Sau 47 năm, các biểu tượng VNCH vẫn là điều cấm kỵ với Hà Nội

2022.04.29
Sau 47 năm, các biểu tượng VNCH  vẫn là điều cấm kỵ với Hà Nội Cộng đồng người Việt diễu hành ở Washington DC năm 2013
AFP

Trước ngày 30/4 năm nay, như thường lệ, báo chí Nhà nước Việt Nam lại đăng hàng loạt bài viết ca ngợi sự kiên được gọi với cái tên “Đại thắng mùa xuân”.  Cùng lúc, các quan chức trong các bài phát biểu của mình cũng không quên nhắc đi nhắc lại chủ trương xuyên suốt của Đảng CSVN từ hàng chục năm qua đó là chính sách “hoà hợp, hoà giải” dân tộc.

Tránh và “dẹp” biểu tượng VNCH

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nhà quan sát, bình luận tình hình kinh tế, chính trị Việt Nam cho rằng, sau 47 năm, ngay đến những biểu tượng của chính thể Việt Nam Cộng Hoà như cờ vàng ba sọc, trang phục Quân lực Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) hay những tác phẩm nghệ thuật của miền Nam ngày xưa, tưởng chừng như vô hại, nhưng đến nay vẫn bị Chính quyền Hà Nội cấm đoán, tìm cách “triệt tiêu”, thì nói gì tới chuyện thật lòng hoà giải.

Điển hình một vài sự kiện xảy ra gần đây đã phần nào minh chứng cho lập luận trên. Cụ thể, Đài truyền hình VTV đã phát trễ đến 10 phút trận bóng đá giữa đội tuyển bóng đá Việt Nam và Úc hôm 27/1/2022, vì lý do được truyền thông nhà nước đưa ra là do lo ngại về an ninh quốc gia.

Trên thực tế, việc tiếp sóng trễ 10 phút được một người Úc gốc Việt nói với RFA rằng là do VTV phải xử lý, không để hình ảnh cờ vàng xuất hiện trên sóng.

Một vụ việc tương tự cũng đã xảy ra tại hiệp hai trận bóng đá nam giữa hai đội tuyển Việt Nam - Nhật Bản ở vòng loại cui của World Cup 2022 khu vực Châu Á diễn ra vào tối 29/3/2022 chỉ vì trên khán đài xuất hiện lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Một quán cà phê tên Army, ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã bị cơ quan chức năng đóng cửa hồi tháng 4/2021 do cách bài trí có nhiều hình ảnh, vật dụng của Quân lực VNCH.

Ông Nguyễn Vũ Bình, từng làm việc hơn 10 năm tại Tạp chí Cộng Sản cho rằng những sự việc như vừa nêu, thể hiện rằng lãnh đạo Việt Nam vẫn chưa thật lòng trong câu chuyện “hoà giải dân tộc”:

“Đối với những biểu tượng có tính chất là thiêng liêng, ví dụ như lá cờ thì có những thời kỳ người ta cũng không gắt gao lắm. Ví dụ như biểu tình cá chết hồi năm 2016 ở miền Trung, người ta còn mang cờ vàng ba sọc đỏ đi. Nhưng sau đó thì bị siết lại, bây giờ họ (Nhà nước VN - PV) đối xử rất là khắt nghiệt đối với những biểu tượng thiêng liêng như là lá cờ.

Còn lại những biểu tượng khác của Việt Nam Cộng hòa như nghĩa trang Biên Hòa thì lúc mở lúc thắt, nhưng mà không có chuyện là bình thường hóa. Người ta vẫn phân biệt đối xử những người thương phế binh. Mồm thì nói là “hòa giải hòa hợp” nhưng vẫn phân biệt đối xử.

Đáng ra, đó là những cái đã thuộc về quá khứ, thuộc về kỷ niệm thì cái chuyện mà người ta phục dựng lại, trang trí lại có vấn đề gì đâu.

