Không thấy trái cây Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Việt nam là một nước nhiệt đới, nổi tiếng với nhiều loại trái cây đặc sản ở các vùng miền. Trái cây Việt Nam cũng được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Việt Hà phóng viên RFA
2009.07.30
Share on WhatsApp
Share on WhatsApp
Trái cây Việt Nam Trái cây Việt Nam
Photo courtesy Dia diem giai tri

Quy định khắt khe về hoa quả của Hoa Kỳ

Tuy nhiên, có một thực tế là có nhiều loại trái cây Việt Nam vẫn chưa xuất khẩu được vào Hoa Kỳ do các quy định khắt khe của thị trường này. Chính phủ Việt Nam cũng như hiệp hội rau quả Việt Nam đã làm gì để giúp người nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu? Việt Hà có bài phỏng vấn ông Đinh Văn Hương, Chủ tịch hiệp hội rau quả Việt Nam.

Về phía mỹ người ta đồng ý cho xuất hết nhưng phải qua xử lý chiếu xạ, hàng tươi như thanh long tươi, hay nhãn tươi đều phải theo quy định của họ, có nghĩa là phải xử lý trước khi xuất đi, một số doanh nghiệp vẫn xuất được

Ô.Đinh Văn Hương, CTHH Rau quả

Việt Hà: Có một số doanh nghiệp Việt Nam nói rằng họ không xuất được hàng hoa quả sang thị trường Hoa Kỳ, xin ông cho biết nguyên nhân tại sao?

Đinh Văn Hương: về phía mỹ người ta đồng ý cho xuất hết nhưng phải qua xử lý chiếu xạ, hàng tươi như thanh long tươi, hay nhãn tươi đều phải theo quy định của họ, có nghĩa là phải xử lý trước khi xuất đi, một số doanh nghiệp vẫn xuất được, hiện thanh long vẫn đi đường biển và đường hàng không.

Việt Hà: thế còn quả vải thì sao? hiện Việt Nam đã xuất được vải sang thị trường Hoa Kỳ chưa?

Đinh Văn Hương: vải bởi vì thời vụ ngắn có một tháng thôi, mà vải chỉ có ở miền Bắc mà miền Bắc thì chưa có cơ sở chiếu xạ, cơ sở chiếu xạ nằm ở miền Nam. Nếu mà muốn chiếu xạ thì phải trở vào miền Nam, tốn chi phí vận tải, tốn thời gian. thời vụ của vải có một tháng thôi. Hiện vẫn xuất đi châu Âu, đi máy bay vẫn đi, châu Âu không cần chiếu xạ, xuất đi nhiều nước, Đức, Pháp, Hà lan.

Rau quả VN dán mác “made in Thailand”

Việt Hà: Có một số doanh  nghiệp nói là họ thấy có rau quả Việt Nam ở thị trường Mỹ nhưng lại dán mác made in Thái lan, xin ông cho ý kiến?

Đinh Văn Hương: cái này là theo luật việt nam là không được, vì hải quan Việt Nam không cho cái đó.

Miền Bắc thì chưa có cơ sở chiếu xạ, cơ sở chiếu xạ nằm ở miền Nam. Nếu mà muốn chiếu xạ thì phải trở vào miền Nam, tốn chi phí vận tải, tốn thời gian.

Việt Hà: nhưng họ nói đó là hàng Việt Nam ghi mác Thái lan

Đinh Văn Hương: thế thì đâu phải là rau quả Việt nam nữa, nếu ghi made in thái lan thì là của thái lan. Có thể người ta in bằng tiếng Việt nên mình cứ tưởng là Việt Nam. Tôi không đi kiểm tra cụ thể, nhưng nếu có thì cũng ít lắm, giống như nước mắm hay mắm tôm gì đó thì cũng có thể xảy ra.

Việt Hà: Vậy ông đánh giá tiềm năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam thế nào? Và có những khó khăn gì?

Đinh Văn Hương:  tiềm năng là rất có tiềm năng, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng, mức tăng bình quân là 12%.  khó khăn có nhiều vấn đề khó khăn, trong đó có vấn đề về quy hoạch, chuyên canh, vấn đề bảo quản sau thu hoạch, xử lý về kiểm dịch thực vật.

Nếu ghi made in thái lan thì là của thái lan. Có thể người ta in bằng tiếng Việt nên mình cứ tưởng là Việt Nam. Tôi không đi kiểm tra cụ thể, nhưng nếu có thì cũng ít lắm, giống như nước mắm hay mắm tôm gì đó thì cũng có thể xảy ra.

Quy hoạch thúc đẩy xuất khẩu

Việt Hà: Vậy nhà nước đã làm gì để giúp thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam?

Đinh Văn Hương: nhà nước đã có quy hoạch rồi, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã giao cho các sở nông nghiệp về vấn đề quy hoạch. đã làm rồi, việc làm trong nông nghiệp không thể một sớm một chiều mà phải là một thời gian dài.

Việt Hà: vậy khi người nông dân làm ra sản phẩm, thì có được đảm bảo là rau quả của họ sẽ được thu mua không?

Đinh Văn Hương: vấn đề bán được hay không là vấn đề thị trường, ví dụ ngay cả rau bắp cải, khi mà Đài loan bị bão, thì bán giá rất cao. Nhưng mà khi không có bão, người ta trúng mùa thì phải chịu giá thấp thôi chứ sao bây giờ.

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã giao cho các sở nông nghiệp về vấn đề quy hoạch. đã làm rồi, việc làm trong nông nghiệp không thể một sớm một chiều mà phải là một thời gian dài.

Cái câu chuyện giữa người mua và người bán và câu chuyện của thị trường, nhà nước là có nhiều biện pháp để hỗ trợ nông dân, ví dụ như hướng dẫn về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, rồi hướng dẫn về giống, global gap, rồi nhà nước cũng khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với nông dân.

Việt Hà: Vậy hiệp hội đã làm gì để giúp đỡ doanh nghiệp xuất khẩu rau quả?

Đinh Văn Hương: chúng tôi làm nhiều thứ, thứ nhất là thông tin, thứ hai là đầu mối, có khách hàng hỏi mua là chúng tôi sẽ chuyển giao lại cho các hội viên, thứ ba là cầu nối giữa hội viên và nhà nước, ví dụ như về chính sách, kiến nghị về pháp luật là chúng tôi cũng tham gia. hoặc kiến nghị về kích cầu, xúc tiến thương mại.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn ngày hôm nay.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.