Giáo sư và phó giáo sư thông thạo ngoại ngữ - điều kiện thực chất hay chỉ là hình thức

Tại hội nghị tập huấn xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của Việt nam diễn ra vào cuối tháng 6 vừa qua ở Hà nội, một trong các tiêu chí bắt buộc được đưa ra đối với các giáo sư và phó giáo sư Việt nam là phải sử dụng thành thạo 1 trong năm ngoại ngữ quốc tế là Anh, Pháp, Nga, Trung, và Đức.

0:00 / 0:00

Đây là một trong nhiều tiêu chí mới được giới thiệu lần này. Liệu đây có phải là một tiêu chí khả thi hay không, nó quyết định chất lượng giáo sư và phó giáo sư ở Việt nam đến mức độ nào?
Vấn đề chất lượng giáo sư và phó giáo sư ở Việt nam từ lâu nay đã được báo chí đề cập đến nhiều lần, cũng có rất nhiều ý kiến đóng góp từ cả trong lẫn ngoài nước với mong muốn cải thiện hơn nữa chất lượng đội ngũ này.

Cũng chính vì vậy mà Việt nam trong những năm gần đây liên tiếp đưa ra các cải cách, bổ xung trong các tiêu chí xét duyệt giáo sư, phó giáo sư. Một trong các tiêu chí đó là thông thạo ngoại ngữ, một tiêu chí vốn rất cần thiết trong thời đại toàn cầu hóa.

Quy định và thực tế

Theo quy định mới, để xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2010, người được xét duyệt phải thành thạo ít nhất một trong 5 ngoại ngữ quốc tế Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức. Phó giáo sư phải sử dụng thành thạo một ngoại ngữ bất kỳ.

Tiêu chí thành thạo ngoại ngữ là phải đọc, hiểu, viết và trao đổi được về chuyên môn ngoại ngữ đăng ký.<br/>

Đại học Văn Hóa ở Hà nội. RFA photo
Đại học Văn Hóa ở Hà nội. RFA photo

Giáo sư Trần Văn Nhung, Tổng thư ký hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cho biết ' tiêu chí thành thạo ngoại ngữ là phải đọc, hiểu, viết và trao đổi được về chuyên môn ngoại ngữ đăng ký. Các trường hợp được coi là sử dụng thành thạo ngoại ngữ là đã học và tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ ở nước ngoài, đã viết và bảo vệ luận án tiến sĩ bằng ngoại ngữ đã đăng ký, chưa quá 5 năm, có bằng cử nhân ngoại ngữ đã đăng ký và vẫn thường xuyên sử dụng được trong chuyên môn đăng ký hoặc đang dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ đã đăng ký.'
Một thống kê gần đây cho thấy hàng năm Việt nam công nhận 41 giáo sư và 255 phó giáo sư. Từ năm 2000 đến năm 2007, Việt nam đã công nhận 3.252 giáo sư và phó giáo. Tuy nhiên một điểm đáng chú ý được nêu ra là con số các giáo sư và phó giáo sư có bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín bằng tiếng nước ngoài lại rất thấp.

Với con số các giáo sư và phó giáo sư trong nước cho thấy mỗi giáo sư và phó giáo sư Việt nam công bố chưa đến nửa bài báo trong vòng 10 năm qua. Tức là cứ hai giáo sư mới có một công bố quốc tế trong vòng 10 năm.

Chỉ tính trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 1996 đến 2005, các nhà khoa học Việt nam công bố hơn 3,400 công trình nghiên cứu khoa học trên các tập san quốc tế. Có người đã làm bài toán so sánh con số này với con số các giáo sư và phó giáo sư trong nước cho thấy mỗi giáo sư và phó giáo sư Việt nam công bố chưa đến nửa bài báo trong vòng 10 năm qua. Tức là cứ hai giáo sư mới có một công bố quốc tế trong vòng 10 năm.
Giáo sư Tương Lai, cựu thành viên của viện nghiên cứu phát triển cho biết, vấn đề ngoại ngữ vốn là khó khăn ở Việt nam ngay từ cấp 1 cho đến đại học, và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc học và sử dụng ngoại ngữ của các giáo sư và phó giáo sư tại Việt nam. Ông nói:
GS Tương Lai: vấn đề ngoại ngữ thì cho đến hiện nay vẫn là một bi kịch. Cho đến nay mười mấy năm rồi mà cái môn ngoại ngữ ở trong trường phổ thông cho đến giờ vẫn chưa đâu vào đâu. Thậm chí ở nhiều nơi chất lượng thi ngoại ngữ yếu kém thì phải lấy thi môn khác bù vào. Cho nên giáo dục ngoại ngữ đã yếu kém từ

Sinh viên trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch trong giờ học, ảnh chụp năm 2009.
Sinh viên trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch trong giờ học, ảnh chụp năm 2009. Courtesy of dohongngoc.com (Courtesy of dohongngoc.com)

ngay trong trường phổ thông, cho đến lên đại học thì số sinh viên có khả năng tham khảo sách nước ngoài là số rất hạn chế. Điều này lại dội vào trong vấn đề phong học hàm hiện nay.

Giáo dục ngoại ngữ đã yếu kém từ ngay trong trường phổ thông, cho đến lên đại học thì số sinh viên có khả năng tham khảo sách nước ngoài là số rất hạn chế. Điều này lại dội vào trong vấn đề phong học hàm hiện nay.