Còn việc lá cờ ở các trận bóng đá thì là họ sợ đến cái mức độ như thế. Họ sợ lan truyền ảnh hưởng, trên nền tinh thần là đàn áp trong những năm vừa rồi rất khốc liệt.”

Ông Hoàng Ngọc Diêu, từ nước Úc cho rằng, các hành động của Chính phủ Hà Nội cho thấy một chính thể yếu ớt, không tự tin và muốn khoả lấp quá khứ:

“Tôi cho rằng đó là hành động ngây ngô và con nít của một chính phủ không trưởng thành và không tự tin. Nếu một chế độ mạnh mẽ, vững vàng và được người dân tin yêu một lòng đứng dưới cờ Đảng như cách mấy ông lãnh đạo thường nói thì mắc mớ gì phải sợ lá cờ vàng.

Cái đó là biểu hiện không những của sự yếu ớt của chế độ, mà đó là sự cố tình muốn khỏa lấp quá khứ, che đậy quá khứ.”

“Hoà hợp hoà giải - một chính sách giả tạo”

Ông Vũ Quang Hiển, Giảng viên khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội trả lời mạng báo VOV nhân 47 năm ngày kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, rằng (xin trích lại nguyên văn):

“Vẫn còn những thái độ hằn học, thù địch, hiểu không đúng về sự kiện lịch sử này… Đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ. Đã là người Việt Nam thì dù họ ở phía nào, nhưng khi đất nước đã thống nhất, đã hòa bình thì nên có thái độ cầu thị.

Rất nhiều đồng bào Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau đã ra đi sau chiến thắng 30/4, nhưng nay đã có cái nhìn khác về đất nước trong một tiến trình đổi mới và hội nhập. Tôi tin rằng, nếu kiên trì thì chính sách hòa hợp, hòa gii dân tộc của chúng ta sẽ thành công.”

Bình luận về phát ngôn trên của ông Hiển, ông Nguyễn Vũ Bình cho rằng: “Cho nên “hòa hợp, hòa giải” đối với họ (Nhà nước VN - PV) là tuyên truyền, giải thích, vận động cho những người đã hiểu sai như thế hiểu đúng lại theo quan điểm của họ, thì đó là cái cách mà họ triển khai chính sách hòa hợp hòa gii dân tộc. Từ trước đến giờ họ luôn luôn làm như vậy.

Còn các quan điểm mà tôi cho là đúng là đáng ra phải mở ra cho người dân được tự do dân chủ thì tự khắc là sẽ hòa giải hòa hợp được. Chỉ khi nào Đảng và Nhà nước trả lại tự do dân chủ cho người dân cho đất nước khi lúc đó mới nói đến chuyện hòa giải và hòa hợp được.”

Mạng báo Quốc phòng Thủ đô trong một bài viết vào tháng 5/2021 cho biết “hoà hợp, hoà giải” dân tộc là chủ trương nhất quán của Bộ Chính trị từ nhiều năm nay, được thể hiện cụ thể qua Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, được ban hành từ năm 2004.

Ông Hoàng Ngọc Diêu, một thuyền nhân, đã từng nhiều lần vượt biên rời khỏi Việt Nam sau năm 1975 nhưng mãi đến năm 1988 mới đến được nước Úc, nói với RFA rằng Nghị quyết 36, cũng như “khúc ruột ngàn dặm”, hay “hòa hợp hòa giải” chỉ là một chính sách què quặt, khiếm khuyết và không thành thật của Nhà nước Việt Nam:

“Chuyện hòa hợp hòa giải chỉ mang tính hình thức. Bản chất thì nó vẫn cần chất xám và tiền bạc của những người ở hải ngoại với danh nghĩa là đóng góp về để xây dựng đất nước.

Nhưng mà xây dựng đất nước thì nó đâu chỉ có vấn đề là chất xám và tiền bạc. Nó còn có những tiêu chuẩn đạo đức và những tiêu chuẩn cần thiết cho một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thật sự.

