Ai sẽ xử lý công ty Vedan?

Mặc Lâm phỏng vấn ông Lê Viết Hưng, Giám Đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai và Giáo sư Lâm Minh Triết, Viện Trưởng Viện Quy Hoạch và Tài Nguyên Môi Trường chung quanh vấn đề này.
Chỉ đề xuất ý kiến
Nếu mà có thông tin bảo là ở dưới này không có nghe thì cái đó nói như vậy là không đúng. Chúng tôi chỉ có trách nhiệm là cái cơ quan chuyên môn để giúp cho Ủy Ban tỉnh trong cái quản lý này thôi, cho nên chỉ là cái người đề xuất ý kiến thôi, còn cái chuyện quyết định là ở cấp trên.
Ông Lê Viết Hưng
Mặc Lâm: Thưa ông, là Giám Đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Đồng Nai, xin ông có thể cho biết chiều hướng giải quyết vụ nhà máy Vedan theo đề nghị của Bộ như thế nào không ạ, khi mà dư luận cho rằng một cách nào đó UBND tỉnh Đồng Nai đã không thực hiện yêu cầu của cấp cao hơn? Ông có nhận xét gì về việc này, thưa ông?
Ông Lê Viết
Hưng: Nếu mà có thông tin bảo là
ở dưới này không có nghe thì cái đó nói như vậy là không đúng. Chúng tôi chỉ có
trách nhiệm là cái cơ quan chuyên môn để giúp cho Ủy Ban tỉnh trong cái quản lý
này thôi, cho nên chỉ là cái người đề xuất ý kiến thôi, còn cái chuyện quyết định
là ở cấp trên.
Chớ còn gọi là ở dưới này, ở trên chỉ đạo mà dưới này không đồng ý, nói như vậy là nó không có đúng. Thôi, chắc có lẽ anh cũng thông cảm cho nhé, trên điện thoại tôi cũng không thể trao đổi được những vấn đề mà theo quan tâm của ông.
Chúng tôi tìm hiểu thông tin có liên quan đến việc giải quyết Vedan thông qua các quy định pháp luật. Giáo sư Lâm Minh Triết, thuộc Viện Quy Hoạch & Môi Trường ở TP.HCM cho biết hướng giải quyết của hai cơ quan là UBND tỉnh Đồng Nai và Bộ Tài Nguyên Môi Trường như sau:
GS Lâm Minh Triết: Theo tôi biết, giữa Bộ Tài Nguyên Môi Trường và UBND tỉnh Đồng Nai đang có những cuộc gặp gỡ, bàn thảo. UBND thành phố sẽ ra Hà Nội để cùng với các ban ngành của Bộ TNMT bàn cái tính chất pháp lý, cái nào là hợp lý nhất để cho nó không có sai luật, kể cả luật trong nước và căn cứ vào những cái luật nước ngoài. Ai là người làm cái chuyện này? Không phải là nó trái ngược lẫn nhau nhưng bàn thế nào để cho nó có tính chất pháp lý cụ thể.
Có quá nhiều lổ hổng
Mặc Lâm: Thưa Giáo Sư, qua việc có vẻ lúng túng khi giải quyết này thì dư luận cho rằng cơ chế luật về môi trường của Việt Nam quá đơn sơ không thể áp dụng vào những trường hợp phức tạp như trường hợp Vedan. Nên chăng Quốc Hội cần xem xét lại kỹ hơn các quy định đã ban hành về luật môi trường, thưa Giáo Sư?
Giữa Bộ Tài Nguyên Môi Trường và UBND tỉnh Đồng Nai đang có những cuộc gặp gỡ, bàn thảo. UBND thành phố sẽ ra Hà Nội để cùng với các ban ngành của Bộ TNMT bàn cái tính chất pháp lý, cái nào là hợp lý nhất để cho nó không có sai luật,
GS Lâm Minh Triết
GS Lâm
Minh Triết: Thật ra cái luật môi
trường cũng mới đây thôi, cũng đã cải tiến rất nhiều thứ, nhưng mà rõ ràng là
trong quá trình thực tế thì chưa bao giờ gặp những trường hợp tương tự như thế,
cho nên trong luật chẳng hạn thì bao giờ cũng có cái điều chỉnh luật để cho nó
phù hợp với tình hình mới.
Tôi nghĩ chắc là trong trường hợp đó thì cũng giống
như các luật khác của Việt Nam, hay là các nước khác cũng vậy, cần có những thảo
luận để điều chỉnh luật cho nó thiết thực hơn. Rõ ràng là cái luật bảo vệ môi
trường thì họ cũng rất mong muốn làm sao để cho dễ thi hành và nó cũng hướng đến
cái chuyện cuối cùng là phát triển.
Nước Việt Nam đi theo chiều hướng bền vững
hơn, như là một đất nước đang phát triển đã đến lúc không phải là chỉ lo phát
triển không mà không phải không lo cái chuyện bảo vệ môi trường được. Tôi nghĩ
bây giờ là nhận thức tốt hơn rất nhiều và rất nhiều cố gắng của nhà nước là để
làm sao đó để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở trong nước và báo động
rất nhiều về nạn ô nhiễm và gây thất thoát rất là nặng nề, để mà phục hồi trở lại
trong trạng thái ban đầu.
Thậm chí cái đó hiện rất khó và tốn kém rất nhiều. Tôi thấy rằng hiện tại kể cả các nhà lãnh đạo cùng các quan chức đều nhận thức rất rõ những điều như thế, có điều là cái này nó cũng nhạy cảm và nó cũng còn mới, năng lực quản lý chưa được thực kinh nghiệm lắm, thì tất cả mọi việc đó tôi nghĩ trong tương lai chắc cũng phải phấn đấu nhiều.
Mặc Lâm: Qua vụ Vedan này thì một thực tế cho thấy là quy định về chất thải chưa thật sự chặt chẽ, vì đã có quá nhiều lổ hổng để các công ty nước ngoài len lỏi tìm cách qua mặt các cơ quan kiểm tra. Giáo Sư chia sẻ vấn đề này như thế nào ạ?
GS Lâm
Minh Triết: Đúng vậy. Thật ra
thì như tôi nói đó, những hệ thống xử lý nước thải cần được phải công khai, cần
phải có sơ đồ, bản đồ cụ thể. Tôi mong muốn cái hướng của mình sắp tới là tất cả
những cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, vừa, cũng như tầm cỡ kiểu như Vedan thì phải
được xem xét rất thận trọng.
Thật ra thì ngoài Vedan ra thì chắc là khi mà
thanh tra nhiều nơi khác thì cũng có những trường hợp như thế. Và hiện tại cũng
đã có như thế thì rõ ràng là cái phần gọi là minh bạch hoá hệ thống xử lý nước
thải đó mà, có cái quan trọng nhứt bây giờ tất cả họ làm hệ thống ngầm hết nên
rất khó mà phát hiện được.
Như trường hợp Vedan, tôi nghĩ rằng giờ đang tiến
hành cái việc đánh giá lại cái hệ thống xử lý của Vedan như thế nào, có đảm bảo
công suất không, xử lý đạt yêu cầu không, và cái tình trạng cái hiệu quả xử lý
đó như thế nào, và yêu cầu hệ thống xả thải phải đi nổi, thì cái đó hoàn toàn
có thể làm được.
Và hiện tại các nhà khoa học đã xem xét trường hợp cụ thể để có thể đề xuất cải tạo cái hệ thống xử lý nước thải đó một cách minh bạch, có thể kiểm soát được. Bản thân nhà máy tự đánh giá kiểm soát và sau đó tạo dễ dàng cho các nhà quản lý để có thể đi kiểm tra cụ thể.
Mặc Lâm: Xin cám ơn Giáo Sư đã dành thời giờ cho chúng tôi ngày hôm nay.