Dựng tàu sân bay làm đích bắn trên sa mạc – Trung Quốc gửi thông điệp răn đe tới Mỹ

RFA
2021.11.10
Dựng tàu sân bay làm đích bắn trên sa mạc – Trung Quốc gửi thông điệp răn đe tới Mỹ Hình ảnh vệ tinh của Maxar Technologies cho thấy cấu trúc có hình giống như tàu sân bay trên đường ray ở Nhược Khương, Trung Quốc hôm 20/10/2021
Maxar Technologies

Việc Trung Quốc xây dựng khu trường bắn với hình tàu sân bay làm đích bắn tại Tân Cương, theo một nhà phân tích an ninh uy tín, có thể xem là một thông điệp răn đe được che đậy nhẹ nhàng của Bắc Kinh đối với Đài Bắc và đồng minh Washington.

Trung Quốc đã phủ nhận thông tin về việc phát triển các mục tiêu tên lửa có hình dạng tàu quân sự của Mỹ - một thực tế đã được công ty tình báo và công nghệ vũ trụ Mỹ Maxar tiết lộ.

Nhưng trong một cuộc phỏng vấn với RFA, Giáo sư John Blaxland, chuyên gia nghiên cứu tình báo và an ninh quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Australia, cho rằng phát hiện vệ tinh mới nhất này có thể là chủ ý của Trung Quốc nhằm gửi một thông điệp tới cả Mỹ và Đài Loan.

Hình ảnh vệ tinh chụp vào tháng 10 nhưng chỉ được Maxar công bố hôm chủ nhật vừa qua (7/11) cho thấy các cấu trúc có hình dáng và kích cỡ giống như tàu sân bay và ít nhất hai tàu chiến khác trên sa mạc Taklamakan ở khu vực Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc.

Những hình ảnh này khiến người ta suy đoán rằng các mô hình mô phỏng này có thể được sử dụng làm mục tiêu huấn luyện cho tên lửa đạn đạo diệt hạm (ASBM) của Trung Quốc trong trường hợp đụng độ với hải quân Mỹ. Tuy nhiên khi được hỏi về vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân lại nói rằng ông ta “không biết đến vấn đề này”.

Trung Quốc đã và đang phát triển các hệ thống tên lửa đạn đạo diệt hạm trong những năm gần đây trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở các vùng biển xung quanh bao gồm Biển Đông và khu vực eo biển Đài Loan.

“Trung Quốc chắc chắn biết rằng Mỹ có năng lực giám sát những diễn biến quan trọng trên mặt đất thông qua vệ tinh” – GS Blaxland nói và bình luận thêm rằng: “Họ biết nó [trường bắn] sẽ bị phát hiện”.

“Và họ rất vui khi gửi qua đó tín hiệu tới Mỹ rằng họ đã sẵn sàng đối đầu, tấn công và tiêu diệt các tàu sân bay của Mỹ - những nền tảng quân sự thống trị đã giúp nước Mỹ thể hiện sức mạnh trên phạm vi toàn cầu mà không gặp thách thức kể từ năm 1945” – ông Blaxland nói.

Aircraft carrier target 2 Maxar.jpeg
Hình ảnh vệ tinh do Maxar Technologies cung cấp cho thấy một khu vực có hình tàu sân bay ở huyện Nhược Khương, Trung Quốc. Ảnh chụp 20/10/ 2021. Ảnh: Maxar Technologies/AP

USNI News, một cổng thông tin chuyên về Hải quân Mỹ, cho biết cái mà họ gọi là trường bắn bao gồm một mô hình mô phỏng theo đúng kích cỡ thật tàu sân bay của Mỹ  và mô hình mô phỏng của ít nhất hai tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Theo cổng thông tin này, trường bắn này cũng có "một hệ thống đường ray lớn”.

USNI News lưu ý rằng hình ảnh do Maxar chụp ngày 9/10/2021 cho thấy một mục tiêu dài 75 mét cùng các trang thiết bị nằm trên một đường ray rộng sáu mét. Đường ray này giúp mục tiêu di chuyển và cho phép kiểm tra việc phát hiện và nhận diện mục tiêu.

“Trường bắn mới này cho thấy Trung Quốc tiếp tục tập trung đầu tư cho năng lực chống tàu sân bay, trong đó chú trọng vào các tàu chiến của Hải quân Mỹ” - USNI News nhận định.

Giáo sư Blaxland cho biết việc xây dựng trường bắn này “dường như là một nỗ lực khá công phu” vì rất tốn kém để xây dựng các mô hình mô phỏng chuyển động có quy mô giống thật như vậy.

“Tôi đã nghĩ rằng họ có thể mô phỏng với các hệ thống do máy tính tạo ra mà không cần phải làm tới mức thái quá như vậy. Nhưng việc thử nghiệm ở bên ngoài, trên một mục tiêu lớn mô phỏng một tàu sân bay  đang di chuyển trên sa mạc là chắc chắn là hiệu quả với họ” – ông nói.