Những cái đó thì Đảng và Nhà nước họ hoàn toàn nghiêm cấm, không cho bất kỳ một hình thức phản đối hay phê bình nào thì làm sao để hòa hợp hòa giải.

Không bao giờ tôi đóng góp, bởi vì nó chỉ mang tính hình thức và không có trung thực. Làm sao mình có thể đóng góp cho những chuyện không trung thực, điều đó hoàn toàn đi ngược lại các nguyên tắc của tôi.”

000_PAR2004041558932.jpg
Người tỵ nạn Việt Nam trên tàu vượt biển được tàu bệnh viện của Pháp có tên L'Ile de Lumière cứu ở Biển Đông hôm 8/7/1979. AFP

Làm sao “xếp lại” câu chuyện quá khứ?

Chia sẻ thêm về câu chuyện của mình, ông Diêu nói ông không coi ngày 30/4 là “ngày Quốc hận” hay “Tháng tư đen” mà đó là một ngày lịch sử làm thay đổi vận mệnh của toàn bộ dân tộc Việt Nam:

“Tôi bỏ nước ra đi năm 1988. Tôi sống dưới chế độ đó 13 năm. Đối với tôi, những chuyện kinh hoàng của một biến cố từ sau 30/4, có những chuyện đã ghi sâu vào ký ức mà mình không bao giờ quên được. Lúc đó là tuổi mình đang lớn nên tạo thêm những ấn tượng rất sâu đậm mà mình không bao giờ quên được.

Bản thân tôi không gọi biến cố đó là “ngày quốc hận” hay “tháng tư đen”. Đối với tôi, nó đơn giản là một ngày biến chuyển định mệnh của cả một dân tộc Việt Nam, và nó tạo ra một sự chia rẽ vô cùng sâu sắc mà cho đến ngày giờ này không thể nào hàn gắn lại được. Một bên gọi là “bên thắng cuộc” và một “bên thua cuộc” nó cứ dùng dằn, kéo mãi suốt 47 năm mà không phai nhạt một chút nào hết.”

Đối với ông, để xếp lại câu chuyện quá khứ thì những chuyện gì đã xảy ra, đã là lịch sử phải được đặt để lại đúng vị trí của nó. Những ai làm sai điều gì phải công nhận là mình sai và xin lỗi, chứ không phải chỉ nói bằng lý thuyết trong Nghị quyết 36 rằng phải gạt bỏ quá khứ, hướng tới tương lai là xong chuyện.

Ngoài ra, theo ông Diêu, một đất nước Việt Nam có tự do, dân chủ thực sự, không còn cảnh bắt bớ, bỏ tù những người phản biện, cũng là lý do để cộng đồng người Việt hải ngoại như ông bỏ qua mọi chuyện cũ:

“Tôi không ưa cái chế độ, cũng như không ưa Chính phủ do Đảng Cộng Sản cầm quyền, nhưng điều đó không có nghĩa rằng tôi không còn tình yêu quê hương đất nước. Tôi vẫn thương đất nước Việt Nam và con người Việt Nam. Tôi vẫn trăn trở cho đất nước Việt Nam.

Việt Nam là con người là quê hương chứ không phải là chế độ. Cái chế độ chỉ là một cái thực thể nó đang kiểm soát đất nước con người và nó làm cho đất nước bị lụn bại không phát triển được: 

Đối với bản thân tôi, nếu như đất nước Việt Nam ngày giờ này nó thực sự dân chủ, phồn thịnh, tốt đẹp thì có lẽ mọi chuyện tôi sẽ xếp lại.”

