Trong nỗi đau tột cùng, sư thầy tìm công lý cho anh qua đời nghi bị công an tra tấn

RFA
2024.04.26
Trong nỗi đau tột cùng, sư thầy tìm công lý cho anh qua đời nghi bị công an tra tấn Tỳ kheo Thích Minh Vương cùng di ảnh của anh ruột (trái) và thi thể bầm tím của nạn nhân
Photo: RFA

Đang nghỉ ngơi ở chùa Phúc Long sau một ngày dài tu tập, thầy Thích Minh Vương nhận được cuộc gọi của người thân báo tin anh ruột đã tử vong ở bệnh viện, chỉ vài tiếng sau khi làm việc với Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

"Thy không ththở được khi nghe tin anh mt, nghn cng tim. Đệ tử đã đỡ thy và chthy cùng gia đình ra sân bay lin," tỳ kheo Thích Minh Vương (thế danh Vũ Hoàng Phú) một tháng sau vụ việc vẫn nhớ như in khoảnh khắc của ngày hôm đó.

Nạn nhân trong vụ việc là ông Vũ Minh Đức, 31 tuổi, từ Ninh Bình vào lập nghiệp tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai từ mấy năm qua, có vợ và hai người con.

Trong buổi sáng ngày 22/3, vợ và anh ruột đưa ông Đức đến Công an huyện Long Thành theo giấy triệu tập với mục đích làm vic vmt vgây ri trt tcông cng xy ra ti xã An Phước hi đầu tháng 10/2023, nhưng không hề biết đó là lần cuối cùng anh em, vợ chồng họ gặp nhau. 

Ông Đức được đưa vào phòng làm việc lúc 10 giờ 30 sáng, người thân bị yêu cầu ra ngoài. Đến 15 giờ, điều tra viên gọi điện yêu cầu vợ ông lên trụ sở để ký một số giấy tờ “liên quan bệnh lý.”

Khi người vợ đến, điều tra viên nói đã đưa ông Đức vào Bệnh viện Đa khoa huyện Long Thành cấp cứu do ông bị ngất xỉu trong quá trình làm việc.

Ông sau đó được chuyển viện lên tuyến trên ở TPHCM. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ thông báo cho người nhà biết, ông Đức đã qua đời lúc 21 giờ 30 cùng ngày, tức là 13 tiếng sau khi làm việc với công an huyện.

Tuy nhiên, giấy chứng tử của Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp thể hiện, ông Đức tử vong vào lúc 23 giờ với nguyên nhân tử vong là hôn mê sau ngưng hô hấp tuần hoàn theo dõi tổn thương não sau ngưng tim; suy thận cấp (tổn thương thận cấp); suy gan cấp (tổn thương gan cấp), tổn thương phần mềm đùi phải, trái.

Thân thể đầy dấu vết của tra tấn

Thầy Thích Minh Vương đáp chuyến bay sớm nhất từ Ninh Bình vào TPHCM để chứng kiến Viện Pháp Y Quốc gia của Bộ Y tế phối hợp cùng công an huyện Long Thành và tỉnh Đồng Nai tiến hành khám nghiệm tử thi nạn nhân vào chiều 23/03 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, một ngày sau vụ việc. 

Trong khi vợ ông Đức vật vã khóc thương trong phòng lạnh ở nhà xác bệnh viện, vị tỳ kheo này nén nỗi đau chứng kiến việc khám nghiệm tử thi anh mình từ đầu đến cuối.

Từ trực quan có thể thấy, thi thể có rất nhiều vết bầm tím, trong khi trên cổ tay có các vết xước chéo mà gia đình cho rằng do còng số 8 để lại khi bị treo ngược lên cao, các tù nhân từng trải nghiệm kiểu tra tấn này của công an gọi nó là "treo cánh tiên."

Khoang ngực phải của ông Đức có một vết bầm kích thước 4x3 cm, trong khi vùng da bên ngoài có nhiều vết xước và bị lún. Mông và hai đùi cũng bị bầm dập, tím đen.

Không thtin được khi trên đồn công an vmà li dn đến cái mc độ như thế. Mt sự đau thương không mt tngnào có thdin tả được, không mt ai mà chu đựng ni, mthì ngt, vthì điêu đứng, các cháu cứ đòi b, vị tu hành này hồi tưởng lại.

Ông Đức là một thanh niên cường tráng, có sức khỏe tốt, không có tiền sử sử dụng chất kích thích và hoàn toàn không có bệnh nền.

"Khi lên đồn công an trong tay công an huyn Long Thành thì không gp thêm mt ln nào na. Khi gia đình gp li là gp mt cái xác,” thầy Thích Minh Vương nghẹn ngào.