Căn bệnh thành tích

Theo ông, để hiểu được căn nguyên của sự yếu kém về ngoại ngữ nói chung ở Việt nam, cần phải hiểu được những vấn đề tồn đọng trong giáo dục Việt nam.

Đó là giáo dục không có thực chất, bệnh chạy theo thành tích, thói hư danh. Điều này dẫn đến việc mua bằng, mua điểm. Việc nhà nước đề ra các tiêu chuẩn xét duyệt học hàm học vị cho giáo sư, phó giáo sư, với mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ này vô hình chung đã đẩy những tiêu cực mua bằng, bán điểm xảy ra ngay trong đội ngũ này ngày một nhiều hơn. Ông giải thích:
GS Tương Lai: Một trong các nguyên nhân là bệnh hình thức, chạy theo thành tích và cái thói hư danh mà vốn là một nếp xấu từ xưa để lại nhưng không tìm cách khắc phục nó mà đẩy nó cao hơn dưới dạng rất là nhìn bên ngoài thì như là chuẩn hóa tiêu chuẩn cán bộ. Khi mà chuẩn hóa tiêu chuẩn cán bộ thì đòi hỏi văn bằng. Đòi hỏi văn bằng nhưng không có chất lượng trong giáo dục đào tạo nghiêm túc thì cái đó nó đẩy tới cái chuyện mua bằng, bán điểm, đấy là một vết nhơ trong đời sống tinh thần đạo đức của xã hội.

Cái mua bằng bán điểm ấy nó gắn liền với cái học hàm, và học vị. Người ta phải chạy học hàm học vị đó trong khi đó nó là một chức danh mà ở các nước nó là một chức danh cao quý do các giáo sư ở các trường đại học.

Khi mà chuẩn hóa tiêu chuẩn cán bộ thì đòi hỏi văn bằng. Đòi hỏi văn bằng nhưng không có chất lượng trong giáo dục đào tạo nghiêm túc thì cái đó nó đẩy tới cái chuyện mua bằng, bán điểm, đấy là một vết nhơ trong đời sống tinh thần đạo đức của xã hội.<br/>

Theo giáo sư Trần Văn Nhung, các ứng viên giáo sư và phó giáo sư không được xem là thành thạo ngoại ngữ phải được hội đồng chức danh giáo sư cơ sở và hội đồng chức danh giáo sư ngành đánh giá. Nếu cần thiết, hội đồng chức danh giáo sư ngành và hội đồng chức danh giáo sư nhà nước có thể thẩm định lại các ứng viên

Đại học Sư Phạm TP HCM
Đại học Sư Phạm TP HCM. Courtesy hcpup.edu.vn (Courtesy hcpup.edu.vn)

giáo sư, phó giáo sư đã được xem là thành thạo ngoại ngữ. Tuy nhiên ông không cho biết việc thẩm định cụ thể sẽ như thế nào.
Giáo sư Tương Lai cho rằng việc đưa ra tiêu chuẩn để xét duyệt là cần thiết, và ở Việt nam thì không thiếu các tiêu chuẩn nhưng việc thực hiện lại là một vấn đề khác:
GS Tương Lai: Còn bây giờ mà nói về tiêu chuẩn mà nhà nước đưa ra thì tiêu chuẩn có cả nhưng mà từ câu chữ trong văn bản khi vận hành trong thực tiễn là một khoảng cách xa vì các nhân tố tiêu cực nó chèn vào trong quá trình thực thi các tiêu chuẩn đó.
Còn theo giáo sư Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng viện nghiên cứu phát triển, việc quy định giáo sư, phó giáo sư phải biết thành thạo một ngọai ngữ đã đăng ký là tốt nhưng chưa chắc đã là cần thiết. Ông giải thích như sau:

ví dụ nghiên cứu văn học, ca dao tục ngữ Việt nam. Những người đó mà nếu thông thạo ngoại ngữ thì rất tốt nhưng cái tiêu chuẩn đó không dính dáng gì đến cái chuyện là người đấy có thể dạy tốt về môn đó hay không.<br/>

Nguyễn Quang A: thực sự tôi nghĩ là có thể là cần thiết, mà cũng có thể chưa chắc đã cần thiết. Ví dụ giáo sư về một môn gì đó thuần túy Việt nam, ví dụ nghiên cứu văn học, ca dao tục ngữ Việt nam. Những người đó mà nếu thông thạo ngoại ngữ thì rất tốt nhưng cái tiêu chuẩn đó không dính dáng gì đến cái chuyện là người đấy có thể dạy tốt về môn đó hay không. Tôi nghĩ cái đó phải để cho các đại học tự quyết định lấy. Họ quyết định tốt thì giáo sư trường họ có uy tín, họ quyết định dở thì giáo sư của trường họ không có uy tín.

Cải cách không triệt để

Trên thực tế ở Việt nam, việc phong học hàm học vị giáo sư là do hội đồng chức danh giáo sư nhà nước quyết định. Đây cũng chính là vấn đề mà nhiều chuyên gia cho rằng còn bất hợp lý bởi nó không theo đúng nhu cầu giảng dạy ở các trường đại học, khiến nhiều giáo sư, phó giáo sư thực chất không giảng dạy. Đã có nhiều góp ý Việt nam nên để các trường đại học tự quyết định phong học hàm học vị giáo sư và phó giáo sư như ở các nước khác. Tuy nhiên, cho đến giờ, Việt nam vẫn giữ cách làm cũ, chỉ thay đổi, bổ xung một số các tiêu chí xét duyệt, trong đó có tiêu chí ngoại ngữ.

Theo dòng thời sự: