Tại sao Việt Nam chưa dược hưởng quy chế thuế quan phổ cập

Trong chuyến thăm Hoa Kỳ hồi đầu tháng 10 vừa qua, Phó thủ tướng Việt Nam, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã thúc giục phía Hoa Kỳ đẩy nhanh việc xem xét trao quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (gọi tắt là GSP) cho phía Việt nam.

0:00 / 0:00

Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập là chương trình mà các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển để thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách đưa ra mức thuế nhập khẩu thấp đối với một số mặt hàng đến từ các nước được hưởng quy chế.

Câu hỏi đặt ra là liệu phía Mỹ đã thực sự sẵn sàng trao cho Việt Nam quy chế này hay chưa? Và Việt Nam còn phải làm những gì để có thể được nhận quy chế ưu đãi đó.

Những điều kiện chưa khắc phục được

Hồi tháng 5 năm ngoái, Việt Nam đã chính thức nộp đề nghị được hưởng quy chế thuế quan phổ cập lên Bộ Thương Mại Mỹ. Sau đó có nhiều dự đoán cho rằng Việt nam sẽ sớm nhận được quy chế này, có thể là vào mùa thu năm nay. Thế nhưng cho đến giờ, phía Việt Nam vẫn chưa được hưởng quy chế đó.

Khi được hỏi về lập trường của Mỹ liên quan đến việc trao quy chế thuế quan phổ cập cho Việt Nam, ông Domitrios Marantis, Phó Đại diện Thương mại Mỹ nói: Liên quan đến vấn đề quy chế thuế quan phổ cập. Phía Hoa Kỳ muốn có thể trao cho Việt Nam quy chế này. Tuy nhiên chúng tôi chưa thể trao bây giờ. Hiện vẫn còn những vấn đề mà chúng tôi muốn Việt Nam phải cải thiện đặc biệt là vấn đề về quyền của người lao động theo tiêu chuẩn quốc tế và sở hữu trí tuệ.

Hoa Kỳ muốn có thể trao cho Việt Nam quy chế này. Tuy nhiên chúng tôi chưa thể trao bây giờ. Hiện vẫn còn những vấn đề mà chúng tôi muốn Việt Nam phải cải thiện đặc biệt là vấn đề về quyền của người lao động theo tiêu chuẩn quốc tế và sở hữu trí tuệ.

Ô.Domitrios Marantis

Bà Phạm Chi Lan, một kinh tế gia độc lập, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam thì cho rằng điều kiện Mỹ đưa ra cho Việt Nam là không hợp lý. Bà nói: Tôi nghĩ trước hết, Mỹ đặt vấn đề như thế là không công bằng, vì đối với các nước đang phát triển khác thì vấn đề IP hay lao động không trở thành nội dung cho hưởng quy chế GSP. Đối với hầu hết các trường hợp khác của các nước công nghiệp hóa ban quy chế cho các nước đang phát triển thì cũng không đặt ra điều kiện đó.

Nói về lợi ích mà Việt nam sẽ có khi được hưởng quy chế này, ông Ngô Văn Thoan, Tham tán Thương Mại Việt Nam tại Hoa kỳ cho biết: Lợi ích sẽ được hưởng miễn giảm thuế nhập khẩu là chính, trong đó chủ yếu liên quan đến các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các hàng handicraft, rồi những cái gì mang tính đặc thù. Mỹ là một nền kinh tế lớn, kim ngạch Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này cho Mỹ vào cỡ mỗi năm khoảng 400 triệu đô la. Cái này không phải là lớn đối với người Mỹ, nhưng đối với Việt Nam là lớn.

<i>Lợi ích sẽ được hưởng miễn giảm thuế nhập khẩu là chính, trong đó chủ yếu liên quan đến các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các hàng handicraft, . Mỹ là một nền kinh tế lớn, kim ngạch Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này cho Mỹ vào cỡ mỗi năm khoảng 400 triệu đô la. Cái này không phải là lớn đối với người Mỹ, nhưng đối với Việt Nam là lớn.</i> <br/>

Quyền sở hữu trí tuệ

Để có được quy chế này, Việt Nam cần phải đáp ứng được các điều kiện bao gồm được hưởng quy chế bình thường hóa thương mại với Hoa Kỳ, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, là thành viên của Tổ chức Tiền tệ thế giới, và không bị chi phối bởi một cơ cấu cộng sản quốc tế nào. Phía Việt Nam cho rằng Việt Nam đã đáp ứng được tất cả những yêu cầu này.

Ngoài ra, để có thể nhận được quy chế thuế quan phổ cập của Hoa Kỳ, Việt Nam cũng phải đáp ứng được các yêu cầu khác từ phía Mỹ liên quan đến vấn đề về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo các quyền của người lao động theo tiêu chuẩn của quốc tế, và vấn đề về quyền con người.

Phía Việt Nam cũng cho rằng mình đã đạt được những bước tiến đáng kể cả về quốc tế lẫn quốc nội trong hơn hai thập kỷ qua để cải thiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền của người lao động và quyền con người.

Tuy nhiên việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, đặc biệt là bản quyền phần mềm, phim ảnh, lại rất nặng nề. Việt Nam bị xếp vào top 15 nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính cá nhân cao nhất thế giới.<br/>

Liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ông Marantis thừa nhận Việt Nam đã có những tiến bộ trong nhiều năm qua nhưng vẫn còn những tồn tại đặc biệt là trong vấn đề về thực thi pháp luật và tỷ lệ vi phạm quyền này tại Việt Nam còn cao.

Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật sở hữu trí tuệ vào năm 2005. Việt Nam cũng là thành viên của nhiều tổ chức và công ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực này. Tuy nhiên việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, đặc biệt là bản quyền phần mềm, phim ảnh, lại rất nặng nề. Việt Nam bị xếp vào top 15 nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính cá nhân cao nhất thế giới. Hiện Việt Nam cũng nằm trong số 33 nước ở mức thấp trong danh sách theo dõi đặc biệt 301 của Bộ Thương Mại Mỹ dành cho các đối tác thương mại liên quan đến vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Đối với quyền của người lao động, phía Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam phải cho phép công nhân được quyền thành lập các hội đoàn độc lập của mình để đại diện quyền lợi hợp pháp của họ.<br/>

Quyền của người lao động

Đối với quyền của người lao động, phía Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam phải cho phép công nhân được quyền thành lập các hội đoàn độc lập của mình để đại diện quyền lợi hợp pháp của họ.

Ông Ngô Văn Thoan, giải thích về lập trường của Việt Nam trong vấn đề này như sau: Vấn đề lao động là yêu cầu phải có công đoàn tự do nọ kia, mỗi một nước có chính sách riêng của mình và người lao động thì ý của người Mỹ là làm sao để Việt Nam có những tổ chức công đoàn tự họ sáng lập ra hay là quyền tự do của một tổ chức công đoàn. Công đoàn là tổ chức của người lao động.

Thì Việt Nam bây giờ tổ chức tất cả mọi cơ sở từ xí nghiệp, nhà máy từ nhỏ đến lớn đều có công đoàn, và công đoàn là một tổ chức rất tự do, thì họ yêu cầu này khác thì chúng tôi nghĩ là là những cái đó là cái sự understanding của người Mỹ là quan trọng nhất. That is unfair.

Hồi năm 2006, đã có hai tổ chức công đoàn độc lập thành lập ở Việt Nam là Hiệp hội đoàn kết công nông và Công đoàn độc lập. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động những sáng lập viên của các tổ chức này đã bị chính phủ Việt Nam bắt và kết tội xâm phạm an ninh quốc gia.<br/>

Hiện ở Việt Nam chỉ có một tổ chức công đoàn duy nhất do nhà nước thành lập và chịu sự chỉ đạo từ chính phủ. Tất cả các công nhân đều phải tham gia vào tổ chức này.

Hồi năm 2006, đã có hai tổ chức công đoàn độc lập thành lập ở Việt Nam là Hiệp hội đoàn kết công nông và Công đoàn độc lập. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động những sáng lập viên của các tổ chức này đã bị chính phủ Việt Nam bắt và kết tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Trong khi phía Hoa Kỳ tiếp tục yêu cầu Việt Nam có những cải thiện trong vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quyền lập hội của công nhân, thì Việt Nam cho rằng mình đã làm hết sức mình. Xin mượn lời ông tham tán Thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ để làm phần kết cho bài này: Hiện nay quả bóng đang ở phía Mỹ thôi chứ tôi không thể phát biểu gì hơn được. Thực ra có GSP thì rất tốt cho người Việt nam, nhưng mà nếu không có GSP thì người Việt vẫn phát triển cơ mà, đâu có sao.