới nhà xác mà lại chở tới một cái văn phòng khác bắt buộc mẹ và dì ký giấy trước khi nhìn mặt con, nghĩa là tấm giấy chấp nhận thiêu để mang hài cốt về.
Đến ngày 29 tôi quyết định đến ngay đồn cảnh sát nơi Huyền Trân chết tôi xin report. Sau khi report tôi bay về Kuala Lumpur, tôi biết bên kia tìm cách thiêu huỷ cái xác để xoá bỏ chứng cứ.
Một hệ thống buôn bán phụ nữ tinh vi
- Thưa lúc đầu ông có nói khi cháu ông đi Malaysia thì có mấy cô gái khác cùng đi nữa. Vậy khi sang đó ông có gặp những cô đã đi cùng với Huyền Trân không?
Ô. Phạm Tân: Từ Việt Nam đến Malaysia sáng hôm sau tôi được biết bốn cô gái trong gia đình của chị Phượng đã được cảnh sát giải cứu. Lý do là đã bị động rồi .
- Nói như vậy thì có phải cô Phượng này là người dính dáng tới đường dây đưa một số các cô gái quê đi Malaysia để lấy chồng dưới hình thức đi du lịch?
Ô. Phạm Tân: Theo tôi hiểu thì người phía bên Việt Nam biết đó là đi du lịch, với người quen cũng là người Việt Nam, để tìm chồng. Khi qua bên đó thì cô Phượng cho bốn năm người ở một chỗ để tìm môi giới tìm bán người ta từng giai đoạn . Cô nào có nhan sắc có người mua thì bán trước.
Theo tôi hiểu thì người phía bên Việt Nam biết đó là đi du lịch, với người quen cũng là người Việt Nam, để tìm chồng. Khi qua bên đó thì cô Phượng cho bốn năm người ở một chỗ để tìm môi giới tìm bán người ta từng giai đoạn . Cô nào có nhan sắc có người mua thì bán trước.
Cô nào không có nhan sắc không có cơ hội mà hết thời hạn thì sẽ trở lại Việt Nam. Sự thật nó đúng là một đường dây mua bán phụ nữ xuyên quốc gia. Từ bên Mỹ về biết được tin này tôi nói đây là tin động trời ngoài khả năng hiểu biết của tôi, quá khủng khiếp ,. Bên Việt Nam người ta chỉ biết con người ta đi có chồng rồi ráng lao động dành dụm chút ít về giúp cha mẹ.
Với tầm nhìn của tôi thì cô Phượng đó
không hiểu biết không nghĩ đây là chuyện phạm pháp . Cô nói thôi chuyện lỡ
rồi người ta chết rồi thôi để tui lo thiêu lấy tro cốt mang về cho chị.
Sự thất đây là cái việc làm ngoài pháp luật , nhóm với nhau mà tổ chức để kiếm tiền với nhau. Tôi sống ở Mỹ hai mưới bảy năm, tôi xin xác nhận đây là sự thật vì tôi đã qua Malaysia ba ngày ba đêm , tìm mọi cách chụp hình chụp ảnh. Nếu không có tôi chắc chắn hai phụ nữ trong gia đình qua đó không biệt tiếng Anh không có tiền thì sẽ bị cô Phượng lèo lái cuối cùng chỉ biết mang tro cốt của con về mà thôi.
- Hiện ông cũng như bà Nguyễn Thị Thanh mẹ cô Huyền Trân và người dì cũng đã trở về Việt Nam. Vậy xác cô Huyền Trân hiện giờ như thế nào?
Ô. Phạm Tân:Trước khi trở về thì chúng tôi gặp nhóm của anh Nguyễn Đình Thắng, gia đình đã uỷ quyền toàn bộ cho bên nhóm Nguyễn Đình Thắng để lo vấn đề hành chánh giấy tờ , khám tử thi đồng thời lo thiêu đốt rồi gởi về Việt nam cho gia đình.
Xin cảm ơn ông Phạm Tân về câu chuyện mà ông là nhân chứng.