“Hơn nữa, chắc hẳn Trung Quốc cảm thấy rằng tiền không là vấn đề khi cần gửi thông điệp thách thức sự thống trị của hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương”- Giáo sư Blaxland nói thêm.

Trung Quốc dựng các mô hình mô phỏng tàu chiến Mỹ làm mục tiêu huấn luyện cho tên lửa đạn đạo diệt hạm. Ảnh: Reuters
Trung Quốc dựng các mô hình mô phỏng tàu chiến Mỹ làm mục tiêu huấn luyện cho tên lửa đạn đạo diệt hạm. Ảnh: Reuters

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan

Tin tức về trường bắn cho tên lửa đạn đạo của Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan trong những tháng gần đây.

Chỉ trong năm ngày đầu tháng 10, Đài Loan đã ghi nhận khoảng 150 lần xâm nhập của máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và các loại máy bay quân sự khác của Trung Quốc vào Khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) của quốc đảo này. Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Khâu Quốc Chính vào ngày 6/10 đã thừa nhận rằng căng thẳng với Trung Quốc đang “ở mức tồi tệ nhất trong vòng 40 năm”.

Hôm thứ bảy tuần trước, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết 16 máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã tiến vào khu vực nhận diện phòng không của nước này.

Theo Giáo sư Blaxland, việc xây trường bắn mới cho tên lửa đạn đạo cũng có thể là một hình thức phô diễn sức mạnh quân sự của Trung Quốc nhằm “tăng cường sự đe dọa đối với Đài Loan”.

“Nó gửi một tín hiệu rất lớn đến Hoa Kỳ rằng nếu họ muốn tiếp tục cuộc chơi và vẫn là một cường quốc nổi bật và dẫn đầu ở Đông Á trong việc hỗ trợ các đồng minh, họ sẽ cần có một cách tiếp cận khác trước một cách đáng kể và gia tăng nội lực ”- ông này nói.

Trung Quốc đã và đang phát triển một số chương trình tên lửa đạn đạo diệt hạm. Báo cáo thường niên mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ về quân đội Trung Quốc cho biết, vào tháng 7/2019, quân đội Trung Quốc được khẳng định là đã “thực hiện bắn đạn thật lần đầu tiên vào Biển Đông và bắn sáu tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D vào vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa”.

Đồng thời, Quân đội Trung Quốc đang tìm cách phát triển tên lửa DF-26 - một loại tên lửa đạn đạo diệt hạm tầm xa hơn đặt trên đất liền, cũng như các tên lửa diệt hạm có thể bắn từ máy bay và tàu chiến.

“Về mặt số lượng, Hoa Kỳ hiện đã bị Trung Quốc làm lu mờ, vì vậy họ cần phải xây dựng năng lực quân sự truyền thống của mình” – Giáo sư Blaxland nói.

“Thực tế này cũng có một tác động đáng kể đối với các đồng minh của Mỹ và đó là một trong những lý do tại sao Úc gấp rút hơn trong việc xây dựng năng lực quân sự và mua tàu ngầm dẫn động hạt nhân” – ông nhận định.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
10/11/2021 11:57

Chẳng sao cả... càng tốt... voi Tàu Cộng càng vẫy vùng, voi Tàu Cộng càng vùng vẫy, càng sa lầy trong bùn lầy .

Đảng cờ đỏ Búa Liềm Tàu Cộng, độc đảng, độc tài... độc bọn bất tài, bất lực, bất lương... tham, ngu, hèn, ác, láo... càng độc quyền, độc diễn
các màn răn đe, đe dọa, cảnh cáo các nước tự do, dân chủ.. đa đảng, đa tài... đa năng, đa lực, đa hiệu... đa chiều, đa chiêu ...

Gió càng đổi chiều, Mỹ càng đổi chiêu... vừa đánh, vừa rút, vừa thắng ... quân đội Mỹ vừa tiến quân đánh, tư bản Mỹ vừa rút vốn đầu tư, nhân dân Mỹ vừa thắng ... thọc huyết " Con bò " mâu dịch thặng dư bất lương, thương mại bất chính, kinh tế bất công của Đảng Búa Liềm Tàu Cộng, và cắt cái " Luỡi bò " xâm lăng quân sự của Đảng Tàu Cộng Búa Liềm ở Biển Đông.

Thông điệp của nhân dân Hoa Kỳ, của Tổng thống Joe Biden ...Tạp Cạn Bình ! Go ahead ! Make my day !

Annymous
10/11/2021 18:26

Thật ra TRUNG CỘNG hoặc VIỆT CỘNG đều cùng chung tạo ra từ một LÒ ĐÚC.
Bản chất của CS CỜ ĐỎ, BÚA LIỀM là THAM, LÁO, LỪA, ÁC, GIAN, HÈN, CƯỚP, HÚT MÁU VÀ ĂN TRÊN XƯƠNG MÁU CỦA DÂN.