Tình trạng chết trong nhà tạm giữ/tạm giam của công an

Chet trong don cong an 2018.png

Hình minh hoạ: Nạn nhân chết trong đồn công an trong năm 2018 (Fb)

Ông Đức là trường hợp mới nhất về tình trạng công dân chết bất thường trong đồn công an hay nhà tạm giữ/tạm giam ở nhiều địa phương trong nhiều năm gần đây, cho dù Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT) của Liên Hiệp quốc từ năm 2015.

Việt Nam ký công ước vào ngày 7/11/2013 và được Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn một năm sau đó. Đây được cho là một trong 9 công ước cốt lõi về quyền con người của LHQ. Trong khoảng thời gian này, tình trạng nghi can, nghi phạm, và tù nhân bị chết ở mức báo động.

Báo Thanh Niên hồi tháng 3/2015 đưa tin trong một phiên họp của Quốc hội, trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm báo cáo cho biết, từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2014 đã xảy ra 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên toàn quốc.

Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát. Từ đó, không có thêm báo cáo nào từ cơ quan chức năng được đưa ra.

Thu thập tin tức trên các phương tiện truyền thông dưới sự quản lý của nhà nước, phóng viên nhận thấy trong năm 2018 có ít nhất 11 người bị chết trong các cơ sở giam giữ của Bộ Công an.

Từ năm 2020 đến nay, tức là từ khi Việt Nam có báo cáo giữa kỳ về thực hiện CAT (2019) đến ngày 19/4 vừa qua, khi Hà Nội gửi báo cáo thứ hai, có ít nhất 14 trường hợp như vậy được báo chí nhà nước đưa tin. Trong số này, có ba trường hợp cơ quan công an cho là tự sát trong khi gia đình nạn nhân nghi ngờ kết luận này của lực lượng thực thi pháp luật.

Trong trường hợp ông Vũ Minh Đức, hai ngày sau khi người này tử vong, Công an tỉnh Đồng Nai đã đình chỉ công tác đối với đại uý Thái Thanh Thương và điều tra viên Lưu Quang Trung để phục vụ điều tra làm sáng tỏ cái chết của ông.

Tuy nhiên, cho đến nay, gia đình chưa nhận được thông tin gì về vụ việc từ nhà chức trách địa phương, kể cả kết luận giám định tử thi. Gia đình cũng chưa nhận được lời xin lỗi hay thăm hỏi từ Công an huyện Long Thành và tỉnh Đồng Nai.

Sư thầy Thích Minh Vương trong một tháng qua đã ba lần gửi đơn cho các cơ quan có thẩm quyền và gửi đích danh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với 25 bộ đơn và các hình ảnh có dấu vết nghi bị nhục hình của nạn nhân, nhưng không nhận được hồi đáp. 

Phóng viên ngày 26/4 gọi điện cho Công an huyện Long Thành để hỏi thông tin, tuy nhiên cán bô trực điện thoại yêu cầu phóng viên mang giấy giới thiệu đến trụ sở để được cung cấp thông tin.

Chính phủ đổ cho hạn chế của cán bộ cấp cơ sở

Chính phủ Việt Nam ngày 19/4 vừa qua gửi Báo cáo lần thứ 2 về thực thi CAT đến Liên Hiệp quốc cho biết, thời gian qua toà án cấp sơ thẩm đã tiếp nhận 6 vụ án với 15 bị cáo với cáo buộc “dùng nhục hình” theo Điều 373 Bộ luật Hình sự 2015, trong đó đã xét xử 05 vụ án hình sự đối với 12 bị cáo, và kết án một cán bộ trại giam 9 năm tù giam, ba người khác bị án từ ba năm đến bảy năm, và tám cán bộ khác với thời hạn tù từ hai đến ba năm.

Trong báo cáo, Chính phủ Việt Nam nói rằng đã ban hành hàng chục luật và các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tốt hơn quyền con người nói chung và ngăn ngừa, trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn nói riêng.

Theo đó, Bộ Công an đã triển khai lắp đặt thiết bị ghi hình trong nhiều phòng hỏi cung để ghi âm ghi hình nhằm ngăn ngừa hành vi tra tấn.

Báo cáo cũng thừa nhận Việt Nam còn một số vấn đề nội tại cần được quan tâm giải quyết, đó là

cơ cu tchc và cán b, đặc bit là cán bcp cơ scòn nhng hn chế nht định vnăng lc, nhn thc, cn trvic thc hin yêu cu trong mt stình hình mi; sphi hp gia các b, ngành liên quan trong vic xây dng các văn bn quy phm pháp lut vquyn con người, chng tra tn chưa kp thi, cht ch, khiến quá trình son tho kéo dài, cht lượng ni dung gim sút.”

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người hiện đang tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ cho biết, từ khi tham gia Công ước Chống tra tấn, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 theo hướng chú trọng đến chống tra tấn và bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, việc thực hiện trên thực tế vẫn còn khoảng cách không nhỏ.