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Nguyễn Văn
29/04/2022 12:52

Hòa bình thống nhất đã 47 năm rồi, người dân VN chỉ cần có tự do ngôn luận và tự do ứng cử và bầu cử. Đảng cộng sản chỉ cần cho thực hiện hai điều này thì tự khắc sẽ có hòa giải và hòa hợp dân tộc, để đoàn kết cùng nhau xây dựng một đất nước giàu mạnh phú cường chống kẻ thù phương Bắc. Đó là một thực tế mà đã là con người VN, dù khác biệt chính kiến và sống ở bất cứ nơi nào trên trái đất này cũng thấy và biết.

Nhưng nếu không có tự do thì nhà cầm quyền đảng cộng sản có tuyên truyền kỷ niệm chiến thắng cũng vô ích. Chiến thắng, thống nhất lãnh thổ mà lòng người dân vẫn oán hờn vì chiến thắng đó chỉ đem lại sự giàu có cho giai cấp cầm quyền nhưng không đem lại hạnh phúc ấm no và không tự do cho dân tộc Việt Nam. KHÔNG CÓ TỰ DO LÀ KHÔNG TẤT CẢ!
nv

Anonymous
29/04/2022 14:07

Những tên độc tài, độc đảng như VC đang sống trong tình trạng lo sợ cái ngày người dân đồng lòng đứng lên tiêu diệt chúng

Anonymous
30/04/2022 09:05

Ngay ca cac lanh tu cua cac nuoc cuu cs còn công nhân là chê dô cs da lôi thoi Cac lanh tu VN vân còn sông trong hâ`m Cuu Chi

Huy Trương
30/04/2022 14:39

Đảng ta bị lộ tẩy ai củng thấy rỏ như ban ngày kháng chiến chống Mỹ nhưng ko cứu nước, xây dựng một xả hội không văn minh, chẳng giàu đẹp và người bóc lột người. Thêm vào đó bán nước cầu vinh. Trong nước thì đàn áp thẳng tay. Đi ra nước ngoài thì sang tây sang tàu đi bằng đầu gối ngoan hiền nên sợ biểu tượng vnch là phải rồi.

Duy Hữu, USA
30/04/2022 14:52

Một nhà nước cờ đỏ sao vàng Việt Cộng của một tập đoàn đảng viên cờ đỏ búa liềm, độc đảng, đảng độc, độc tài, độc quyền lấy búa, lấy niềm, đâp nát, cứa nát... Tự do, Dân chủ, Nhân quyền... của toàn dân Việt Nam... dĩ nhiên, đương nhien phải cấm kỵ một biểu tượng... cờ vàng, ba sọc đỏ... tượng trưng cho... Tự do, Dân chủ, Nhân quyền... cùa toàn dân ba miền... Bắc, Trung, Nam một nhà Việt Nam, máu đỏ, da vàng.

Đồng bào Viêt Nam ta, Miền Nam và Miền Bắc, ba miền Bắc, Trung, Nam, ở khắp nơi, ở khắp nước, ở khắp thế giới, càng đồng lòng, đồng tâm, đồng hành, càng hòa hợp, hòa giải, hòa đồng với nhau, càng không thể hòa hợp, hòa giải, hòa đồng được với một tâp đoàn đảng viên Việt Cộng, cờ đỏ búa liềm, độc đảng, đảng độc, độc tài, độc đoán, độc tôn, đôc quyền, đang cầm quyên một nhà nước cờ đỏ sao vàng Việt Cộng.

Một nhà nước Việt Cộng, của một tập đoàn đảng viên Việt Cộng, do một tập đoàn đảng viên Việt Cộng, vì các đặc quyền, đặc lợi. tư lợi đỏ, tư lợi đen của một tâp đoàn đảng viên đảng giặc cờ đỏ búa liềm, độc hướng tíên tới chủ nghĩa xã hội đỏ, chủ trương đường lối xã hội đen, dao búa, búa liêm Việt Cong, độc quyền đi ngược hướng, ngược lại các quyền Tự do, Dân chủ, Dân quyền, Nhân quyền của toàn dân, độc quyền đi ngược lại các quyền lợi chính đáng, chính danh, chính nghĩa của toàn dân Việt Nam,
của tổ quốc và dân tộc Việt Nam.