Đã có mt stiến bộ đáng kso vi lut trước. Tuy nhiên, thc tế thì không phi là như vy bi chúng ta hin nay vn còn nghe còn thông tin chính thc ca nhà nước là có nhng trường hp đang khe mnh tnhiên vô trong đồn công an ra thì chết, không phải tự nhiên người ta chết, đó là do người ta tra tn và chết.”

Từ kinh nghiệm bào chữa nhiều năm trong các vụ án hình sự ở trong nước, ông Miếng khẳng định việc tra tấn như trường hợp của ông Vũ Minh Đức xảy ra bắt đầu từ giai đoạn tiền tố tụng, tức là thời điểm công an mời/triệu tập hay thậm chí là bắt cóc đương sự rồi đưa về đồn để dùng “các biện pháp nghiệp vụ” buộc phải nhận tội.

Sau khi có sự thú nhận của đương sự, công an sẽ đưa những tài liệu đó cho phía Viện kiểm sát để phê chuẩn lệnh bắt cho phù hợp với luật.

Theo ông, vấn nạn tra tấn có nguyên do từ ham muốn phá án của cơ quan công an để lấy thành tích bất chấp việc vi phạm quy trình tố tụng.

Luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh dẫn lại vụ án tranh chấp đất đai của người dân với quân đội ở xã Đồng Tâm, mà ông là một trong số các luật sư bào chữa để làm minh chứng cho hành động tra tấn nghi phạm của cơ quan điều tra nhưng không bị trừng phạt. Ông nói:

"Trong s29 người dân phi ra tòa, thì có đến 19 người xác nhn ti tòa đã btra tn dã man, bị đánh đập trong đêm khuya, bị đổ nước vào ca mình (n), không được chăm sóc y tế khi tra tn bthương tích…”

Trong vụ này, ngoài cụ Lê Đình Kình - thủ lĩnh tinh thần của người Đồng Tâm bị cảnh sát cơ động bắn chết ngay tại phòng ngủ, hai con trai của ông cũng phải nhận bản án tử hình, người cháu lãnh án chung thân và các bản án tù dài hạn khác nhau.

Giải pháp

Dao Ba Cuong.jpeg

Ông Đào Bá Cường bị kết án 2 năm tù vì đòi công lý cho con trai Đào Bá Phi- người chết một cách bất minh trong đồn công an ở Phú Yên năm 2022 (CAND)

Để giảm các hành vi tra tấn, dùng nhục hình của cơ quan điều tra, Chính phủ kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao tính tương thích của pháp luật Việt Nam với các quy định của Công ước Chống tra tấn và phù hợp với khuyến nghị của Ủy ban Chống tra tấn.

Ngoài ra, việc đào tạo cho cán bộ tư pháp, điều tra viên về phòng chống tra tấn trong hoạt động tư pháp cũng sẽ được chú trọng bên cạnh việc thanh tra và  tiếp nhận, xử lý thông tin về các trường hợp liên quan đến tra tấn, cưỡng bức, dùng nhục hình, làm chết người trong khi thi hành công vụ.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết, các cơ quan chức năng cần phải thực thi nghiêm chỉnh Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành và luật sư phải được hiện diện trong tất cả các giai đoạn tố tụng để có thể giảm vấn đề nhức nhối tồn tại trong rất nhiều năm qua.

Theo ông, nếu thấy có bất cứ một vi phạm nào trong quá trình tố tụng thì phải vô hiệu hóa kết quả điều tra và trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại.

Còn luật sư Mạnh kiến nghị "tách cơ quan giam gira khi cơ quan công an", bên cạnh đó thiết bị ghi âm, ghi hình ở phòng hỏi cung lúc nào cũng phải hoạt động và đồng thời phải "giáo dc và trng pht nghiêm khc mi trường hp phát hin tình trng công an tra tn hoc đối xvô nhân đạo vi nghi can.”

Sư thầy Thích Minh Vương đồng tình với kiến nghị này của luật sư để không còn những trường hợp tử vong bất thường như người thân của ông sau khi làm việc với công an.

Cũng mong khi mà làm vic như vy thì công dân s được kêu được phép mi lut sư hay là được phép cho gia đình vào trong ngi để được xem các đồng chí làm vic, phc vụ điu tra như thế nào cũng như là điu tra và trng pht tht nng nhng người đã thc thi pháp lut mà làm sai so vi quy ước quc tế,” vị tu hành nói.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Tiêu Cà Mau
26/04/2024 11:09

Cho dù Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước Chống tra tấn. Nhưng tánh côn đồ chợ búa cuả Tổng bí bư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Công an Tô Lâm vẫn còn quen thói với các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo nhưng không hiểu vì sao chúng không bị Ủy Viên Trung Ương Đảng bù nhìn tay sai của ta chế tài thì lấy ai bảo vệ dân ta.