Toàn dân Việt Nam, Miền Bắc, Miền Nam, ba miền Bắc, Trung, Nam, trong nước và ngoài nước, cần hòa hợp, hòa giải, hòa đồng, đồng hóa với tập đoàn đảng viên Việt Cộng hay tập đoàn đảng viên Vịêt Cộng phải hòa hợp, hòa giải, hòa đồng, đồng hóa với toàn dân, phải tôn trọng quyền dân, Dân quyền, Dân chủ, Nhân quyền, quyền Tự do của toàn dân làm chủ nước nhà và nhà nước, phải trả Tự do cho 300 anh hùng, hào kiệt, Tù binh Lương tâm Việt Nam, Miền Bắc và Miền Nam, ba miển Bắc, Trung, Nam, bị án oan, án bỏ túi, án bỏ tù vì tự do báo chí và ngôn luận, vì tự do chính kiến và chính trị, vì tư do tôn giáo và hành đạo của toàn dân?

Y dân là ý Trời !

Y nhân dân ta là ý Ông Trời, ý Đức Chúa Trời, ý Đức Phật... Tự do, Công bằng, Công lý, Công tâm, Từ bi, Bác ái.

Nhân phải có Nhân quyền và Tự do. Dân phải có Dân quyền và Dân chủ.

Nhân dân Việt Nam phải có toàn quyền làm chủ Nước nhà và Nhà nước, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Việt Nam.

Nhân dân Việt Nam phải có Nhân quyền, Dân quyền, Dân chủ, phải có toàn quyền Tự do... Thay đổi, Đổi thay... nước nhà và nhà nước, nhà cầm quyền, đảng cầm quyền và đường lối, chính sách của Việt Nam, và ngay chính Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam,
của toàn dân, do toàn dân, vì toàn dân Việt Nam.

Duy Hữu, USA
30/04/2022 15:16

Một nhà nước cờ đỏ sao vàng Việt Cộng của một tập đoàn đảng viên cờ đỏ búa liềm, độc đảng, đảng độc, độc tài, độc quyền lấy búa, lấy niềm, đâp nát, cứa nát... Tự do, Dân chủ, Nhân quyền... của toàn dân Việt Nam... dĩ nhiên, đương nhien phải cấm kỵ một biểu tượng... cờ vàng, ba sọc đỏ... tượng trưng cho... Tự do, Dân chủ, Nhân quyền... cùa toàn dân ba miền... Bắc, Trung, Nam một nhà Việt Nam, máu đỏ, da vàng.

Đồng bào Viêt Nam ta, Miền Nam và Miền Bắc, ba miền Bắc, Trung, Nam, ở khắp nơi, ở khắp nước, ở khắp thế giới, càng đồng lòng, đồng tâm, đồng hành, càng hòa hợp, hòa giải, hòa đồng với nhau, càng không thể hòa hợp, hòa giải, hòa đồng được với một tâp đoàn đảng viên Việt Cộng, cờ đỏ búa liềm, độc đảng, đảng độc, độc tài, độc đoán, độc tôn, đôc quyền, đang cầm quyên một nhà nước cờ đỏ sao vàng Việt Cộng.

Một nhà nước Việt Cộng, của một tập đoàn đảng viên Việt Cộng, do một tập đoàn đảng viên Việt Cộng, vì các đặc quyền, đặc lợi. tư lợi đỏ, tư lợi đen của một tâp đoàn đảng viên đảng giặc cờ đỏ búa liềm, độc hướng tíên tới chủ nghĩa xã hội đỏ, chủ trương đường lối xã hội đen, dao búa, búa liêm Việt Cong, độc quyền đi ngược hướng, ngược lại các quyền Tự do, Dân chủ, Dân quyền, Nhân quyền của toàn dân, độc quyền đi ngược lại các quyền lợi chính đáng, chính danh, chính nghĩa của toàn dân Việt Nam,
của tổ quốc và dân tộc Việt Nam.