Sư thầy Thích Minh Vương trong một tháng qua đã ba lần gửi đơn cho các cơ quan có thẩm quyền và gửi đích danh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với 25 bộ đơn và các hình ảnh có dấu vết nghi bị nhục hình của nạn nhân, nhưng không nhận được hồi đáp.

Cho thấy Tổng bí thư đường phố Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Côn an đồ Tô Lâm được đào tạo huấn luyện ở trong sở thú Hồ Chí Minh nên bị nhiễm thú tính Hồ Chí Minh mất hết tính người, mất hết lương tri nên mới đối xử với dân cuả mình tàng nhẩn vô nhân đạo mất hết nhân tính, tính người xin Tổng bí thư đường phố Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Côn an đồ Tô Lâm hãy so sánh với loài thú để thấy mức độ tàng ác vô nhân đạo cuả 2 ông.

vietconghanoi
27/04/2024 10:35

Nguyễn phú trọng & tô lâm cùng đám đệ tử côn an ĐÃ - ĐANG & SẼ : chúng đang học tập đường lối cai trị đẫm máu của Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Lê dức thọ, Lê Khả Phiêu “Hoàng Tùng (Biên tập/Tổng biên tập Nhân Dân (1951-1982); Ủy viên BCH/TUĐ (1976-82)-pnn) đã viết trong hồi ký:
“… Mùa hè năm 1952, Mao Trạch Đông và Stalin gọi Bác sang, nhất định bắt phải cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa Bác mới quyết định phải thực hiện… Họ (Stalin, Mao) muốn qua cải cách ruộng đất để “chỉnh đốn” lại Đảng ta. (Trích đăng từ hồi ký Hoàng Tùng “Vài chuyện về Bác Hồ với Trung Quốc –Pnn). “Trung Quốc đã rắp tâm đưa đảng cộng sản Việt Nam vào quỹ đạo của Trung quốc như bóng với hình” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, Người Việt Books, US, 2014. Trang 95).
Đến đây chúng ta có thể kết luận không sợ sai lầm: Chính Hồ Chí Minh chứ không ai khác là tác nhân “xây dựng/lãnh đạo/điều hành” toàn diện các kế hoạch của đảng cộng sản Việt Nam từ ngày thành hình (3 Tháng Hai 1930) qua các giai đoạn cao trào cũng như thoái trào của tổ chức chính trị bạo lực nầy.
Tiến trình nầy hiện thực cụ thể trong “Chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất” khởi động từ 1953 đến năm 1956 như trên đã đề cập với những nhân sự điển hình: “Phá đảng lừng danh quân Đặng Thí. Giết người khét tiếng gã Chu Biên” (Đèn Cù, trang 111).
Những tên sát nhân thành danh nầy không hề bị trừng phạt, trái lại được tưởng thưởng do công lao “xây dựng chế độ” với thành tích: “Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ Tĩnh, bắt ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng dưới sân gằn giọng.. “Tao với mi không mẹ, không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi”.
Chu Biên được đề bạt thứ trưởng nông nghiệp do “nhiệt tình cách mạng”. (Đèn Cù, trang 111) và Đặng Thí được đề cử vào BCH/TUĐ khóa 1967-1982 cùng với Hoàng Tùng, đồng nghiệp, đồng chí thân thiết của “nhà văn” Trần Đĩnh trong ban biên tập báo Nhân Dân từ 1951.
Thế nên, tôi có ý nghĩ: “Phải chăng do không muốn dính dấp với loại “nhà văn/nhà thơ” của Hà Nội (Trần Đĩnh, Tô Hoài, Chế Lan Viên, Tố Hữu…) nên tác giả Phan Thúy Hà đã từ chối danh tính “nhà văn” trong lần phát biểu tại College de France trong ngày 8 Tháng Sáu 2023?! Hy vọng tôi ước đoán không sai.
Tóm lại, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Lê Khả Phiêu… Tất cả tập đoàn bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam nơi Hà Nội, ở Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R) là (đích) thủ phạm hàng đầu của (nhiều) lần tàn sát tập thể Người Dân Việt Nam một cách có hệ thống kể từ ngày đảng cộng sản thành lập (3 Tháng Hai 1930) dẫu tay họ không hề dính máu của ai. Nhưng “Tội Ác Đảng Cộng Sản” không ngừng lại tại Ngày 30 Tháng Tư, 1975 với 600,000 người Việt chết trên đường vượt biên, vượt biển bởi kế hoạch “công an tổ chức vượt biên-công an bán bãi vượt biên-công an tàn sát vượt biên”. Tội ác đúng sách lược, có chỉ tiêu hôm nay (Thế Kỷ 21) vẫn đang tiếp tục.