Toàn dân Việt Nam, Miền Bắc, Miền Nam, ba miền Bắc, Trung, Nam, trong nước và ngoài nước, cần hòa hợp, hòa giải, hòa đồng, đồng hóa với tập đoàn đảng viên Việt Cộng hay tập đoàn đảng viên Vịêt Cộng phải hòa hợp, hòa giải, hòa đồng, đồng hóa với toàn dân, phải tôn trọng quyền dân, Dân quyền, Dân chủ, Nhân quyền, quyền Tự do của toàn dân làm chủ nước nhà và nhà nước, phải trả Tự do cho 300 anh hùng, hào kiệt, Tù binh Lương tâm Việt Nam, Miền Bắc và Miền Nam, ba miển Bắc, Trung, Nam, bị án oan, án bỏ túi, án bỏ tù vì tự do báo chí và ngôn luận, vì tự do chính kiến và chính trị, vì tư do tôn giáo và hành đạo của toàn dân?

Y dân là ý Trời !

Y nhân dân ta là ý Ông Trời, ý Đức Chúa Trời, ý Đức Phật... Tự do, Công bằng, Công lý, Công tâm, Từ bi, Bác ái.

Nhân phải có Nhân quyền và Tự do. Dân phải có Dân quyền và Dân chủ.

Nhân dân Việt Nam phải có toàn quyền làm chủ Nước nhà và Nhà nước, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Việt Nam.

Nhân dân Việt Nam phải có Nhân quyền, Dân quyền, Dân chủ, phải có toàn quyền Tự do... Thay đổi, Đổi thay... nước nhà và nhà nước, nhà cầm quyền, đảng cầm quyền và đường lối, chính sách của Việt Nam, và ngay chính Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam,
của toàn dân, do toàn dân, vì toàn dân Việt Nam.

Anonymous
23/05/2023 17:26

Tùng Phong
29 tháng 4, 2023
Minh họa: jeremy-bishop-unsplash
Đừng lấy máu của đồng bào mình xây “đường vinh quang”, đừng tự hào về một cuộc chiến tranh tương tàn phi nhân đã lùi xa, đừng khoét sâu vào những nỗi đau hàng triệu người vẫn còn rỉ máu.
“Bóng tối không thể xua đi bóng tối, chỉ có ánh sáng mới làm được điều đó. Hận thù không thể xua đi hận thù, chỉ có tình yêu mới có thể làm được điều đó” – Martin Luther King.
48 năm sau chiến tranh, những người “bên thắng cuộc” vẫn “hát trên những xác người”, vẫn tổ chức ngày “Chiến thắng”, ngày “Thống nhất đất nước”, “Giải phóng miền Nam” với lễ hội, bắn pháo hoa, ca múa nhạc hoành tráng. 48 năm sau chiến tranh, hàng triệu người miền Nam vẫn tiếc nuối cuộc sống tươi đẹp mà họ từng có.
Đối với nhiều người miền Nam, 30 Tháng Tư 1975 là ngày Quốc hận, ngày Gãy súng, là Tháng Tư đen với những ký ức tù đày, vượt biển, đau khổ, mất mát cùng cực kể từ khi những chiếc xe tăng Bắc Việt lăn bánh trên đường phố Sài Gòn. Quê hương đã bỏ lại sau lưng, nhưng đối với hàng triệu người Việt tha phương sau ngày “Giải phóng”, quá khứ vẫn còn ám ảnh họ với bao oán hờn. Đã 48 năm qua đi, vấn đề chia rẽ Nam Bắc, với những nỗi đau vẫn còn đó như vết thương đến khi trái gió trở trời lại đau nhức nhối, hành hạ xác thân. Ngày “triệu người vui, triệu người buồn” như lời của ông Võ Văn Kiệt lại là thời khắc để mà cả hai “bên thắng cuộc” lẫn “thua cuộc” đào sâu thêm hố ngăn cách.
Ai cũng có lý lẽ riêng của mình. Phía bên thua cuộc là hơn 20 triệu người dân miền Nam phải trải qua một cuộc bể dâu kinh hoàng. Hàng triệu dân miền Nam trong chốc lát trở thành người vô gia cư trên chính mảnh đất quê hương. Nhà cửa, gia sản bị tước đoạt, cha anh bị tù đày, gia đình phiêu tán, vợ mất chồng, con mất cha. Đối với họ, chiến tranh mấy mươi năm không phải là điều kinh khủng nhất mà cuộc đọa đầy thời hậu chiến mới thực sự man rợ, hãi hùng.
Chính sách trả thù, khủng bố, cô lập của “bên thắng cuộc” đối với các cán binh, viên chức, trí thức, doanh nhân liên quan đến chế độ cũ đã để lại cho ký ức miền Nam những tổn thương không bao giờ phai mờ. Thậm chí, sự phân biệt đối xử vẫn còn đeo đẳng tới con cháu họ cho tới tận hôm nay. Họ có lý do cả về mặt tình cảm lẫn lý trí để từ chối cái gọi là “hòa hợp, hòa giải” chỉ có giá trị khẩu hiệu và đầu môi chót lưỡi. Đã 48 năm, thời gian đủ dài để cho thấy thực tâm của “bên thắng cuộc” là gì. Nước mắt của triệu người Việt ngót nửa thế kỷ đã chẳng thể “lay lòng gỗ đá” và những nguồn lực để xây dựng một đất nước hùng cường từ tro tàn chiến tranh vẫn nghẽn dòng, đứt mạch.
Phía “bên thắng cuộc”, những người đã nắm trọn quyền lực cai trị một quốc gia bằng nhà tù và súng đạn, họ có nỗi lo sợ riêng. Họ sợ sự thực lịch sử, sợ sự dối trá và tội ác trong quá khứ bị phơi bày, sợ một cuộc hồi tố có thể xảy ra khi chế độ hiện thời sụp đổ. Họ sợ một cuộc trả thù bởi hàng triệu người là nạn nhân từ chính sách tàn ác của họ. Họ cũng sợ chính những kẻ là “đồng chí” giựt mất những tài sản khổng lồ mà họ đã đánh đổi lương tri và cả xương máu để chiếm đoạt. Như một sự châm biếm của Lịch sử, sau khi đã đánh cho “Mỹ cút, Ngụy nhào”, những người cộng sản năm xưa lại âm thầm lẫn công khai đưa con cháu họ lưu vong sang chính những quốc gia cựu thù mà họ đã “đốt cháy cả dãy Trường Sơn” và hy sinh cả triệu thanh niên tuổi hai mươi để đánh đuổi.
Thay vì thực lòng thực hiện một cuộc “hòa hợp, hòa giải” để xoa dịu vết thương sau cuộc binh lửa tương tàn thì đảng cộng sản vẫn kiên định đường lối cai trị bằng bạo lực và tuyên truyền dối trá. Chiến tranh đã đi qua nhưng Cách mạng thì vẫn chưa thôi thét gào. Thứ chủ nghĩa sắt máu mà người cộng sản tôn vinh dường như luôn cần lòng hận thù, hiềm khích, sự tham lam của con người để dung dưỡng.
Trong khi kêu gọi về một cuộc “hòa giải dân tộc” để thu hút hàng trăm tỷ đôla từ cộng đồng kiều dân Việt Nam ở hải ngoại về đầu tư trong suốt mấy mươi năm thì nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đập phá mồ mả những người lính VNCH đã vùi sâu ba tấc đất. Mới đây thôi, họ còn phá tan ngôi miếu nhỏ tưởng nhớ Đại tá Nguyễn Đình Bảo trên đồi Charlie. Họ vẫn truy cùng đuổi tận những người thương phế binh ở vườn rau Lộc Hưng, phá tan căn nhà tạm là nơi chốn cuối đời của họ. Tại sao lại có thể ác độc như thế? Bởi vì, thể chế này luôn cần những “thế lực thù địch” để tạo nên cái gọi là sự chính danh cho sự tồn tại cỗ máy đàn áp khổng lồ và tàn bạo của bộ máy cai trị.
Tổng thống Abraham Lincoln từng nói một câu bất hủ “Khi viên đạn xuyên vào một người lính, dù thuộc bên nào đi nữa, thực ra nó đã xuyên vào trái tim của một người mẹ”. Chính tư tưởng bác ái và nhân văn đó đã thấm đẫm trong bản tuyên ngôn của một quốc gia, một nhà nước thực sự “do dân và vì dân”. Người Mỹ đã kết thúc một cuộc chiến Nam Bắc tương tàn bằng việc làm tôn vinh tử sỹ cả hai miền như những anh hùng, thực tâm tôn trọng những người lính miền Nam. Họ đã xóa bỏ thù hận và cùng hướng về một nước Mỹ chung nhất bằng tinh thần Bình đẳng, Bác ái. Cả hai bên đều chiến thắng. Dân tộc và Tổ quốc đã chiến thắng. Nước Mỹ đã trở nên hùng cường hơn tất cả vì có những lãnh đạo tử tế, có một thể chế nhân bản như vậy.
Còn với Việt Nam, thể chế cộng sản đã kết thúc cuộc chiến của 48 năm trước bằng sự thù hận và phân biệt dai dẳng. Điều đó đã biến dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thất bại, một quốc gia thất bại. Khi đến nghĩa trang Trường Sơn hay nghĩa trang Biên Hòa, chứng kiến khung cảnh rợn ngợp, bi tráng của cái gọi là “núi xương, sông máu”, ai còn lương tri và suy nghĩ thì không thể nào không đau đớn.
Tất cả họ, những chiến sỹ đã nằm dưới mộ phần, tuy khác nhau chiến tuyến, chẳng phải cũng cùng chung một lý tưởng muốn Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc cho dân tộc hay sao? Tất cả họ đều là người Việt Nam, không phải là người Mỹ, người Tàu mà đều là máu xương của một dân tộc. Bốn triệu người đã nằm xuống ở cả hai miền Nam Bắc cho một cuộc đối đầu sinh tử của hai hệ tư tưởng, giữa người cộng sản miền Bắc và những người bảo vệ giá trị Tự do ở miền Nam. Để rồi cái giá phải trả cho một thứ Hoà Bình và Thống Nhất hôm nay là một dân tộc bị phụ thuộc phương Bắc, Dân quyền mất Tự Do và Hạnh Phúc chỉ là bến bờ ảo vọng.
Không cần cách mạng thét gào nữa. Hãy ngưng tổ chức những lễ hội kỷ niệm ngày chiến thắng, ngưng xây dựng những tượng đài ngàn tỷ cho một quá khứ đau thương, mất mát. Những người “bên thắng cuộc” đừng tiếp tục ngạo nghễ, giẫm đạp và cướp bóc. Hãy biết cúi xuống để nghe được tiếng kêu khóc của người dân. Hãy tử tế hôm nay và thành thật gieo những hạt mầm nhân ái cho ngày mai.
Bởi lẽ, không có một thể chế, triều đại nào có thể muôn năm, chỉ còn lòng nhân ái là mãi mãi được vinh danh. Và khi đó, khi người Việt không phân biệt Nam Bắc, không phân biệt “bên thắng cuộc” hay “thua cuộc”, sẽ biết nói lời yêu thương thành thật. Khi đó, đất nước này mới thực sự có thể hướng đến một tương lai tươi sáng, hạnh phúc và cường thịnh. Khi đó, đất nước này mới thực sự bắt đầu một cuộc tái sinh.